TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA<br />
TỔ: SỬ-ĐỊA-TD-GDCD<br />
<br />
KIỂM TRA MỘT TIẾT<br />
MÔN: GDCD 11<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
Mã đề thi<br />
132<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ...................................................<br />
Điểm<br />
Lời phê của cô giáo<br />
<br />
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm: mỗi câu 0,25 điểm)<br />
(Khoanh vào câu trả lời đúng nhất)<br />
Câu 1: Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào?<br />
A. Thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết.<br />
B. Thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết.<br />
C. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết.<br />
D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết.<br />
Câu 2: Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với<br />
lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mỹ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã<br />
thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?<br />
A. Lượng giá trị.<br />
B. Giá cả.<br />
C. Giá trị.<br />
D. Giá trị sử dụng.<br />
Câu 3: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào?<br />
A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.<br />
B. Cung, cầu thường cân bằng.<br />
C. Cầu thường lớn hơn cung.<br />
D. Cung thường lớn hơn cầu.<br />
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?<br />
A. Cạnh tranh văn hoá.<br />
B. Cạnh tranh chính trị.<br />
C. Canh tranh kinh tế.<br />
D. Cạnh tranh sản xuất.<br />
Câu 5: Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết<br />
liệt?<br />
A. Cạnh tranh trong nước và ngoài nước.<br />
B. Cạnh tranh trong mua bán.<br />
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.<br />
D. Cạnh tranh giữa các ngành.<br />
Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?<br />
A. Nhu cầu có khả năng thanh toán.<br />
B. Nhu cầu của mọi người.<br />
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.<br />
D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.<br />
Câu 7: Trên thị trường, cầu về ô tô là 70.000 chiếc các loại. Có 10 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để<br />
cung ứng cho thị trường. Trong đó, Toyota cung ứng 19340 chiếc, GM Daewoo cung ứng 15245 chiếc,<br />
Ford cung ứng 11789 chiếc, KIA cung ứng 9875 chiếc, Mekong cung ứng 5812 chiếc, Huyndai cung ứng<br />
1125 chiếc. Giả sử không xét đến các yếu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung-cầu và giá cả thị<br />
trường. Điều gì sẽ xảy ra?<br />
A. Giá ô tô giảm xuống.<br />
B. Giá ô tô tăng lên.<br />
C. Giá ô tô sẽ ổn định.<br />
D. Giá ô tô biến động .<br />
Câu 8: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?<br />
A. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.<br />
B. 1m vải = 2 giờ.<br />
C. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.<br />
D. 1m vải = 5kg thóc.<br />
Câu 9: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?<br />
A. Vì tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.<br />
B. Vì tiền tệ được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.<br />
C. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.<br />
D. Vì tiền tệ đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.<br />
Trang 1/3 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Câu 10: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ.<br />
Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?<br />
A. 4 giờ.<br />
B. 5 giờ.<br />
C. 6 giờ.<br />
D. 3 giờ.<br />
Câu 11: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?<br />
A. Luôn cao hơn giá trị.<br />
B. Luôn ăn khớp với giá trị.<br />
C. Luôn xoay quanh giá trị.<br />
D. Luôn thấp hơn giá trị.<br />
Câu 12: Giá trị của hàng hóa là gì?<br />
A. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.<br />
B. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.<br />
C. Lao động của người sản xuất hàng hóa.<br />
D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.<br />
Câu 13: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?<br />
A. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.<br />
B. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.<br />
C. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.<br />
D. Vì hàng hóa là thước đo trình độ phát triển sản xuất của loài người.<br />
Câu 14: Vợ chồng chị C đã trả cho công ty M 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Y.<br />
Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?<br />
A. Phương tiện lưu thông.<br />
B. Phương tiện cất trữ.<br />
C. Phương tiện thanh toán.<br />
D. Thước đo giá trị.<br />
Câu 15: Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ trồng lúa để trồng các loại loại cây ăn quả có<br />
giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào của thị trường để<br />
chuyển đổi cơ cấu cây trồng?<br />
A. Chức năng thừa nhận giá trị.<br />
B. Chức năng thông tin.<br />
C. Chức năng điều tiết lưu thông.<br />
D. Chức năng điều tiết sản xuất.<br />
Câu 16: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động<br />
hội nhập kinh tế quốc tế là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?<br />
A. Mục đích của cạnh tranh.<br />
B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.<br />
C. Mặt tích cực của cạnh tranh.<br />
D. Nguyên nhân của cạnh tranh.<br />
Câu 17: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì<br />
giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?<br />
A. Tự phát từ quy luật giá trị.<br />
B. Điều tiết sản xuất.<br />
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.<br />
D. Điều tiết trong lưu thông.<br />
Câu 18: Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi diện tích trồng hồ tiêu trong phạm vi cả nước tăng quá<br />
nhanh dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó, anh M vẫn phá bỏ 2 ha cà phê để trồng tiêu, anh K giữ<br />
nguyên diện tích trồng hồ tiêu của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu. Còn anh H và<br />
S vội phá bỏ diện tích trồng hồ tiêu chuyển sang trồng chanh dây. Trong trường hợp này, ai đã vận dụng<br />
sai chức năng của thị trường?<br />
A. Anh M.<br />
B. Anh K.<br />
C. Anh M, H và S.<br />
D. Anh K, H, M, S.<br />
Câu 19: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu<br />
thông phải căn cứ vào đâu?<br />
A. Thời gian lao động cá biệt.<br />
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.<br />
C. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa.<br />
D. Thời gian cần thiết.<br />
Câu 20: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?<br />
A. Quy lưu thông tiền tệ.<br />
B. Quy luật giá trị.<br />
C. Quy luật cung cầu.<br />
D. Quy luật cạnh tranh.<br />
Phần II: Tự luận (5 điểm)<br />
Câu 1. Phân tích sự vận dụng quan hệ cung cầu của Nhà nước, người sản xuất , kinh doanh và người<br />
tiêu dùng?<br />
<br />
Trang 2/3 - Mã đề thi 132<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I MÔN GDCD 11<br />
Phần I: Trắc nghiệm.<br />
Câu<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20<br />
<br />
132<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
209<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
357<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
485<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Đề<br />
<br />
Phần II: Tự luận.<br />
Đề 132.<br />
Ý<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
* Sự vận dụng quan hệ cung cầu của Nhà nước: Điều tiết các trường hợp cung – cầu 1,5<br />
trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp.<br />
- Khi cung < cầu :<br />
+ Khách quan: sử dụng dự trữ quốc gia.<br />
+ Chủ quan: sử dụng pháp luật để xử lý vi phạm.<br />
- Khi cung > cầu : Sử dụng biện pháp kích cầu: tăng đầu tư, tăng lương, tạo việc làm…<br />
* Người sản xuất, kinh doanh: Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, 1,5<br />
kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu<br />
- Thu hẹp sx, kd khi Cung > cầu, giá cả < giá trị<br />
- Mở rộng sx, kd khi Cung < cầu, giá cả > giá trị<br />
* Người tiêu dùng: Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung 1,5<br />
cầu để có lợi<br />
- Cung < cầu: Giảm mua<br />
- Cung > cầu: Tăng mua<br />
Ví dụ minh họa<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Trang 3/3 - Mã đề thi 132<br />
<br />