intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 217

Chia sẻ: Nqcp Nqcp | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

343
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi HSG có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các em Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017 của trường THPT Đồng Đầu Mã đề 217 để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 217

  1. TRƯƠNG THPT ĐÔNG ĐÂU ̀ ̀ ̣ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÂN 3 ̀ MàĐỀ: 217 NĂM HỌC: 2016­2017 – MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 120 phút (Đê g ̀ ồm 6 câu) Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ   gì, có thể  cả những thứ  chẳng có ý nghĩa gì chứ  không phải chỉ  là những điều   các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em   không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình,   cũng   đừng   đem   bản   thân   so   sánh   một   cách   lệch   lạc   với   những   người   như   Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự  mãn và dễ  dàng thoả  hiệp, cảm   giác mọi thứ  dường như  đều có lí hay cảm giác tự  bằng lòng trong trạng thái   tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang   cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như   một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời.   Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để   chấp nhận nó. Hãy mơ  những giấc mơ  vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ   cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các   em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó,   như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa   tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi   đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào. (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung họWellesley –   David McCullough, theo http://www.ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012) Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu   2.  Theo   anh/   chị,   David   McCullough   muốn   nhắn   gửi   điều   gì   qua   câu:  “Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ  thứ gì,   có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ  là những điều các   em thích hay cho là quan trọng”? (0,75 điểm) Câu 3.  Anh/ Chị  hiểu câu: “Coi việc đọc như  nguồn sống của cuộc đời” như  thế nào? (0,75 điểm) Câu 4.  Anh/ Chị  có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Hãy nghĩ cho bản   thân mình” không? Vì sao? (1,0 điểm)                                                                       1                                                                  Mã đề 217
  2. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ  câu nói:“Hãy mơ  những giấc mơ  vĩ đại” (David McCullough) trong  đoạn trích  ở  phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày   suy nghĩ của anh/ chị về uớc mơ của con người trong cuộc sống. ̉ Câu 2 (5,0 điêm)          Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:                                                 “Gió theo lối gió, mây đường mây                                                   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay                                                  Thuyền ai đậu bến sông trăng đó                                                   Có chở trăng về kịp tối nay?”        (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo  dục Việt Nam, 2013, Tr. 46)                                                  “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,                                                   Con thuyền xuôi mái nước song song,                                                   Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;                                                   Củi một cành khô lạc mấy dòng.”  (Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt  Nam, 2013, Tr.49) ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                                       2                                                                  Mã đề 217
