SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 04 trang)<br />
<br />
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2018 – 2019<br />
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề<br />
Mã đề: 112<br />
<br />
Câu 1: Những giai cấp mới nào ra đời ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân<br />
Pháp (1919 - 1929)?<br />
A. Công nhân và địa chủ.<br />
B. Nông dân và tư sản.<br />
C. Tư sản và tiểu tư sản.<br />
D. Tiểu tư sản và nông dân.<br />
Câu 2: Hiệp ước đầu tiên triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp vào thế kỉ XIX là<br />
A. Hiệp ước Giáp Tuất.<br />
B. Hiệp ước Hácmăng.<br />
C. Hiệp ước Patơnốt.<br />
D. Hiệp ước Nhâm Tuất.<br />
Câu 3: Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến<br />
tranh thế giới thứ hai là do các nước này<br />
A. hợp tác có hiệu quả trong các tổ chức liên kết khu vực.<br />
B. áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.<br />
C. có tài nguyên thiên nhiên phong phú.<br />
D. lợi dụng chiến tranh để làm giàu.<br />
Câu 4: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị năm 1930 của Đảng Cộng Sản Việt Nam là gì?<br />
A. Độc lập và tự chủ.<br />
B. Tự do và dân chủ.<br />
C. Độc lập và tự do.<br />
D. Ruộng đất cho dân cày.<br />
Câu 5: Khi Nhật xâm lược Đông Dương (1940), thực dân Pháp đã<br />
A. huy động nhân dân Đông Dương đứng lên chống Nhật.<br />
B. nhanh chóng đầu hàng, cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta.<br />
C. đầu hàng và nhanh chóng rút khỏi Đông Dương.<br />
D. kêu gọi các nước đồng minh giúp Pháp chống Nhật.<br />
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào 1936 - 1939 ở Việt Nam?<br />
A. Quy mô đấu tranh rộng lớn.<br />
B. Có nhiều hình thức đấu tranh mới.<br />
C. Chỉ mang tính dân chủ.<br />
D. Mang tính dân tộc.<br />
Câu 7: Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản<br />
A. phát triển chậm chạp.<br />
B. khủng hoảng, suy yếu.<br />
C. phát triển nhanh nhưng không ổn định.<br />
D. phát triển đến đỉnh cao.<br />
Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tổ chức Liên hợp quốc?<br />
A. Nhật Bản là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.<br />
B. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới là mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc.<br />
C. Hội đồng Bảo An là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br />
D. Nga là quốc gia kế tục Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.<br />
Câu 9: Tháng 3 năm 1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện<br />
A. Chính sách mới.<br />
B. Chính sách cộng sản thời chiến.<br />
C. Chính sách kinh tế mới.<br />
D. Chính sách láng giềng thân thiện.<br />
Câu 10: Nước nào châm ngòi nổ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br />
A. Nhật Bản.<br />
B. Đức.<br />
C. Anh.<br />
D. Italia.<br />
Câu 11: Hội nghị Ianta (2 - 1945) đã quyết định thành lập<br />
A. khối Đồng Minh.<br />
B. Liên hợp quốc.<br />
C. Hội Quốc liên.<br />
D. phe Hiệp ước.<br />
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu<br />
sự xác lập<br />
A. trật tự thế giới đơn cực.<br />
B. vị trí bá chủ của Mĩ.<br />
C. trật tự thế giới đa cực.<br />
D. cục diện hai cực, hai phe.<br />
Câu 13: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở<br />
A. Đông Phi.<br />
B. Đông Bắc Á.<br />
C. Đông Nam Á.<br />
D. Bắc Phi.<br />
Trang 1/4 - Mã đề 112<br />
<br />
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của Phong trào Cần vương ở Việt<br />
Nam cuối thế kỉ XIX?<br />
A. Lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ.<br />
B. Sử dụng phương pháp đấu tranh vũ trang.<br />
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.<br />
D. Chưa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.<br />
Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh là “Lục địa bùng cháy” vì<br />
A. nhân dân Mĩ Latinh chỉ sử dụng đấu tranh vũ trang.<br />
B. khu vực này giành được độc lập sớm nhất.<br />
C. nhân dân Mĩ Latinh chống lại chính phủ độc tài thân Mĩ.<br />
D. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.<br />
Câu 16: Hậu quả bao trùm về mặt xã hội mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 tác động đến<br />
Việt Nam là<br />
A. viên chức bị sa thải, nhà buôn nhỏ đóng cửa.<br />
B. số đông tư sản gặp khó khăn trong kinh doanh.<br />
