intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC

Chia sẻ: Hà Nguyễn Thúy Quỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

456
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NỘI DUNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Thực trạng vấn đề. II. Một vài ý kiến đưa ra nhằm giúp 1. Thí nghiệm biểu diễn. a. Vai trò của thí nghiệm biểu diễn. b. Ưu điểm của thí nghiệm biểu diễn. c. Yêu cầu của thí nghiệm biểu diễn. 2. Thí nghiệm thực hành. a. Mục đích của dạy học thực hành. b. Vai trò của dạy học thực hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC

  1. ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC NỘI DUNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Thực trạng vấn đề. II. Một vài ý kiến đưa ra nhằm giúp 1. Thí nghiệm biểu diễn. a. Vai trò của thí nghiệm biểu diễn. b. Ưu điểm của thí nghiệm biểu diễn. c. Yêu cầu của thí nghiệm biểu diễn. 2. Thí nghiệm thực hành. a. Mục đích của dạy học thực hành. b. Vai trò của dạy học thực hành. c. Ưu điểm của thí nghiệm thực hành. d. Những yêu cầu của thí nghiệm thực hành. III. Nội quy. IV. Các bước tiến hành thí nghiệm. C. NHẬN XÉT – KẾT LUẬN. D.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. E. DỰ KIẾN ĐỀ TÀI NĂM SAU.
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mục tiêu giáo dục của trường phổ thông là nhằm đào tạo lớp người lao động phát triển mới toàn diện, có đủ năng lực làm chủ và phát triển đất nước. Sự đào tạo giáo dục là quá trình thống nhất, đối tượng dạy và học bao giờ cũng là nội dung giáo dục trí tuệ cho thế hệ trẻ phục tương lai trong điều kiện hiện đại, dưới sự dạy dỗ, hướng dẫn của giáo viên các em có thêm nhiều kiến thức về lý thuyết, các em phải vận dụng kiến thức đó vào thực tế để chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết, do đó vấn đề thực hành có vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Hơn nữa, dạy học phải đảm bảo tính khoa học, tính Đảng cao, nghĩa là đảm bảo truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc, chính xác và khoa học gắn liền với thực tiển sinh động. Trong quá trình này, đội ngũ giáo viên gặp không ít khó khăn vì học sinh bước đầu làm quen với bộ môn hóa học, cho nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. Vì vậy, nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn hóa học, đội ngũ giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp và phải cho các em học sinh được kiểm tra, chứng minh những điều mình học bằng cách quan sát thí nghiệm và tận tay được làm những thí nghiệm đó. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học, nhất là dạy học bằng trực quan và thí nghiệm thực hành trong bộ môn hóa học ở trường phổ thông. Để góp phần đáp ứng tình hình trên, đồng thời cũng mu ốn trao đổi cùng quý thầy cô giảng dạy bộ môn hóa học về phương pháp dạy các bài có sử dụng thí nghiệm trực quan. Sau đây, tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm về việc dạy học môn hóa học bằng thí nghiệm thực hành mà bản thân tôi đã tích lũy trong những năm học tập và giảng dạy dưới mái trường phổ thông, đồng thời cũng góp phần nhỏ vào việc tìm phương pháp mới trong dạy học môn hóa học. Vì đây là kinh nghiệm của bản thân, do đó sẽ có nhiều thiếu sót, những điều chưa đề cặp đến, mong quý thầy cô góp ý thêm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Thực trạng của vấn đề: Trong thực tế hiện nay, nói đến truyền thụ kiến thức cho học sinh người ta nghĩ ngay đến hoạt động của giáo viên. Thực tế trong dạy học, việc dùng ngôn ngữ và dùng phương tiện trực quan, thực