intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng lớp 5 có đáp án môn: Tiếng Việt - Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Hà Nội, Amsterdam

Chia sẻ: Công Toán | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

149
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề khảo sát chất lượng lớp 5 có đáp án môn "Tiếng Việt - Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Hà Nội, Amsterdam" giúp các bạn củng cố lại kiến thức và thử sức mình trước kỳ thi. Hy vọng nội dung đề thi sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng lớp 5 có đáp án môn: Tiếng Việt - Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Hà Nội, Amsterdam

  1. Trung tâm BDVH Hà Nội –Amsterdam ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 5 (Kỳ kiểm tra lớp 5 – Ngày 9/4/2014) MÔN : Tiếng Việt (Thời gian làm bài : 45 phút) -------a&b------- Họ tên và chữ ký giám thị: Họ và tên thí sinh : ………………………………. Ngày sinh : …………………………..……………. Giám thị 1 : …………………............ Học sinh trường Tiểu học: ……………………..… Giám thị 2 : …………………………. Số báo danh : Phòng thi : …...... Số phách: Bài 1: (7 điểm) Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. ( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7) a. Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên: b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy: ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... c. Gạch chân dưới từ không cùng nhóm trong dãy từ sau: - tò mò, quần quật, giảng giải, dành dụm. - lao động, phụng dưỡng, miệt mài, báo đáp. d. Có thể hoán đổi vị trí của từ “nuôi” và từ “phụng dưỡng” trong hai câu văn “Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai.” hay không ? Vì sao? ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... e. Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người như thế nào? Từ câu chuyện của bác nông dân, em rút ra bài học gì cho mình? ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... f. Tìm thành ngữ, tục ngữ nói lên: - Công việc vất vả của bác nông dân: ....................................................................................................................... - Tình cảm của bác dành cho cha mẹ và con cái: ..................................................................................................... - Khẳng định phải lao động thì mới được hưởng thụ: .............................................................................................. ................................................................................................................................................................................... - Người đi sau thường ứng xử theo cách của người đi trước: ................................................................................... ................................................................................................................................................................................... Bài 2: (4 điểm) (1)Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. (2)Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh ở đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray(…)(3) Tháng trước, trường Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. (4)Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.
  2. Học sinh không viết vào phần có gạch chéo này (5)Vịnh nhận một việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. (6)Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa… (Phỏng theo Tô Phương, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 136) a. Trong các câu (4), (5), (6) tác giả có sử dụng phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ có tác dụng liên kết. ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... b. Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.( Phân tách các bộ phận bằng dấu gạch chéo và ghi rõ bên dưới) - Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh ở đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. => Câu: …………………………………………………………………………………………… - Vịnh nhận một việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. => Câu: …………………………………………………………………………………………… c. Xác định từ loại trong câu văn : Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh ở đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ Đại từ d. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa Chềnh ềnh An toàn e. Giải nghĩa từ “thuyết phục”, “cam kết”: ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... Bài 3: (4 điểm) ĐÁNH THỨC TRẦU* ( Trần Đăng Khoa) Đã ngủ rồi hả trầu Đánh thức mày để hái! Không làm mày đau đâu... Tao đã đi ngủ đâu Trầu ơi, hãy tỉnh lại Đã dậy chưa hả trầu? Mà trầu mày đã ngủ Mở mắt xanh ra nào Tao hái vài lá nhé Bà tao vừa đến đó Lá nào muốn cho tao Cho bà và cho mẹ Muốn xin mấy lá trầu Thì mày chìa ra nhé Đừng lụi đi trầu ơi! Tao không phải ai đâu Tay tao hái rất nhẹ ( *Trầu: cây trầu không, các bà các mẹ thời xưa thường dùng lá trầu ăn cùng cau và vôi) a. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong cả bài thơ? Hãy chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó. ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... b. Suy nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ. (Tình cảm của bạn với cây trầu, với bà, với mẹ). Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7 câu. ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... c. Kể tên 2 bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa mà em đã được học trong chương trình Tiếng Việt lớp 5: ...................................................................................................................................................................................
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ LỚP 5 ĐỢT 1 Bài 1: (7 điểm) Ý Nội dung kiến thức Biểu điểm a Đặt tên cho câu chuyện trên: Làm việc cho cả ba thời, Vì sao phải lao động miệt 0.5 đ mài?, … Chấp nhận các đáp án liên quan đến nội dung, ý nghĩa, nhân vật của chuyện. Giáo viên linh hoạt cho từ 0.25đ đến 0.5 đ b Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là nuôi. 0.5đ 2 từ ghép: dinh dưỡng, sinh dưỡng… c Gạch chân dưới từ không cùng nhóm trong dãy từ sau: 0.5đ - tò mò, quần quật, giảng giải, dành dụm. - lao động, phụng dưỡng, chăm sóc, miệt mài. d Không thể hoán đổi vị trí của từ “nuôi” và từ “phụng dưỡng” trong hai câu văn 0.5đ được trích. Vì từ “phụng dưỡng” thể hiện thái độ cung kính, lễ phép phù hợp dùng cho cha mẹ là người trên, không thể dùng cho con cái là người dưới. e * Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người: 2.0đ - Hiếu thảo với cha mẹ. - Yêu thương các con. - Có trách nhiệm với bản thân. - Có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời. * Từ câu chuyện của bác nông dân em rút ra bài học: - Không sống cho riêng mình mà phải sống vì người khác, vì gia đình thân yêu ruột thịt. Cần sống yêu thương, trách nhiệm. 1.0 đ - Trao gửi yêu thương cũng sẽ được nhận lại yêu thương. f Tìm thành ngữ, tục ngữ nói lên: 2.0đ - Công việc vất vả của bác nông dân: đầu tắt mặt tối, năm nắng mười mưa… - Thể hiện tình cảm của bác dành cho cha mẹ và con cái: kính già yêu trẻ. - Khẳng định phải lao động thì mới được hưởng thụ: tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Người đi sau thường ứng xử theo cách của người đi trước: Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy.
  4. Bài 2: (4 điểm) Ý Yêu cầu về kiến thức Điểm a. Phép lặp: tàu, đường tàu 0,5 đ Phép thế: từ “vậy” câu (6) thay cho cụm từ ở câu (5). b. Lúc (TN) /thì đá tảng (CN)/nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc (TN)/ thì ai 1đ đó (CN)/ tháo cả ốc gắn các thanh ray (VN). -> Câu ghép Vịnh (CN)/ nhận một việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều(VN). -> Câu đơn c. Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ Đại từ 1đ Lúc, đá Nằm, chạy, Chềnh ềnh Thì Ai tảng, đường tháo, gắn, ở tàu, ốc, thanh ray d Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa 1đ Chềnh ềnh Cồng kềnh, lù lù Gọn gàng, ngăn nắp... An toàn An lành, an bình Nguy hiểm, bất ổn... e Thuyết phục: đưa ra những lí lẽ, phân tích, giải thích để người khác thấy hợp lí mà 0.5đ thay đổi hoặc làm theo. Cam kết: chính thức đảm bảo làm đúng điều đã hứa. Bài 3: (4 điểm) Ý Nội dung kiến thức Biểu điểm a - Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong suốt bài thơ là nhân hoá. 1.0 đ - Tác dụng: Cây trầu trở nên gần gũi như một người bạn. Cậu bé vừa kể chuyện tâm tình, vừa xin cây trầu mấy lá cho mẹ, cho bà. Cây trầu như cũng có suy ngẫm, buồn vui, biết đau đớn... Trẻ thơ và thiên nhiên cây cỏ có một mối giao cảm thật kì diệu. b Suy nghĩ về bạn nhỏ: 2.5 đ - Đó là bạn nhỏ có tâm hồn nhạy cảm, yêu mến, nâng niu cỏ cây vạn vật quanh mình. Cậu bé đánh thức trầu, trò chuyện, tâm tình cùng cây, xin cây mấy lá, không nỡ làm cây đau, lo cây bị lụi. - Cậu bé cũng rất yêu quý, quan tâm tới những người thân trong gia đình. Khi bà tới chơi, mặc dù trời đã tối những cậu bé vẫn vui vẻ đi hái trầu cho bà và cho mẹ. - Nghệ thuật: ngôn ngữ thơ mộc mạc mà tinh tế, gần gũi với trẻ thơ ở làng quê, tác giả tạo ra cuộc trò chuyện thật thú vị, sinh động với phép nhân hoá tự nhiên… (Khuyến khích những cảm nhận sáng tạo) c Kể tên 2 bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa mà em đã được học trong chương 0.5 đ trình Tiếng Việt lớp 5: Hạt gạo làng ta, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1