C. công nhân có việc làm nhưng lương thấp.<br />
D. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân lao động.<br />
Câu 17: Từ nửa sau những năm 70 thế kỉ XX, Nhật Bản chú trọng hợp tác với các nước<br />
A. Tây Á.<br />
B. Đông Bắc Á.<br />
C. Nam Á.<br />
D. Đông Nam Á.<br />
Câu 18: Cách mạng Tân Hợi (1911) có ý nghĩa to lớn đối với Trung Quốc vì<br />
A. đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.<br />
B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.<br />
C. giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.<br />
D. chống lại sự nô dịch của các nước đế quốc.<br />
Câu 19: Điểm khác biệt cơ bản về tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới<br />
thứ nhất là<br />
A. phi nghĩa đối với tất cả các bên tham gia chiến tranh.<br />
B. chính nghĩa thuộc về tất cả các bên tham gia chiến tranh.<br />
C. chính nghĩa thuộc về Liên Xô và các lực lượng hòa bình dân chủ.<br />
D. phi nghĩa thuộc về Liên Xô và các nước Đông Âu.<br />
Câu 20: Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào sau đây?<br />
A. Việt Nam Quốc dân đảng.<br />
B. Đảng Lập hiến.<br />
C. Đảng Tân Việt.<br />
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
Câu 21: Một trong những điều kiện để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) là<br />
A. sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vácsava đe dọa an ninh Tây Âu.<br />
B. cuộc đấu tranh ở các nước thuộc địa buộc Tây Âu phải liên kết với nhau.<br />
C. sự tương đồng về kinh tế, chính trị của các nước thành viên.<br />
D. các nước cùng liên minh với Mĩ nhằm chống lại Liên Xô.<br />
Câu 22: Nhận xét nào sau đây đúng về thời cơ của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa?<br />
A. Có điều kiện để cải cách sâu rộng nền kinh tế. B. Phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.<br />
C. Giảm được áp lực cạnh tranh về kinh tế.<br />
D. Được đảm bảo về an ninh quốc phòng.<br />
Câu 23: Phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có đặc điểm nào dưới đây?<br />
A. Mang đậm tinh thần dân tộc, dân chủ.<br />
B. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.<br />
C. Theo hệ tư tưởng phong kiến.<br />
D. Nông dân là lực lượng chủ yếu.<br />
Câu 24: Một trong những bài học được rút ra từ sự tăng trưởng kinh tế khá liên tục của các nước tư bản<br />
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là<br />
A. chỉ chú trọng phát triển quan hệ với các nước trong khu vực.<br />
B. tăng cường xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.<br />
C. chỉ hợp tác kinh tế với các nước phát triển và đang phát triển.<br />
D. tự điều chỉnh kịp thời để thích nghi với những biến động kinh tế thế giới.<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề 112<br />
<br />
Câu 25: Từ sự kiện nước Anh rút khỏi EU (2017), bài học chủ yếu cho sự phát triển bền vững của<br />
ASEAN là gì?<br />
A. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa các quốc gia thành viên.<br />
B. Xúc tiến nhanh việc thành lập ngôi nhà chung ở Đông Nam Á.<br />
C. Truyền thông đầy đủ lợi ích liên kết khu vực đến đông đảo nhân dân.<br />
D. Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên về kinh tế, chính trị, quân sự.<br />
Câu 26: Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ<br />
XIX là về<br />
A. hình thức đấu tranh.<br />
B. lực lượng tham gia.<br />
C. khuynh hướng đấu tranh.<br />
D. mục tiêu đấu tranh.<br />
Câu 27: Việc Ấn Độ thực hiện cuộc cách mạng chất xám từ thập niên 90 thế kỉ XX để lại bài học gì cho<br />
Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0?<br />
A. Chú trọng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.<br />
B. Tăng cường ứng dụng công nghệ hạt nhân.<br />
C. Chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng.<br />
D. Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học.<br />
Câu 28: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đến trước<br />
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)?<br />
A. Xuất hiện các xu hướng cứu nước mới.<br />
B. Hình thức đấu tranh phong phú.<br />
C. Giải phóng dân tộc gắn với cải biến xã hội.<br />
D. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân, công nhân<br />
Câu 29: Hãy chỉ ra điểm chung của các sự kiện sau:<br />
1. Cao trào 1905 - 1908 ở Ấn Độ.<br />
2. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.<br />
3. Khởi nghĩa Yên Bái ở Việt Nam năm 1930.<br />