hành liên hệ khắng khích với nhau. Những nghiên cứu về tâm lý cho thấy: Lời nói được chứng minh bằng những điều tai nghe mắt thấy có thể giúp các em tìm tòi và sáng tạo. Đối với học sinh, hoạt động chủ yếu là làm thí nghiệm thực hành trong đời sống sản xuất, dẫn đến mối quan hệ học đi đôi với hành. Hiện nay việc sử dụng các tiết thực hành, các thí nghiệm biểu diễn còn hạn chế. Có nhiều trường hợp nên dùng phương pháp trực quan, các thí nghiệm mà chúng ta phải dạy chay. Do vậy vốn kiến thức bị tách rời làm cho học sinh chưa tin vào khoa học, học không hứng thú dẫn đến sự nhận thức bị hạn chế. Từ đó tôi thấy rằng các em rất muốn được quan sát các thí nghiệm, được biểu diễn, được tự tay làm thí nghiệm để chứng minh kiến thức đã học nhằm khắc sâu kiến thức, cho học sinh được làm thí nghiệm vào tiết thực hành. Hướng dẫn các em từng bước cách viết phương trình, biết giai toán, hơn nữa các em đã hứng thú hơn, và có sự nhận thức sâu hơn về môn hóa học. II. Một vài ý kiến đưa ra nhằm giúp dạy tốt các tiết thực hành cũng như thí nghiệm biểu diễn môn hóa học lớp 9 trường trung học cơ sở. Ngày nay, dạy học luôn theo hướng tăng cường tư duy, lí luận của học sinh. Trong hóa học việc quan sát và làm thí nghiệm thực hành là phương pháp tăng cường tư duy, lí luận của học sinh, tập cho học sinh phân tích toàn diện sự vật, hiện tượng. Hơn thế nữa, việc được quan sát và làm thí nghiệm còn có tác dụng khơi dậy ở các em lòng yêu
  3. thích bộ môn và sự tìm tòi để giải thích các hiện tượng được quan sát bằng kiến thức đã học. Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông người ta phân loại thí nghiệm như sau: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm thực hành của học sinh. Ngoài ra còn có một số thí nghiệm dùng trong ngoại khóa. Ở đây tôi chỉ đề cập đến hai loại thí nghiệm có tính chất chung va phổ biến đó là: 1. Thí nghi ệm biểu diễn: a. Vai trò của thí nghiệm biểu diễn: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được quan sát các hình ảnh cụ thể, các dấu hiệu của phản ứng hóa học và các ứng dụng hóa học thương 2được sử dụng trong giờ học. Con đường nhận thức này có ý nghĩa to lớn, nó phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, hoàn thiện tư duy ( phân tích, tổng hợp, so sánh…) hình thành những những kiến thức được cụ thể hơn.Từ đó giúp nâng cao chính bản thân học sinh, thể hiện tính tích cực độc lập ở mức độ cao trong quá trình học tâp. b. Ưu điểm của thí nghiệm biểu diễn: Đây là loại thí nghiệm do tự tay giáo viên làm do đó các thao tác rất mẫu mực nên có tác dụng hình thành ở học sinh kỹ năng làm thí nghiệm một cách chính xác hơn.Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn tốt, tốn ít thời gian, ít dụng cụ. Ngoài ra, có những thí nghiệm không nên để học sinh làm mà giáo viên cần trực tiếp làm, đó là những thí nghiệm phức tạp hoặc có dùng chất độc, chất nỗ. c. Yêu cầu của thí nghiệm biểu diễn: Khi tiến hành các thí nghiệm biểu diễn, giáo viên cần chú ý những nội dung sau: + Phải đảm bảo an toàn: An toàn thí nghiệm, tránh những điều không may có thể xãy ra đối với học sinh. Vì vậy trước hết giáo viên cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của học sinh, kiểm tra lại dụng cụ, hóa chất trước khi làm thí nghi ệm. Nếu luôn giữ hóa chất tinh khiết, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kỹ thuật và bình tĩnh khi tiến hành thí nghiệm sẽ an toàn … Chẳng hạn, trước khi đốt khí Hiđrô, Metan, Axetilen…. Đều phải thử độ tinh khiết của chúng. + Giáo viên phải am hiểu tận tường thí nghiệm, ước lượng