intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề trong sản phụ khoa (Phần 1)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

444
lượt xem
156
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.PARA: 4 số A,B,C,D. A: số lần sanh con đủ tháng B: số lần sanh con thiếu tháng C: số lần sẩy thai tự nhiên hoặc hút thai D: số con hiện còn sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề trong sản phụ khoa (Phần 1)

  1. Những vấn đề trong sản phụ khoa (Phần 1) 1.PARA: 4 số A,B,C,D. A: số lần sanh con đủ tháng B: số lần sanh con thiếu tháng C: số lần sẩy thai tự nhiên hoặc hút thai D: số con hiện còn sống. 2.7 d/h hướng tới có thai: - trễ kinh - thay đổi ở vú - ốm nghén - cảm giác thai máy - đổi màu niêm mạc và da ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung - tăng sắc tố ở da - rối loạn tiết niệu. 3.7 d/h có thể có thai: - bụng lớn - thay đổi ở tử cung
  2. - cổ tử cung mềm - cơn gò Braxton - Hicks - bập bềnh thai - sờ được dạng thai - hCG (+) (Human Chorionic Gonadotropin). 4.3 d/h chắc chắn có thai: - tim thai - cử động thai - siêu âm. 5.Lịch khám thai: tối thiểu mỗi 3 tháng khám 1 lần. Nếu có thể thì mỗi tháng khám 1 lần. * Lần khám đầu tiên: - xác định có thai không? - lần mang thai trước: sanh/ mổ? thai: cân nặng, đủ/thiếu tháng? mẹ có bệnh kèm theo (tiểu đường, CHA, nhiễm trùng tiểu..)? - lần mang thai này: bệnh nội kèm theo? phụ (u buồng trứng, nhân xơ tử cung, bất thường CTC..)? nhiễm (HIV, giang mai, Chlamydia trachomatic..)? => điều trị bệnh lý (nếu có) - thói quen của mẹ: rượu? thuốc lá? dùng thuốc? - đánh giá nên tiếp hay chấm dứt thai kỳ
  3. - tư vấn chế độ sinh hoạt - hướng dẫn sản phụ phát hiện những tr/c nguy hiểm - trả lời thắc mắc - hẹn tái khám - hẹn lịch tiêm ngừa uốn ván. * Những lần khám tiếp theo: - đánh giá sức khỏe, phát hiện bệnh lý sản phụ - đánh giá sức khỏe & sự phát triển của thai - trả lời thắc mắc - hẹn tái khám & tiêm ngừa uốn ván. 3 Tháng đầu: _ khám 1 lần. Siêu âm vào khoảng tuần thứ 7 để xác định tuổi thai, tính ngày dự sanh _ Lam các xét nghiệm như: HBsAg (viêm gan siêu vi), giang mai, HIV... 3 tháng giữa: _ 1 tháng khám 1 lần _ Siêu âm: tuần 16 xem thai nhi phát triển như thế nào _ Chích VAT 2 lần, cách nhau 1-1,5 tháng 3 tháng cuối: _ Tháng thứ 7: 1lần
  4. _ Tháng thứ 8: 2lần _ Tháng thứ 9: 1 tuần/1lần Thai đủ ngày tháng: trung bình 40 tuần (dao động 38-42 tuần) kể từ kinh cuối 6.Các phương pháp tính tuổi thai: 1) theo ngày đầu của chu kỳ kinh cuối (đk: chu kỳ kinh 28 ngày, đều, sản phụ phải nhớ ngày kinh cuối) -> CT Nagele: * N+7, T-3, N+1 (tháng 4->12) * N+7, T-3, N+0 (tháng 1,2,3). 2) theo SA ở 3 tháng đầu thai kỳ (tin cậy), 3 tháng giữa or 3 tháng cuối thai kỳ (k chính xác) 3) Theo bề cao tử cung (k chính xác) -> CT: (BCTC/4) + 1 = tuổi thai (tháng). 7.Các xét nghiệm cần làm khi có thai: 1. CTM: Hb, Hct 2. Nhóm máu, yếu tố Rh 3. Đường huyết 4. HIV (Human Immunodeficiency Virus), HBsAg (Hepatitis B surface Antigen), VDRL (Venereal Disease Research Laboratory)
