intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 208

Chia sẻ: Nqcp Nqcp | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

261
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và quý thầy cô hãy tham khảo Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017 của trường THPT Đồng Đầu - Mã đề 208 giúp các em củng cố kiến thức của mình và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 208

  1. TRƯƠNG THPT ĐÔNG ĐÂU ̀ ̀ ̣      ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÂN 3 ̀      NĂM HỌC 2016­2017 – MÔN NGỮ VĂN 10 MàĐỀ : 208      Thời gian làm bài: 120 phút Lưu ý : Trước khi làm bài, thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :  CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu   bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau   điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: – Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ ? – Cháu tên là Ngoan. – Cậu có cái tên mới đẹp làm sao ! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói : – Cảm ơn cây. – Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu ? Như thế có phải tiện hơn không ? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu : – Đau lắm, cháu chịu thôi ! – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn ?                                                 (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé : “Đau lắm, cháu chịu thôi !” ? Câu 3. Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì ? Sai lầm đó thể hiện qua câu  nói nào ? Câu 4. Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Khi nội dung câu chuyện  ở  phần Đọc hiểu được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm  người có ý nghĩa sâu sắc được mở  ra. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy   nghĩ của anh/chị về về bài học đó. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền  Tản Viên” (Nguyễn Dữ). ­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
  2. Họ và tên thí sinh.............................................;SBD ................................................
  3. 3
  4. TRƯỜNG THPT ĐỒNG  ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐẬ U      ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÂN 3 ̀ MàĐỀ : 208      NĂM HỌC 2016­2017 – MÔN NGỮ VĂN 10  (Đáp án – Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) I. LƯU Ý CHUNG ­ Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để  đánh giá tổng quát bài làm của  thí sinh. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc   vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Sử dụng nhiều  mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. ­ Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩ năng và   kiến thức.(Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị  luận, có bố  cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ,   diễn đạt tốt. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi về  chính tả, diễn đạt, dùng từ. Về  kiến   thức: Thí sinh có thể  làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ  bản  trong đáp án.) ­ Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp  ứng được yêu cầu cơ  bản, diễn đạt tốt, vẫn cho   điểm tối đa. ­ Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. II. ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung  Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt  0,5 chính   được   sử   dụng  trong văn bản là : tự  sự. 2 Câu nói của cậu bé :  0,5 “Đau lắm, cháu chịu  thôi !”, có thể hiểu: ­ Cậu bé sợ đau nên  không khắc tên cậu  lên chính thân thể  cậu. (0,25) ­ Cậu bé không hiểu  được nỗi đau đớn mà  cây si già vừa trải  qua.(0,25) 4