được điều không may có thể xãy ra, ý thức trách nhiệm và tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn trong thí nghiệm. + Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn, tuyệt đối tránh không thành công, vì như vậy học sinh sẽ không tin vào giáo viên dẫn đến không tin vào khoa học, mu ốn như vậy giáo viên cần phải tuân thủ đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn về kỹ thuật lắp ráp dụng cụ, có kỹ năng thành thạo, dụng cụ và hóa chất phải chuẩn bị chu đáo. + Giáo viên phải làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn, không nên chủ quan, tất cả thao tác sai đều để lại ấn tượng xấu trong học sinh. + Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, giáo viên cần bình tĩnh xem lại tất cả những khâu đã làm để tìm ra những sai sót, khắc phục lại thí nghiệm và có sự khéo léo giải thích cho học sinh. +Thí nghiệm phải rỏ ràng, học sinh phải được quan sát đầy đủ, các thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng, mỹ thuật, đồng thời phải đảm bảo tính khoa học.Thí nghiệm phức tạp nên biểu diễn vào giờ thực hành. Đối với thí nghiệm có kèm theo sự thay đổi màu sắc, có khí sinh ra hoặc có chất kết tủa tạo thành thí nghiệm phải dùng phông đặt ở phía sau các dụng cụ thí nghiệm. Ngoài những yêu cầu trên, về mặt phương pháp để nâng cao chất lượng các thí nghiệm biểu diễn ta cần chú ý mỗt số vấn đề sau: * Số lượng thí nghiệm trong bài nên vừa phải, chỉ chọn những thí nghiệm đặc trưng, điển hình.
  4. * Chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản đảm bảo tính khoa học, mỹ thuật, tiết kiệm hóa chất, dễ thành công và đảm bảo an toàn. * Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng, trước khi biểu diễn thí nghiệm giáo viên cần đặt rõ vấn đề, mục đích của thí nghiệm. tâp cho học sinh quan sát các hiện tượng xãy ra làm cơ sở xây dựng bài giảng. Ngoài ragiáo viên có thể đặt câu hỏi ở các giai đoạn khác nhau của thí nghiệmđể học sinh chú ý quan sát, nhận xét và trả lời. 2. Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm biểu diễn tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn những mặt hạn chế như: Khả năng nhận thức của học sinh có hạn, hiển nhiên khi học sinh được trao tận tay dụng cụ và được thực hiện lấy thí nghiệm thì việc làm quen với dụng cụ, hoá chất và quá trình sẽ đầy đủ hơn. a. Mục đích của dạy học thực hành: Khẳng địng sự đúng đắn của lý thuyết và chứng minh cho lý thuyết, là điểm tựa cho lý thuyết. Đồng thời qua thí nghiệm cũng nắm được mức độ hiểu và nắm kiến thức lý thuyết của học sinh, tạo điều kiện phát triển nhân cách và phát huy tính sáng tạo của học sinh. b. Vai trò của việc dạy thực hành: Đây là loại thí nghiệm do tự tay học sinh thực hiện trong quá trình học tập nhằm ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành. c. Ưu điểm của thí nghiệm thực hành: + Thông qua thí nghiệm thực hành, dạy cho học sinh cách vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng quan sát và rút ra kết luận trên cơ sở quan sát. + Thí nghiệm thực hành là phương tiện giúp học sinh củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo khi thực hiện các thí nghiệm. + Thông qua thí nghi ệm thực hành góp phần vào việc phát triển tư duy, tăng cường hứng thú học tập của học sinh vớI bộ môn. d.