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.<br />
B. Phương pháp đấu tranh ôn hòa .<br />
C. Đều là các cuộc cải cách dân chủ.<br />
D. Mục tiêu đấu tranh là chống phong kiến.<br />
Câu 30: Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, có điểm gì tương đồng với Chính sách kinh tế<br />
mới của nước Nga Xô viết?<br />
A. Thực hiện chính sách miễn thuế trong nông nghiệp.<br />
B. Tăng cường hợp tác quốc tế, chú trọng liên kết khu vực.<br />
C. Nhà nước tập trung khôi phục và phát triển công nghiệp nặng.<br />
D. Phát triển kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.<br />
Câu 31: Nội dung thể hiện sự sáng tạo của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng<br />
sản Đông Dương (5 - 1941)?<br />
A. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.<br />
B. Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.<br />
C. Chọn Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng.<br />
D. Xác định phương pháp là đấu tranh vũ trang.<br />
Câu 32: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về nguyên nhân thành công của công cuộc cải cách mở cửa<br />
ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay?<br />
A. Nhân dân Trung Quốc ủng hộ chính quyền thực hiện cải cách.<br />
B. Trung Quốc tiến hành cải cách trong bối cảnh chỉ có thuận lợi.<br />
C. Cuộc cải cách được tiến hành trên nhiều lĩnh vực.<br />
D. Đường lối cải cách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.<br />
Câu 33: Nhận xét nào sau đây đúng về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản<br />
Đông Dương (5 - 1941)?<br />
A. Xác định hình thái khởi nghĩa là từ nông thôn đến thành thị.<br />
B. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.<br />
C. Lần đầu tiên đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.<br />
D. Hoàn chỉnh chủ trương đấu tranh được đề ra từ các hội nghị trước đó của Đảng.<br />
Trang 3/4 - Mã đề 112<br />
<br />
Câu 34: Bài học xuyên suốt được rút ra từ cuộc vận động giải phóng dân tộc (1930 - 1945)?<br />
A. Đoàn kết dân tộc là nhân tố thường xuyên đảm bảo thắng lợi của cách mạng.<br />
B. Giải phóng dân tộc phải được tiến hành đồng thời với giải phóng giai cấp.<br />
C. Đoàn kết dân tộc là nhân tố duy nhất quyết định thắng lợi của cách mạng.<br />
D. Không giải phóng được dân tộc khi chưa giải phóng được cho các giai cấp.<br />
Câu 35: Điểm giống nhau giữa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào cuối thế kỉ<br />
XIX là giúp hai nước<br />
A. không bị lệ thuộc các nước phương Tây.<br />
B. không bị biến thành thuộc địa.<br />
C. trở thành các cường quốc tư bản.<br />
D. củng cố chế độ quân chủ chuyên chế.<br />
Câu 36: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã chứng tỏ giai cấp công nhân<br />
A. hoàn toàn đấu tranh tự giác.<br />
B. liên minh chặt chẽ với nông dân.<br />
C. bước đầu chuyển biến từ tự phát lên tự giác. D. là lực lượng cách mạng duy nhất.<br />
Câu 37: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam (1919 - 1930)?<br />
A. Xác định con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản.<br />
B. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
C. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản.<br />
D. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
Câu 38: Điểm giống nhau cơ bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 1939 ở Việt Nam là về<br />
A. khẩu hiệu cách mạng.<br />
B. mục tiêu đấu tranh trước mắt.<br />
C. lãnh đạo cách mạng.<br />
D. kẻ thù đấu tranh trước mắt.<br />
Câu 39: Sự kiện nào đánh dấu trật tự hai cực Ianta bước đầu bị xói mòn sau Chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.<br />
B. Nước Cộng hòa Ấn Độ ra đời.<br />
C. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba.<br />
D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.<br />
Câu 40: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến<br />
tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa to lớn vì<br />
A. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.<br />
B. làm sụp đổ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên thế giới.<br />
C. xuất hiện nhiều tổ chức liên minh chính trị, quân sự trên thế giới.<br />
D. đánh dấu sự thắng thế của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.<br />
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề 112<br />
<br />