  5. 3 ­   Cậu   bé   trong   văn  0,75 bản đã phạm sai lầm :  Cậu  bé   biết  mình   sẽ  đau đớn khi khắc tên  lên   chính   thân   thể  0,25 mình.   Nhưng   cậu   bé  lại   khắc   tên   cậu   lên  thân   thể   cây   si   già.  Cậu   bé   không   nhận  thức được rằng cây si  già   cũng   có   những  cảm xúc giống cậu. ­ Sai lầm đó thể  hiện  qua câu nói của cây si  già : – Vậy, vì sao cậu   lại bắt tôi phải nhận   cái   điều   cậu   không   muốn ?.  4 ­ Điều mình không  1,0 muốn nhận thì cũng  đừng làm đối với  người khác (0,75). Đó  là điều kiện để cuộc  sống đầy ắp tình  thương và hạnh phúc  (0,25). II LÀM VĂN 7,0 1 Khi   nội   dung   câu  2,0 chuyện  ở  phần Đọc  hiểu   được   khép   lại  cũng   chính   là   lúc  một   bài   học   làm  người có ý nghĩa sâu  sắc   được   mở   ra.  Hãy   viết   01   đoạn  5
  6. văn   (khoảng   200  chữ)   trình   bày   suy  nghĩ  của anh/chị   về  về bài học đó. a.   Yêu   cầu   về   hình  0,5 thức: ­ Viết đúng hình thức  một đoạn văn, độ  dài  khoảng 200 chữ. 1,5 ­ Trình bày mạch lạc,  rõ   ràng,   không   mắc  lỗi chính tả, dùng từ,  đặt câu… b.   Yêu   cầu   về   nội  dung:  Câu này kiểm tra năng  lực viết nghị  luận xã  hội,   đòi   hỏi   thí   sinh  phải huy động những  hiểu biết về đời sống  xã   hội,   và   khả   năng  bày   tỏ   thái   độ,   chính  kiến của mình để làm  bài. Thí   sinh   có   thể   trình  bày   theo   nhiều   cách  khác nhau nhưng phải  có lí lẽ  và căn cứ  xác  đáng; được tự  do bày  tỏ  chủ  kiến của mình  nhưng phải có thái độ  chân   thành,   nghiêm  túc,   phù   hợp   với  chuẩn   mực   đạo   đức  xã hội. Sau   đây   là   một   số  định hướng :  b.1.   Giải   thích   ý  6
  7. nghĩa câu chuyện ­ Từ câu chuyện, thí  sinh có thể xác định  được trong cuộc  sống, có nhiều điều  mà bản thân mình  không muốn nhận (sự  đau đớn, mất mát, bất  hạnh…). Dù có lúc  không tránh được  nhưng bản thân mỗi  người không ai mong  những điều đó đến  với mình.  ­ Không nên đem lại  cho người khác những  điều mà mình không  muốn (nỗi đau đớn,   sự mất mát hay bất  hạnh…) dù vô tình  hay cố ý. b.2. Bàn luận  ­ Không được ích kỷ  hay thờ ơ, dửng dưng,  vô tình trước hậu quả  của những lời nói hay  hành động mà chính  bản thân mình đã gây  nên đối với người  khác và phải biết đặt  mình trong hoàn cảnh  của người khác để  thấu hiểu, sẻ chia và  thông cảm…  ­   Mỗi   con   người  không chỉ biết đem lại  niềm vui, niềm hạnh  phúc cho bản thân mà  còn cần biết  đem lại  cho người khác niềm  vui,   niềm   hạnh  7
  8. phúc… ­ Phê phán những kẻ  chỉ nghĩ đến lợi ích  của bản thân mà quên  đi người khác. b.3. Bài học nhận  thức và hành động ­ Hãy biết sống chậm  lại, lắng nghe những  người xung quanh, để  hiểu hơn, để yêu hơn  và tránh gây ra những  điều tổn thương  không đáng có ; biết  nhận ra lỗi lầm của  mình và biết sửa chữa  nó. 2 Cảm   nhận   của  5,0 anh/chị  về  nhân vật  Ngô   Tử   Văn   trong  tác   phẩm   “Chuyện  chức   phán   sự   đền  Tản   Viên”   (Nguyễn  Dữ). Yêu   cầu   chung: Thí  sinh biết kết hợp kiến  thức   và   kĩ   năng   về  dạng   bài   nghị   luận  văn   học   để   tạo   lập  văn bản. Bài viết phải  có bố  cục đầy đủ, rõ  ràng; văn viết có cảm  xúc;   thể   hiện   khả  năng cảm thụ văn học  tốt;   diễn   đạt   trôi  chảy,   bảo   đảm   tính  liên   kết;   không   mắc  lỗi   chính   tả,   từ   ngữ,  8
  9. ngữ pháp. 2.1.  Đảm   bảo   cấu  0,25 trúc   bài   nghị   luận:  Trình bày đầy đủ  các  phần   Mở   bài,   Thân  bài,   Kết   luận.   Phần  Mở   bài  biết   dẫn   dắt  hợp   lí   và   nêu   được  vấn   đề;   phần  Thân   bài biết tổ  chức thành  nhiều   đoạn   văn   liên  kết chặt chẽ với nhau  cùng làm sáng tỏ  vấn  đề; phần Kết bài khái  quát được vấn đề  và  thể   hiện   được   ấn  tượng,   cảm   xúc   sâu  đậm của cá nhân. 2.2.   Xác   định   đúng  0,25 vấn đề cần nghị luận:  Hình   tượng   nhân   vật  Ngô Tử  Văn trong tác  phẩm   “Chuyện   chức  phán   sự   đền   Tản  Viên” (Nguyễn Dữ) . 2.3. Triển khai vấn đề  cần   nghị   luận   thành  các   luận   điểm   phù  hợp.  Các   luận   điểm  được   triển   khai   theo  trình tự  hợp lí, có sự  liên kết chặt chẽ; sử  dụng tốt các thao tác  lập luận để triển khai  các   luận   điểm;   biết  kết hợp giữa nêu lí lẽ  và đưa dẫn chứng.  Có thể  trình bày theo  định hướng sau: 9
