intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để gia đình hạnh phúc cùng dùng bữa với nhau

Chia sẻ: Abcdef_8 Abcdef_8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A. Tại sao việc ba mẹ, con cái cùng quây quần với nhau quanh bàn ăn lại mang tầm quan trọng trong việc duy trì một gia đình hạnh phúc? Giữ nếp nhà bằng bữa cơm hạnh phúc 1. Khi ăn cùng gia đình, cả cha mẹ lẫn con cái sẽ cảm nhận mình là một bộ phận không thể tách rời của những thành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để gia đình hạnh phúc cùng dùng bữa với nhau

  1. Để gia đình hạnh phúc cùng dùng bữa với nhau A. Tại sao việc ba mẹ, con cái cùng quây quần với nhau quanh bàn ăn lại mang tầm quan trọng trong việc duy trì một gia đình hạnh phúc? >> Giữ nếp nhà bằng bữa cơm hạnh phúc 1. Khi ăn cùng gia đình, cả cha mẹ lẫn con cái sẽ cảm nhận mình là một bộ phận không thể tách rời của những thành viên còn lại, và từ đó sẽ hình thành sự tin cậy giữa các thành viên với Ảnh minh họa nhau. 2. Bữa ăn gia đình là một cơ hội tốt để cha mẹ hướng dẫn trẻ các kỹ năng ẩm thực cũng như cách chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe. 3. Bữa ăn gia đình sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng thông tin giữa cha mẹ và con cái, mọi người sẽ kiên nhẫn lắng nghe nhau hơn, đồng
  2. thời sẽ biết cách bày tỏ ý kiến theo cách thức nào để người khác tôn trọng và lắng nghe ý kiến đó. 4. Bữa ăn gia đình là một nơi thích hợp để thảo luận và chia sẻ các giá trị đạo đức cũng như trí tuệ của gia đình. 5. Bữa ăn gia đình sẽ mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và ổn định. 6. Khi trẻ giúp cha mẹ chuẩn bị bữa ăn, chúng sẽ học được các kỹ năng mua sắm, cách bày bàn ăn, chuẩn bị vật liệu nấu nướng, dọn thức ăn lên và thu dọn chén đĩa sau khi ăn xong. 7. Bữa ăn gia đình sẽ tạo điều kiện bồi dưỡng những giá trị truyền thống của gia đình cho các thế hệ con cháu. B. Các gia đình bận rộn cần thực hiện những gì để duy trì các buổi ăn gia đình? 1. Hãy tâm niệm rằng nếu bạn không còn thời gian nào dùng bữa với gia đình có nghĩa là bạn đã QUÁ bận rồi đó: Hãy suy nghĩ và điều chỉnh quỹ thời gian của bạn sao cho phù hợp với thời khóa biểu của gia đình.
  3. 2. Không xem tivi trong khi đang ăn: Nếu gia đình bạn có thói quen xem tivi trong giờ ăn, hãy dần dần giảm bớt thói quen này, cũng như hạn chế những gì có thể khiến mọi người xao lãng trong giờ ăn. 3. Dọn cho cả nhà các món giống nhau và cùng ăn vào một giờ nhất định: Hãy đa dạng hóa bữa ăn với nhiều món khác nhau và đừng ép trẻ ăn hoài một món nào đó dù bổ dưỡng thế nào đi nữa. Nếu đến giờ dùng bữa cùng gia đình mà trẻ không cảm thấy đói, hãy hạn chế trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính. 4. Chỉ trò chuyện với nhau về những chủ đề mang tính “trung lập”, tránh những gì có thể đưa đến cãi vả, bất hòa: Hãy chú ý lắng nghe và tỏ ra tôn trọng người nói. Hãy ghi nhớ rằng giờ ăn hoàn toàn không phải lúc chỉ trích nhau. 5. Cho con cái tham gia vào việc chọn lựa thực đơn, chuẩn bị món ăn và bày dọn thức ăn: Điều này sẽ giúp rèn luyện cho trẻ tinh thần đồng đội cũng như tính hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Hãy ghi nhận những đề nghị của trẻ và cố gắng sao để bữa ăn gia đình đem đến niềm vui cho mọi
  4. người. Vào cuối tuần hay ngày lễ, có thể tổ chức cho trẻ cùng nấu nướng và trang trí món ăn theo chủ đề. 6. Tạo không gian ấm cúng/lãng mạn cho bữa ăn gia đình: Sử dụng nhạc nhẹ, hoa (đôi lúc có thể thắp nến) để tạo không gian ấm cúng/lãng mạn cho bữa ăn gia đình. 7. Dạy trẻ thói quen tốt này bằng hành động cụ thể, không đơn thuần chỉ qua lời nói: Nếu cha mẹ ưu tiên dành thời gian cho bữa ăn gia đình, con cái sẽ có khuynh hướng khỏe mạnh về thể chất, có nhân cách tốt và dễ thích nghi. THẢO VY (Theo www.kellybear.com ) Việt Báo (Theo_TuoiTre)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2