- Những yêu cầu của thí nghiệm thực hành: Cần quan niệm thực hành là một phần của quá trình dạy học. Vì vậy nội dung của bài thực hành là mối quan hệ, là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành, phương pháp tổ chức phải được xây dựng song song với bài dạy lý thuyết, đảm bảo nguyên tắc thực hành hệ thống từ dễ đến khó, gắn chặt với lý thuyết. Nội dung bài thực hành phải là sự tiếp tục của bài dạy lý thuyết trước và chuẩn bị cho bài dạy sau. Tuỳ theo đặc điểm tình hình chương trình, tình hình trường lớp mà xây dựng nội dung chương trình lý thuyết và thực hành một cách hợp lý. Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là giáo viên phải tổ chức cho học sinh nghi ên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hànhdo giáo viên soạn ra, học sinh phải biết trước về mục đích của buổi thực hành, học sinh cần làm gì và làm như thế nào, giải thích các hiện tượng xãy ra trong thí nghiệm, rút ra kết luận đúng. Giáo viên cần xác định nộI dung và phương pháp thực hiện giờ thực hànhsao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị sạy học có liên quan của trường. Căn cứ vào nội dung của giờ thực hành, giáo viên cần làm trước thí nghiệm để viết bản hướng dẫn cụ thể và chính xác, cố gắng chuẩn bị phòng riêng giờ thực hành. Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn học sinh thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều. Những thí nghiệm với chất độc, chất nổ, axit đậm đặc,… thì không nên cho h0ọc sinh làm, nếu cho làm thì phải hết sức theo dõ, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  5. Các thí nghiệm phải đơn giản, rõ và cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo chính xác, mỹ thuật, cố gắng dùng lượng nhỏ hoá chất sẽ giúp học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Ngoài ra thí nghiệm phải có tính giáo dục, thực hành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh và trật tự chung, giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi cần thiết nhưng không làm thay cho học sinh. Đối với học sinh mới lần đầu vào phòng thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy: III. NỘI QUY 1. Học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bảng hướng dẫn, xem lại các bài có thí nghiệm thực hành 2. Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: Cặp, sách, nón….. 3. Phải thực hiệnđúng quy tắc phòng độc, phòng cháy và bảo quản dụng cụ, hoá chất,… 4. Phải tiết kiệm hoá chất khi làm thí nghiệm. 5. Trong khi làm thí nghiệm không nên nói chuyện ồn ào, không đi lại mất trật tự, không được tự độnglấy các dụng cụ hoá chất ở các bàn khác. 6. khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ và sắp xếp dụng cụ, bàn ghế theo quy định. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Giáo viên hướng dẫn chung ( mở đầu) - Giáo viên nhắc lại phần nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm và kế hoạch thực hiện. - Không nên chỉ hướng dẫn làm gì và làm như thế nào? Mà còn giải thích tại sao làm như vậy. Cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phảI làm cho thí nghiệm không thành công. - Khi giáo viên hướng dẫn có thể biểu diễn một số thao tác để minh hoạ cho lời giảng. Tuy vậy không được chiếm thời gian. Bước 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm: Chia học sinh thành từng nhóm. Học sinh trong những nhóm phải được làm thí nghiệm để có` thể thu được những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm ngang nhau. Bước 3 : Viết báo cáo kết quả ( tường trình) Tên nhóm: Tên học sinh: Lớp: BẢN TƯỜNG TRÌNH Tên bài thí nghiệm : THAO TÁC HIỆN TƯỢNG GIẢI THÍCH TIẾN HÀNH QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG C. NHẬN XÉT- KẾT LUẬN Qua việc dạy môn hoá lớp 9 có thể sử dụng thí nghiệm – thực hành đã giúp khơi dậy ở học sinh sự yêu thích môn học, điều này được thể hiện qua kết quả học tập.
