intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để đạt điểm cao trong môn vật lý

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

93
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với môn vật lý, TS không nên học thuộc lòng theo kiểu “học vẹt” mà phải học để hiểu bài và biết cách vận dụng kiến thức vào bài làm. Trong một câu hỏi trắc nghiệm, phần kiến thức thường được “lộ” sẵn trong các đáp án a, b, c, d. Do đó, chỉ cần nắm rõ và hiểu kiến thức là TS có thể dễ dàng chọn ra đáp án đúng nhất. Để thuận tiện cho quá trình ôn tập, TS nên hệ thống hóa lại kiến thức theo các sơ đồ tư duy ở từng chương, bài,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để đạt điểm cao trong môn vật lý

  1. Để đạt điểm cao trong môn vật lý Đối với môn vật lý, TS không nên học thuộc lòng theo kiểu “học vẹt” mà phải học để hiểu bài và biết cách vận dụng kiến thức vào bài làm. Trong một câu hỏi trắc nghiệm, phần kiến thức thường được “lộ” sẵn trong các đáp án a, b, c, d. Do đó, chỉ cần nắm r õ và hiểu kiến thức là TS có thể dễ dàng chọn ra đáp án đúng nhất. Để thuận tiện cho quá trình ôn tập, TS nên hệ thống hóa lại kiến thức theo các sơ đồ tư duy ở từng chương, bài, ghi rõ công thức và những nội dung cần ghi nhớ, tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các tính chất, công thức… của các phần trong vật lý để dễ hình dung khi ôn tập. Phương pháp này đã được nhiều TS trước đây áp dụng và đạt hiệu quả cao, tránh được sự nhầm lẫn giữa công thức nọ với công thức kia. Khi học bài, TS cần có sự kết hợp giữa các bài trong một chương và giữa các chương với nhau như phần sóng cơ (học kỳ I) có liên quan tới sóng ánh sáng (học kỳ II), tia hồng ngoại và
  2. tia tử ngoại, quang phổ vạch liên tục và quang phổ vạch phát xạ…. Phần lý thuyết chiếm tới 40% trong tổng số điểm bài thi và bao quát toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình lớp 12 nên TS không nên học tủ. Ngoài ra, trong một số câu hỏi trắc nghiệm thường “gài bẫy” TS, do đó TS cần phải phân tích kỹ và hiểu vấn đề câu hỏi đặt ra để tránh “mắc bẫy”. Khi tính toán, TS cần cẩn thận với các đơn vị sử dụng trong bài, các đơn vị phải có cùng hệ thống. Đây cũng là một trong những lỗi TS thường hay mắc phải khi làm bài thi. Nếu không quy đổi về cùng một đơn vị, dù phép tính, công thức đúng nhưng vẫn cho ra kết quả sai, mất điểm một cách đáng tiếc. Bên cạnh đó, TS nên làm nhiều bài tập để khắc sâu kiến thức và không bị lúng túng khi vào phòng thi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2