Tuần 33 - Tiết 129<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT<br />
Thời gian: 45 phút<br />
I. MỤC TIÊU :<br />
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Tiếng<br />
Việt lớp 8.<br />
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của phân môn Tiếng Việt với<br />
mục đích đánh giá năng lực làm bài của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.<br />
II. HÌNH THỨC :<br />
- Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận .<br />
- Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 45 phút.<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :<br />
- Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của các phân môn :<br />
- Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định<br />
- Hành động nói<br />
- Hội thoại<br />
- Lựa chọn trật tự từ trong câu<br />
- Xây dựng khung ma trận :<br />
<br />
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM :<br />
Mức<br />
Nhận biết<br />
độ<br />
Chủ đề<br />
Câu nghi vấn<br />
Câu cầu khiến<br />
câu 7<br />
Câu cảm thán<br />
câu 3<br />
Câu trần thuật<br />
câu 6<br />
Câu phủ định<br />
câu 8<br />
Hành động<br />
nói<br />
câu 11<br />
Hội thoại<br />
câu 12<br />
Lựa chọn trật<br />
tự từ trong<br />
câu<br />
Cộng số câu<br />
6<br />
Cộng số điểm<br />
1.5<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
câu 4<br />
câu 2<br />
câu 1<br />
câu 9, câu 10<br />
câu 5<br />
<br />
6<br />
1.5<br />
<br />
Vận dụng<br />
thấp<br />
<br />
Vận dụng cao<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
12<br />
3.0<br />
<br />
II/ PHẦN TỰ LUẬN :<br />
Mức độ<br />
Nhận biết<br />
Câu nghi vấn<br />
Câu cầu khiến<br />
Câu phủ định<br />
Hội thoại<br />
Lựa chọn trật<br />
tự từ trong câu<br />
Cộng số câu<br />
Cộng số điểm<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng thấp<br />
câu 2a<br />
câu 2b<br />
câu 2c<br />
<br />
Vận dụng cao<br />
<br />
1<br />
câu 3<br />
<br />
Câu 1<br />
1<br />
2.0<br />
<br />
1<br />
3.0<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
1<br />
2.0<br />
<br />
1<br />
1<br />
3<br />
7.0<br />
<br />
Kiểm tra Tiếng Việt 45’<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Câu 1: Chỉ ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu in đậm sau đây ( 2 điểm )<br />
a/<br />
<br />
Đầu lòng hai ả tố nga<br />
<br />
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. ( Nguyễn Du )<br />
b/ Lắt lẽo cành thông cơn gió giật<br />
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. ( Hồ Xuân Hương )<br />
<br />
Câu 2 : Đặt câu theo yêu cầu ( 3 điểm )<br />
a/ Đặt một câu nghi vấn dùng để đe dọa : ………………………………………………………………….<br />
<br />
b/ Đặt một câu cầu khiến dùng để khuyên bảo …………………………………………………………….<br />
c/ Đặt một câu phủ định bác bỏ dùng để phản bác một ý kiến :<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
Câu 3 : Viết một đoạn văn đối thoại ngắn từ 5 đến 10 dòng ( nội dung tự chọn ) và chỉ ra vai xã<br />
hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn văn đó. ( 2 điểm )<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Câu 1: Chỉ ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ : ( mỗi câu đúng 1đ = 2 điểm )<br />
a/ Thể hiện thứ tự trước sau của hai chị em.<br />
b/ Nhấn mạnh hình ảnh sự vật.<br />
Câu 2: Đặt câu đúng theo theo yêu cầu ( mỗi câu đúng 1đ = 3 điểm )<br />
Câu 3: HS viết một đoạn văn đối thoại ngắn từ 5 đến 10 dòng, ( nội dung tự chọn ) ( 1điểm )<br />
Chỉ ra vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn văn đó. ( 1 điểm )<br />
<br />
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT<br />
MÔN NGỮ VĂN 8<br />
Thời gian: 45 phút;<br />
ĐỀ 2<br />
I . TRẮC NGHIỆM ( 2.0 đ)<br />
Câu 1. Chọn đúng trong những ý sau nói về từ địa phương.<br />
A. Từ địa phương là những từ được dung ở miền Nam.<br />
B. Từ địa phương là những từ chỉ được dùng ở một số địa phương nhất định.<br />
C. Từ địa phương là những từ chỉ được dung ở vùng sâu, vùng xa.<br />
Câu 2. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào có cách sắp xếp đúng nhất ?<br />
A. Những người thân trong gia đình: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em.<br />
B. Nông cụ : cày, bừa, bào, cưa, cuốc, phấn.<br />
C. Gia cầm : vịt, gà, trâu, bò, lợn.<br />
D. Học tập: tập, thước, bút, sách.<br />
Câu 3. Từ nào sau đây không phải là biệt ngữ xã hội ?<br />
A. Trẫm<br />
B. Mế<br />
C. Khanh<br />
D. Thiếp<br />
Câu 4. Các từ : này , ơi, vâng, dạ, ừ thuộc:<br />
A. thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.<br />
B. trợ từ.<br />
C. thán từ, gọi đáp.<br />
D. hỏi<br />
Câu 5. Từ nào sau đây không phải là từ láy ?<br />
A . Lom khom<br />
B . Mếu máu<br />
C. Thơm tho<br />
D. Đỏ đen<br />
Câu 6. Từ “ơi” trong câu “Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi” là :<br />
A . tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.<br />
B . tình thái từ cầu khiến.<br />
C . tình thái từ nghi vấn.<br />
D. tình thái từ gọi đáp.<br />
Câu 7. Dấu hai chấm trong câu “Có người cho rằng: bài toán dân số đã được đặt ra từ<br />
thời cổ đại”. có tác dụng gì ?<br />
A . Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.<br />
B . Đánh dấu lời dẫn gián tiếp.<br />
C . Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.<br />
D. Ngắt nhịp.<br />
Câu 8. Dấu ngoặc kép trong câu : Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng<br />
liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra” . Được sử dụng với mục đích gì ?<br />
A . Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.<br />
B . Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mĩa mai.<br />
C . Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.<br />
D. Đánh dấu chú thích<br />
II . TỰ LUẬN: (8, 0 đ)<br />
Câu 1. Cho câu : Cấm hút thuốc lá trong phòng. Em hãy viết lại câu trên có sử dụng<br />
biện pháp nói giảm, nói tránh.<br />
Câu 2. Đặt ba câu ghép.<br />
Câu 3. Chép một câu ca dao có sử dụng biện pháp nói quá.<br />
Câu 4. Đặt một câu có sử dụng từ tượng hình.<br />
<br />