  6. Năm học 2004- 2005, do dụng cụ và hoá chất không có, tôi ít sử dụng các thí nghiệm- thực hành nên học sinh rất khó hiểu. Cụ thể năm học 2004 –2005 lớp 9A1 tôi phụ trách có điểm thi như sau: + Số học sinh đạt điểm: 9 đến 10: 04 ( 11,8%) + Số học sinh đạt điểm: 7 đến 8,5: 08 ( 22,9%) + Số học sinh đạt điểm:5 đến 6,5: 11 ( 31,4%) + Số học sinh đạt điểm dưới 5: 12 ( 34,4%) Năm học 2005 – 2006, do rút kinh nghiệm của năm học trước, đồng thời trường cũng được trang bị một số thiết bị, nên tôi thường xuyên sử dụng các thí nghiệm thực hành ( khi trong bài yêu cầu) đồng thời áp dụng đúng phương pháp cho nên đạt được kết quả khả quan hơn. Cụ thể năm học 2005 – 2006 lớp 9A4 tôi phụ trách có điểm thi như sau: + Số học sinh đạt điểm: 9 đến 10: 12 ( 36,4%) + Số học sinh đạt điểm: 7 đến 8,5: 7 ( 21,21%) + Số học sinh đạt điểm:5 đến 6,5: 9 ( 27,27%) + Số học sinh đạt điểm dưới 5: 5 ( 15,12%) Tôi tiếp tục áp dụng phương pháp như năm học 2005 – 2006 vào việc giảng dạy học sinh ở năm học 2006 – 2007 lớp 9A6 tôi phụ trách có điểm thi như sau: + Số học sinh đạt điểm: 9 đến 10: 13 ( 36,11%) + Số học sinh đạt điểm: 7 đến 8,5: 11 ( 30,56%) + Số học sinh đạt điểm:5 đến 6,5: 10 ( 27,78%) + Số học sinh đạt điểm dưới 5: 2 (5,55%) Với tình hình giáo viên hiện nay đang ngày một nâng cao chất lượng, đòi hỏi người giáo viên phải có vốn kiến thức sâu rộng và vững chắc, đồng thời phải tìm cho mình phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn và tình hình học sinh nơi mình công tác. Nhìn chung khi các giáo sinh được đào tạo ở các trường sư phạm chỉ chú trong đến những kiến thức chuyên môn, thế nhưng về mặt phương pháp thì hầu như rất ít giáo sinh quan tâm chú ý. Do vậy có nhiều trường hợp khi ra trường về công tác thì nhiều giáo viên đã gặp không ít khó khăn trong việc giảng dạy. Bởi vì, phương pháp dạy không phù hợp làm cho học sinh khó tiếp nhận kiến thức hoặc phương pháp sử dụng đồ dùngkhông phù hợp làm cho học sinh không hứng thú với bộ môn. Theo tôi, học sinh mu ốn học giỏi môn hóa học thì phải có lòng yêu mến môn học, mà lòng yêu mến đó của học sinh được xây dựng từ giáo viên thông qua việc truyền thụ kiến thức, qua thao tác của thí nghiệm biểu diễn của giáo viên làm, hoặc thông qua những lần các em được tận tay làm các thí nghiệm thực hành với sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy, vấn đề thí nghiệm – thực hành có vai trò rất quan trọng trong việc truy ền thụ kiến thức của giáo viên và việc lĩnh hội kiến thức của học sinh trong môn hóa học điều này giải quyết mối quan hệ “ Học đi đôi với hành” của học sinh. D. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho việc dạy và học đạt hiệu quả. Theo tôi, ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang ( Phòng GD và ĐT phụng Hiệp) nên quan tâm vài vấn đề sau: - Cần trang bị cho các trường về CSVC để đưa được công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. - Tổ chức nhiều chuyên đề dạy thực hành ở các trường THCS để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm nhằm áp dụng cho việc dạy tốt hơn. E. DỰ KIẾN ĐỀ TÀI NĂM SAU “Một số phương pháp giúp học sinh nhận biết được hợp chất mất nhãn.” Phương Bình, ngày.......tháng......năm 2007 Người viết
  7. Trần Minh Hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2