  5. 5. Siêu âm thai 6. Tổng phân tích nước tiểu. 8.8 tr/c nguy hiểm khi có thai: nếu sản phụ có 1 trong những d/h này thì nên đến khám tại cơ sở y tế ngay. 1. XH âm đạo (nn: sẩy thai, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, nhau bong non..) 2. Sưng tay & mặt - sưng nhiều & nhanh (nn: tiền sản giật, bệnh tim mạch, bệnh thận..) 3. Đau rát đường tiểu (nn: nhiễm trùng đường tiểu..) 4. Nhức đầu nhiều, mờ mắt đột ngột (nn: tiền sản giật..) 5. sốt, nổi ban (nn: nhiễm trùng..) 6. đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn (P) (tiền sản giật, h/c HELLP) 7. nôn ói nhiều 8. đau bụng dưới nhiều & không giảm khi nghỉ ngơi (nn: sẩy thai, thai ngoài tử cung, chuyển dạ sanh non..). 9.Thai kỳ nguy cơ cao: - đn: TKNCC là thai kỳ có kèm theo 1 or nhiều bất thường có thể gây nguy hiểm (or tử vong) cho mẹ or/và con. Những tr/h thuộc nhóm thai kỳ nguy cơ cao phải được theo dõi sanh tại nơi có điều kiện phẫu thuật. - các tr/h được xếp vào TKNCC: @ tình trạng người mẹ: 1. tuổi < 18 or > 35
  6. 2. chiều cao < 140cm 3. khung chậu bất thường: khung chậu hẹp, khung chậu méo.. 4. đã sanh từ 5 lần trở lên 5. tiền căn: thai suy dinh dưỡng trong tử cung, thai chết trong tử cung, thai dị dạng, sẩy thai liên tiếp.. 6. tiền căn sanh non, sanh hút, sanh forceps 7. tiền căn mổ lấy thai, bóc nhân xơ, mổ thai ngoài tử cung đoạn kẽ 8. bệnh lý nội khoa đang có: tiểu đường, bệnh tim, CHA.. 9. bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai, herpes, HIV.. 10. điều trị hiếm muộn. @ bất thường khi có thai: 1. bệnh lý: tiền sản giật, sản giật, thiếu máu.. 2. nhau tiền đạo, nhau bong non 3. chuyển dạ sanh non 4. đa thai, đa ối 5. ối vỡ non, ối vỡ sớm 6. ngôi bất thường: ngôi mông, ngôi mặt, ngôi trán.. 7. thai to, thai suy dinh dưỡng trong tử cung. 10.5 tai biến sản khoa: 1. băng huyết sau sanh
  7. 2. tiền sản giật, sản giật 3. vỡ tử cung 4. nhiễm trùng hậu sản 5. uốn ván rốn. 11.Sản giật: - 3 nn có thể gây tử vong: 1. XH não - màng não 2. phù phổi cấp 3. nhau bong non. - các bước tiến hành cấp cứu: 1. đặt cây ngáng lưỡi vào miệng sản phụ: tránh để sản phụ cắn vào lưỡi của mình 2. giữ sản phụ: tránh để sản phụ ngã, có thể bị chấn thương 3. dùng thuốc cắt cơn giật: thường dùng Seduxen 10mg TB/ TMC 4. cho sản phụ thở oxy: tăng lượng oxy trong máu về não 5. thuốc hạ áp 6. dùng thuốc phòng ngừa cơn giật: Magnesium sulfate 7. đánh giá sức khỏe của thai 8. quyết định thời điểm & phương thức chấm dứt thai kỳ.
