Họ và tên: ……………………<br />
<br />
Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại<br />
<br />
Lớp: 9<br />
<br />
Thời gian: 45 phút<br />
<br />
Đề 1<br />
Câu 1(7 điểm): Cho đoạn thơ sau:<br />
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.<br />
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.<br />
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,<br />
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.<br />
<br />
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,<br />
Cá thu biển Đông như đoàn thoi<br />
Đêm ngày dệt biển muông luồng sáng.<br />
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”<br />
a, Đoạn thơ trên có trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài<br />
thơ?<br />
b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em<br />
về hai khổ thơ trên.<br />
<br />
Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Làng” (Kim Lân) bằng đoạn văn khoảng 10<br />
câu.<br />
<br />
Họ và tên: ……………………<br />
<br />
Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại<br />
<br />
Lớp: 9<br />
<br />
Thời gian: 45 phút<br />
<br />
Đề 2<br />
Câu 1(7 điểm): Cho đoạn thơ sau:<br />
“Ngửa mặt lên nhìn mặt<br />
có cái gì rưng rưng<br />
như là đồng là bể<br />
như là sông là rừng<br />
<br />
Trăng cứ tròn vành vạnh<br />
kể chi người vô tình<br />
ánh trăng im phăng phắc<br />
đủ cho ta giật mình.”<br />
a, Đoạn thơ trên có trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài<br />
thơ?<br />
b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em<br />
về hai khổ thơ trên.<br />
<br />
Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) bằng<br />
đoạn văn khoảng 10 câu.<br />
<br />
đáp án và biểu điểm<br />
Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiên đại<br />
Thời gian: 45 phút<br />
Đề 1<br />
Câu 1(7 điểm): HS trả lời đúng các ý sau:<br />
a, - Đoạn thơ trên có trong bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá (0,5 điểm), tác giả: Huy<br />
Cận(0,5 điểm)<br />
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Mỗi ý đúng cho 1 điểm<br />
+Sáng tác giữa năm 1958 khi Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ<br />
Quảng Ninh,<br />
+ Bài thơ được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.<br />
b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em<br />
về hai khổ thơ trên. (4 điểm)<br />
- Hình thức: + Đoạn văn tổng-phân-hợp, khoảng 10 câu,diễn đạt rõ ràng, mạch lạc<br />
(cho 1 điểm). Nếu không đủ số câu hoặc thừa quá nhiều trừ 0,5 điểm.<br />
- Nội dung (3 điểm): Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu<br />
cảm nhận được các ý sau:<br />
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ,<br />
đầy sức sống ( nghệ thuật so sánh và nhân hóa đặc sắc).<br />
+ Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như<br />
chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động (từ<br />
“lại”, ẩn dụ“Câu hát căng buồm”.<br />
+Sự giàu có của biển khơi (từ “bạc” gợi sự quý giá, so sánh đẹp “Cá thu biển đông<br />
như đoàn thoi”, nhân hóa “dệt”, từ “ta”đầy tự hào.<br />
-> Cảnh ra khơi huy hoàng đầy khí thế hứa hẹn.<br />
Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Làng” (Kim Lân) bằng đoạn văn khoảng 10<br />
câu. Diễn đạt rõ rang, mạch lạc, biết sắp xếp tình huống, diễn biến truyện.<br />
<br />
Đề 2:<br />
Câu 1(7 điểm):<br />
a, - Đoạn thơ trên có trong bài thơ: “ánh trăng” (0,5 điểm), tác giả: Nguyễn Duy(0,5<br />
điểm)<br />
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ cho 2 điểm.<br />
+Sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (ba năm sau ngày kết thúc chiến<br />
tranh, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước).<br />
b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em<br />
về hai khổ thơ trên. (4 điểm)<br />
- Hình thức: + Đoạn văn tổng-phân-hợp, khoảng 10 câu,diễn đạt rõ ràng, mạch lạc<br />
(cho 1 điểm). Nếu không đủ số câu hoặc thừa quá nhiều trừ 0,5 điểm.<br />
- Nội dung (3 điểm): Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu<br />
cảm nhận được các ý sau:<br />
+ Khổ thơ thứ 5 thể hiện trọn vẹn niềm xúc động mãnh liệt của nhà thơ khi đối diện<br />
với vầng trăng (từ “mặt”được điệp lại hai lần, lần thứ hai là từ nhiều nghĩa làm nên<br />
sự đa nghĩa cho ý thơ, điệp từ “như là”…)<br />
+ Khổ cuối thể hiện sâu sắc những suy ngẫm và triết lí nhân sinh của nhà thơ qua<br />
hình tượng “ánh trăng”(nghệ thuật nhân hóa).<br />
Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) bằng<br />
đoạn văn khoảng 10 câu. Diễn đạt rõ rang, mạch lạc, biết sắp xếp tình huống, diễn<br />
biến truyện.<br />
<br />