  10. 2.3.1.  Giới   thiệu   vài  nét   về   tác   giả,   tác  phẩm ­ Vài nét về tác giả  0,5 Nguyễn Dữ và tập  “Truyền kì mạn lục”. ­ Tác phẩm “Chuyện  chức phán sự đền  Tản Viên”. ­ Nhân vật chính Ngô  Tử Văn với vẻ đẹp  đại diện cho người trí  thức nước Việt dũng  cảm, kiên cường, yêu  chính nghĩa, trọng  công lí, có tinh thần  dân tộc. 2.3.2. Cảm nhận về  hình tượng nhân vật  Ngô Tử Văn a. Nội dung :  Tính cách nổi bật ở  nhân vật Ngô Tử Văn  là người cương trực,  0,5 dũng cảm đấu tranh vì  chính nghĩa: * Tính cách thể hiện  qua lời giới thiệu của  1,0 tác giả : Ngô Tử Văn  được giới thiệu trực  tiếp, ngắn gọn tên họ,  quê quán cụ thể, đặc  biệt là tính tình, phẩm  chất để định hướng  cho người đọc những  hành động tiếp theo  của nhân vật. 1,5 * Hành động châm  lửa đốt đền tà trừ hại  cho dân : ­ Nguyên nhân, mục  đích của hành động  10
  11. đốt đền. ­ Diễn biến của hành  động. ­ Sau khi đốt đền :  + Ngô Tử Văn lại  “vung tay không cần  gì cả”. + Hồn ma tên tướng  giặc đến mắng mỏ,  đe doạ, Tử Văn “mặc  kệ, vẫn cứ ngồi ngất  ngưởng tự nhiên”. +  Thổ công đến  mừng, nói rõ sự thật,  cung cấp chứng cứ,  mong Tử Văn quyết  tâm làm việc nghĩa  đến cùng. Tử Văn  càng thêm vững lòng  tin vào sự chính nghĩa  trong hành động của  mình * Tử Văn đối chất với  hồn ma viên Bách hộ  họ Thôi ở Minh ty : ­ Sự gan dạ trước bọn  quỷ dạ xoa nanh ác và  quang cảnh đáng sợ  cõi âm phủ. ­ Ở chốn âm cung, khi  đứng trước công  đường, Tử Văn càng  tỏ rõ khí phách. Chàng  không chỉ kêu to  khẳng định:  “Ngô  Soạn này là một kẻ sĩ  ngay thẳng…”, mà  còn dũng cảm vạch  mặt tên tướng gian tà  với “lời rất cứng cỏi,  không chịu nhún  nhường chút nào”.  Chàng chiến đấu đến  cùng vì lẽ phải. Cứ  từng bước, Ngô Tử  11
  12. Văn đã đánh lui tất cả  sự phản công, kháng  cự của kẻ thù, cuối  cùng đánh gục hoàn  toàn tên tướng giặc. ­ Kết quả : Ngô Tử  Văn đã chiến thắng;  giải trừ được tai họa,  đem lại an lành cho  dân; diệt trừ tận gốc  thế lực xâm lược tàn  ác, làm sáng tỏ nỗi  oan khuất và phục hồi  danh vị cho Thổ thần  nước Việt; được tiến  cử vào chức phán sự  đền Tản Viên, đảm  đương nhiệm vụ giữ  gìn công lí. => Tác giả đề cao  tinh thần khảng khái,  cương trực, dũng cảm  đấu tranh vì chính  nghĩa, giàu tinh thần  dân tộc của nhân vật  Ngô Tử Văn. b.  Nghệ   thuật  xây  0,25 dựng     hình   tượng  nhân   vật   Ngô   Tử  Văn : ­ Yếu tố hiện thực  kết hợp hoang đường  kì ảo tạo sự hấp dẫn  và thuyết phục về  nhân vật Ngô Tử Văn.  ­ Cách kể chuyện theo  thời gian mà vẫn biến  hóa linh hoạt, tự  nhiên, lô gíc. ­ Các chi  tiết được thắt nút,  đẩy căng thẳng đến  đỉnh cao, cuối cùng  được giải quyết hợp  12
  13. lí. 2.3.3. Đánh giá khái  0,25 quát ­ Nhân vật Ngô Tử  Văn mang đầy đủ vẻ  đẹp của người trí  thức đất Việt, tạo  niềm tin vào việc đấu  tranh bảo vệ công lí ở  đời. ­ Nhân vật thể hiện  niềm tự hào và quan  niệm về người trí  thức đất Việt của tác  giả. 2.4.   Sáng   tạo:   Có  0,25 nhiều   cách   diễn   đạt  độc   đáo   và   sáng   tạo  (viết câu, sử  dụng từ  ngữ, hình  ảnh và các  yếu tố  biểu cảm,...) ;  văn   viết   giàu   cảm  xúc;   thể   hiện   khả  năng cảm thụ văn học  tốt; có liên hệ so sánh  trong   quá   trình   phân  tích, có quan điểm và  thái   độ   riêng   sâu   sắc  nhưng   không   trái   với  chuẩn   mực   đạo   đức  và pháp luật. 2.5. Chính tả, dùng từ,  0,25 đặt câu: Đảm bảo quy  tắc chính tả, dùng từ,  đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 điểm Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những  yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ  thể từng câu giám khảo cần  vận dụng linh hoạt. 13
  14. ­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­   14
  15. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0