  8. 12.Cấp cứu BHSS do đờ tử cung: 1. cho BN nằm đầu thấp: tăng lượng máu về não 2. cho BN thở oxy: tăng lượng oxy về não và các cơ quan quan trọng khác 3. ghi nhận mạch & HA: đánh giá mức độ trầm trọng của tình trạng mất máu và đáp ứng của BN với quá trình điều trị 4. đặt thông tiểu: nếu BQ đầy thì tử cung co hồi không tốt, phát hiện sớm tình trạng suy thận 5. lập 2 đường truyền: khôi phục thể tích tuần hoàn 6. truyền dịch (đẳng trương or ưu trương): khôi phục thể tích tuần hoàn 7. truyền máu: khôi phục thể tích tuần hoàn 8. bóc nhau (nếu nhau chưa bong): giúp tử cung co tốt 9. dùng thuốc tăng co cơ tử cung: giúp co bóp cơ tử cung. Điều trị tình trạng băng huyết do đờ tử cung 10. xoa đáy tử cung: tăng co bóp tử cung. Điều trị tình trạng băng huyết do đờ tử cung 11. dùng kẹp hình tim kẹp ở vị trí 3h & 9h (ĐM tử cung): làm giảm lượng máu mất 12. thắt ĐM tử cung 13. thắt ĐM hạ vị 14. cắt tử cung toàn phần: nhau cài răng lược, điều trị nội khoa không đáp ứng. 13.Các pp tính trọng lượng thai:
  9. - CT cổ điển: (BCTC + VB)/4 x 100 = X (g) (+/- 300g) - CT Mc Donald: + ối chưa vỡ: (BCTC - 12) x 155 = X(g) (+/- 200g) + ối đã vỡ: (BCTC - 11) x 155 = X(g) (+/- 200g). - siêu âm. 14.Xác định thai đã trưởng thành: - theo đường kính lưỡng đỉnh (BPD: BiParietal Diameter) & chiều dài xương đùi (FL: Femur Length): khi BPD >= 90mm &/or FL >= 70mm -> đa số thai đã trưởng thành. - độ trưởng thành của bánh nhau: khi bánh nhau trưởng thành độ 3, đa số thai đã trưởng thành. 15.các pp đánh giá sức khỏe của thai: 1. đếm cử động thai 2. nghe tim thai (bằng ống nghe Pinard hoặc bằng máy) 3. siêu âm thai 4. Non stress test 5. Oxytocin challenger (OCT). 16.Các d/h nghi ngờ thai to: 1. tiền căn sanh con to
  10. 2. bề cao tử cung > 35cm 3. tiền căn bị bệnh đái tháo đường 4. tăng cân trong thai kỳ nhiều > 15kg 5. thai quá ngày. 17.Độ lọt của thai (ngôi chẩm): - mục đích: 1. đánh giá sự tiến triển của chuyển dạ 2. đánh giá điều kiện để thực hiện thủ thuật 3. đánh giá kết quả của nghiệm pháp lọt 4. là yếu tố tiên lượng cuộc sanh. - các pp xác định độ lọt của thai: 1. khám âm đạo: tìm mối tương quan giữa 'phần thấp nhất của xg sọ thai nhi' với 2 gai hông 2. khám trên thành bụng (pp 5 ngón tay). - các d/h xác định thai đã lọt: 1. pp 5 ngón tay: < 2/5 2. khám âm đạo: +1 3. thì thứ 4 của thủ thuật Leopold: 2 bàn tay không hội tụ được 4. d/h Farabeuf: ngón tay không sờ được đốt sống cùng thứ 2 5. nghe tim thai: vị trí nghe tim thai rõ nhất cách bờ trên xương vệ < 7cm.
  11. 18.Ngôi mông: - phân loại: 1. ngôi mông đủ. Có thể TD sanh ngả âm đạo 2. ngôi mông thiếu: + kiểu mông. Có thể TD sanh ngả âm đạo. Nguy cơ sa dây rốn ít nhất + kiểu chân. Nên mổ lấy thai + kiểu gối. Nên mổ lấy thai. - đk thuận lợi cho sanh ngả âm đạo/ ngôi mông: 1. thai đủ tháng 2. trọng lượng thai lần này nhỏ hơn lần trước or TLT 2.800 - 3.200g 3. tiền căn có sanh ngôi mông 4. con rạ, trọng lượng của bé ở lần sanh trước lớn hơn lần này 5. đầu thai nhi cúi tốt 6. ngôi mông thiếu kiểu mông hoặc ngôi mông đủ 7. khung chậu rộng, đường kính trước sau của khung chậu trong >= 11,5cm 8. đỡ sanh ngôi mông phải được thực hiện ở nơi có điều kiện phẫu thuật 9. nhân viên y tế có kinh nghiệm đỡ sanh ngôi mông. 19.Những điều cần thực hiện khi theo dõi sanh ngả âm đạo: 1. đủ điều kiện sanh ngả âm đạo
  12. 2. phải duy trì cơn co tử cung tốt. Nếu cần có thể dùng Oxytocin để tạo cơn co tốt 3. tránh làm ối vỡ sớm 4. can thiệp đúng lúc 5. chỉ cho sanh khi cổ tử cung mở trọn & TSM giãn rộng 6. cố gắng giữ cho đầu thai nhi cúi thật tốt (tránh kẹt đầu hậu) 7. chỉ định cắt TSM rộng rãi 8. có bs nhi khoa hỗ trợ khi hồi sức sơ sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2