  3. TRƯƠNG THPT ĐÔNG ĐÂU ̀ ̀ ̣ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÂN 3 ̀ MàĐỀ: 217 NĂM HỌC: 2016­2017 – MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 120 phút (Đê g ̀ ồm 6 câu) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điể m Câu 1 Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt: nghị luận. 0,5 Câu 2 Học sinh trình bày cách hiểu riêng của mình. Câu trả lời cần hợp  0,75 lý, có sức thuyết phục. Tham khảo hướng trả lời sau:             Theo David McCullough, các em đừng vội nghĩ đến việc  làm những chuyện to lớn hay những việc mình thích hoặc cho là  quan trọng, mà hãy làm từ  những việc nhỏ  nhất, thậm chí  cả  những việc chẳng có ý nghĩa gì, để thử sức mình, để tích lũy kinh  nghiệm, từ  đó biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản  thân để xác định hướng đi cho cuộc đời mình. Câu 3 Học sinh trình bày cách hiểu riêng của mình. Câu trả lời cần hợp  lý, có sức thuyết phục. 0,75 Tham khảo hướng trả lời sau:             “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời” nghĩa là coi  sách và việc đọc sách (để giải trí, để tích lũy tri thức, để bồi  dưỡng nhân cách…) là cơ sở để tồn tại, là cách nuôi dưỡng tâm  hồn của mỗi người. Nguồn sống tinh thần nay cũng quan trọng  không kém nguồn sống vật chất nuôi dưỡng cơ thể con người. Câu 4 Học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả  lời  1,0 cần hợp lý, có sức thuyết phục.          Tham khảo hướng trả lời sau: ­Nếu đồng tình với quan điểm “nghĩ cho bản thân mình”, cần lập  luận theo hướng: mọi việc mình làm trước hết phải vì mình, mình  xứng đáng được hưởng những thành quả do mình cố gắng làm ra.                                                                        3                                                                  Mã đề 217
  4. Một người không biết nghĩ cho bản thân mình thì khó có thể nghĩ   cho người khác, khó có thể  sống vì người khác; cũng như  vậy,   một người không biết thương mình thì cũng khó thương người   khác (tục ngữ  Việt Nam có câu “Thương người như  thể  thương   thân”). Hơn nữa, chỉ khi biết mình cần những gì thì mới thấu hiểu  được mong muốn của người khác, từ đó mới có thể giúp đỡ được   người khác. ­Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng, mặt trái của việc “nghĩ   cho bản thân mình” là lối sống ích kỉ  nhỏ  nhen; chỉ  biết nghĩ cho  mình, chăm lo lợi ích riêng của mình; không quan tâm và chia sẻ  với người khác. ­Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối: kết hợp hai cách lập luận trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)  * Yêu cầu về kĩ năng: ­ Biết cách viết đoạn văn nghị  luận khoảng 200 chữ  (theo một trong các  cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng ­ phân ­ hợp, …), vận dụng tốt các thao tác lập  luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. ­ Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác  đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Có thể  có những suy nghĩ  khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực  đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản:  Ý Nội dung Điểm 1 Dẫn   dắt   vấn   đề:  Uớc  0,25 mơ  của con người trong  cuộc sống 2 Giải thích: 0,25 Ước mơ: là điều tốt đẹp  ở   phía   trước   mà   con  người   tha   thiết,   khao  khát,   ước   mong   hướng  tới, đạt được.                                                                       4                                                                  Mã đề 217
  5.  Ý Nội dung Điểm 3 Bình luận: ­ Ước mơ của mỗi người  0,25 trong cuộc đời cũng thật  phong   phú.   Có   những  ước mơ  nhỏ  bé, bình dị,  có   những   ước   mơ   lớn  lao,   cao   cả;   có   ước   mơ  vụt  đến rồi vụt đi;  ước  mơ   bay   theo   đời   người;  ước mơ là vô tận.  ­   Để   ước   mơ   trở   thành  0,25 hiện   thực   thì   không   dễ  dàng   mà   có   được.   Nó  phải   trải   qua   bao   bước  thăng   trầm,   vinh   nhục,  thậm   chí   phải   nếm   mùi  cay đắng, thất bại. Nếu  con người vượt qua được  những   thử   thách,   trở  ngại, kiên trung với  ước  mơ,  khát  vọng,  lí   tưởng  của mình thì sẽ đạt được  điều mình mong muốn. ­ Ước   mơ   cũng   không  0,25 đến   với   những   con  người   sống   không   lí  tưởng, thiếu ý chí, nghị  lực,   lười   biếng,   ăn  bám… ­ Nếu ai  đó  sống không  0,25 có ước mơ, khát vọng thì  cuộc   đời   tẻ   nhạt,   vô  nghĩa biết nhường nào.                                                                       5                                                                  Mã đề 217
  6.  Ý Nội dung Điểm ­   Phê   phán:   Người   sợ  ước   mơ   bị   thất   bại   mà  không dám  ước mơ, hay  0,25 không đủ  ý chí, nghị  lực  mà nuôi dưỡng ước mơ. 4 Bài   học   nhận   thức,  hành động: – Mỗi con người tồn tại  trên cõi đời này phải có  riêng cho mình  ước mơ,  hi   vọng,   lí   tưởng,   mục  đích sống của đời mình. ­ Cần phấn đấu, nỗ  lực  0,25 học tập và rèn luyện để  nuôi dưỡng và biến  ước  mơ thành hiện thực. – Liên hệ   ước mơ, khát  vọng của bản thân. Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm. Câu 2 (5,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: * Yêu cầu về  kĩ năng:  Biết cách làm bài nghị  luận văn học. Bố  cục rõ  ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,   trình bày,... * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác  nhau song cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:    Cảm nhận về hai đoạn thơ (5,0 điểm).                                                                       6                                                                  Mã đề 217
  7. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm).  ­ Hàn Mặc Tử là hiện tượng thơ lạ trong phong trào Thơ mới, với sức sáng  0,25 tạo mãnh liệt, thơ Hàn Mặc Tử luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về  trần thế. “Đây thôn Vĩ Dạ” in trong tập “Đau thương” (1938) là bài thơ tiêu  biểu cho hồn thơ của ông. ­ Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới­ “người đi lượm lặt  0,25 những chút buồn hiu hắt để sáng tạo những vần thơ ảo não”. “Tràng giang”  in trong tập “Lửa thiêng” (1940) là bài thơ tiêu biểu cho nỗi buồn ấy của  Huy Cận. 2. Cảm nhận hai đoạn thơ (4,0 điểm). * Đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” ­ Nội dung: + Bức tranh thiên nhiên xứ Huế ban ngày ảm đạm, với không gian mây, gió  0,5 chia lìa, dòng nước lững lờ, gợi nỗi buồn hiu hắt, mang dự cảm về hạnh   phúc chia xa. + Thiên nhiên sông nước xứ  Huế  về  đêm ngập tràn ánh trăng, cả  dòng  0,5 sông lung linh như dát bạc. + Câu cuối chất chứa niềm khắc khoải, sự mong ngóng, chờ đợi mỏi mòn   0,5 trong tình yêu, hạnh phúc của tác giả. ­  Nghệ thuật: + Nhịp thơ 4/3 ở hai câu đầu; các biện pháp tu từ: nhân hóa, câu hỏi tu từ… 0,25 đã góp phần diễn tả cảnh và tình trong bài thơ. + Sử dụng từ ngữ giàu hình  ảnh: “lay”,“sông trăng”…để  diễn tả  cái thần  thái của cảnh vật. * Đoạn thơ trong bài “Tràng giang”  ­ Nội dung:  + Đoạn thơ đã làm nổi bật không gian sông nước mênh mông với hình ảnh  0,5 những con sóng trùng điệp, lan xa, xô đẩy nhau về phía chân trời. + Hình  ảnh cõi nhân thế: “con thuyền xuôi mái” gợi sự  trôi nổi, buông  0,5 xuôi; “thuyền về nước lại” gợi nỗi sầu chia li; “củi một cành khô lạc mấy   dòng” thể hiện sự nhỏ nhoi, lạc loài. + Từ tương quan đối lập giữa không gian bao la, vô định với hình ảnh cõi   0,5 nhân sinh nhỏ bé, đơn côi Huy Cận đã làm nổi bật cảm giác cô đơn, lẻ loi                                                                        7                                                                  Mã đề 217
  8. của con người trong trời đất.  ­ Nghệ thuật: + Sự  kết hợp giữa cổ  điển và hiện đại; những hình  ảnh mang ý nghĩa  0,25 tượng trưng: “con thuyền”, cành củi khô… góp phần diễn tả hình ảnh của  cõi nhân sinh nhỏ bé. + Biện pháp đảo ngữ, đối lập, điệp từ, nhân hóa…làm nổi bật nỗi buồn,   cảm giác cô đơn của con người. * So sánh sự tương đồng và khác biệt  ­ Sự tương đồng: 0,25     Hai đoạn thơ đều miêu tả bức tranh thiên nhiên sông nước qua đó bộc lộ  nỗi buồn, những khát khao trước tạo vật, cuộc sống và tình yêu của tác  giả. Sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện kết hợp với tả cảnh ngụ tình. ­ Sự khác biệt:  + Đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” là tâm trạng của một con người tha   0,25 thiết sống, tha thiết gắn bó với cuộc đời nhưng tự  cảm thấy mong manh,   ngắn ngủi, cảnh và tình xuất phát từ những ước mong khắc khoải của nhà   thơ, với những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình.  + Đoạn thơ trong bài “Tràng giang” là nỗi buồn rợn ngợp trước vũ trụ  vô  thủy, vô chung, cảnh và tình bắt nguồn từ trực quan, từ cảm giác nhỏ  bé,  cô đơn, lạc loài của tác giả, với sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. 3 Đánh giá chung (0,5 điểm)      Khẳng định giá trị của hai khổ thơ, vẻ đẹp trong tâm hồn và khát vọng  0,5 của hai nhà thơ. Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25 ­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­                                                                       8                                                                  Mã đề 217
  9.                                                                       9                                                                  Mã đề 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2