SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK<br />
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG<br />
<br />
KIỂM TRA 1 TIẾT SỬ 11- HỌC KÌ 1<br />
NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN Lịch Sử – Khối lớp 11<br />
<br />
(Đề thi có 04 trang)<br />
<br />
Thời gian làm bài : 45 phút(không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 462<br />
<br />
Câu 1. (0.25 điểm) Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc(1851- 1864) ở Trung Quốc là<br />
A. Tôn Trung Sơn<br />
B. Khang Hữu Vi<br />
C. Lương Khải Siêu<br />
D. Hồng Tú Toàn.<br />
Câu 2. (0.25 điểm) Năm 1893, sự kiện nào xảy ra liên quan đến vận mệnh nước Lào?<br />
A. Các đoàn thám hiểm của thực dân Pháp bắt đầu xâm nhập nước Lào.<br />
B. Chính phủ Xiêm kí hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào.<br />
C. Nghĩa quân của Phacađuốc giải phóng hoàn toàn tỉnh Xavannakhét.<br />
D. Nghĩa quân của Phacađuốc quyết định lập căn cứ tại tỉnh Xavanakhét.<br />
Câu 3. (0.25 điểm) Kết quả lớn nhất mà cuộc khởi nghĩa Phacađuốc ở Lào mang lại là<br />
A. Giải phóng Luông Phabang và mở rộng hoạt động vùng biên giới Việt – Lào.<br />
B. Giải phóng cao nguyên Bôlôven và mở rộng hoạt động vùng biên giới Việt – Lào.<br />
C. Giải phóng Xavannakhét và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt – Lào.<br />
D. Giải phóng Uđông và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt Nam- Lào.<br />
Câu 4. (0.25 điểm) Những nước nào thuộc phe phe Hiệp ước trước khi Chiến tranh thế giới nhất bùng nổ ?<br />
A. Anh, Pháp, Nga;<br />
B. Anh, Pháp, Italia;<br />
C. Áo- Hung, Nga;<br />
D. Mĩ- Nga- Nhật;<br />
Câu 5. (0.25 điểm) Xiêm (Thailan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành<br />
thuộc địa vì<br />
A. Thực hiện chính sách dựa vào nước lớn đó là liên minh với Anh để kiềm chế tham vọng của Pháp<br />
B. Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.<br />
C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo kết hợp với tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng<br />
D. Đoàn kết với các nước láng giềng và kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các nước Anh, Pháp.<br />
Câu 6. (0.25 điểm) Tháng 1-1868, một sự kiện nổi bật diễn ra ở Nhật Bản là<br />
A. Thiên hoàng Minh trị lên ngôi.<br />
B. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.<br />
C. Hiệp ước Nhật- Mĩ được kí kết<br />
D. Chế độ Mạc phủ Nhật sụp đổ.<br />
Câu 7. (0.25 điểm) Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp (3-3- 1918) giữa Đức và Nga là<br />
A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc.<br />
B. Nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.<br />
C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới.<br />
D. Hai nước thiết lập khu phi quân sự ở biên giới<br />
Câu 8(0.25 điểm)Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật là gì ?<br />
A. Sản xuất quy mô lớn<br />
B. Công nghiệp phát triển.<br />
C. Nông nghiệp lạc hậu.<br />
D. Thương mại hành hóa.<br />
Câu 9. (0.25 điểm) Chính sách mà Mĩ đã thực hiện tại Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XXchính là biểu hiện của<br />
A. Sự đồng hóa dân tộc.<br />
B. Chủ nghĩa thực dân cũ.<br />
C. Chủ nghĩa thực dân mới.<br />
D. Sự nô dịch văn hóa.<br />
Câu 10. (0.25 điểm) Vai trò nổi bật nhất của văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở buổi đầu thời kì cận đại là:<br />
A. Hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.; B. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến;<br />
C. Đấu tranh cho cái mới, cái tích cực của xã hội.<br />
D. Góp phần vào sự thắng lợi của giai cấp tư sản;<br />
Câu 11. (0.25 điểm) Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động<br />
Duy tân (1898) ở Trung Quốc là<br />
A. Nhà Thanh được đế quốc giúp đỡ<br />
B. Sự chống phá của phái Từ Hi Thái hậu<br />
C. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.<br />
D. Không dựa vào lực lượng nhân dân.<br />
<br />
1/4 - Mã đề 462<br />
<br />
Câu 12. (0.25 điểm) Ý nào KHÔNG phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên<br />
minh, Hiệp ước ) đầu thế kỉ XX<br />
A. Để lôi kéo đồng minh về phía mình tạo ra sức mạnh để đảm bảo thắng lợi.<br />
B. Ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau giữa các nước.<br />
C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm trên thế giới tư bản.<br />
D. Để tăng cường chạy đua vũ trang nhằm tăng cường khả năng quân sự<br />
Câu 13.(0.25 điểm)Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vì<br />
A. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho hai phe.<br />
B. Không muốn “hy sinh” một cách vô ích vì chiến tranh.<br />
C. Chưa đủ tiềm lực và thời cơ để tham gia chiến tranh.<br />
D. Sợ quân Đức vượt đại dương tấn công nước Mĩ.<br />
Câu 14. (0.25 điểm) Ý nào KHÔNG phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của chủ nghĩa<br />
thực dân phương Tây ở châu Phi, Á ?<br />
A. Chế độ cai trị hà khắc, nhà tù nhiều hơn trường học.<br />
B. Đầu tư phát triển một số nghành công nghiệp.<br />
C. Thực hiện chính sách “chia để trị” và “ngu dân”<br />
D. Câu kết với bọn phong kiến và các thế lực tay sai.<br />
Câu 15. (0.25 điểm) Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên<br />
gọi<br />
A. Đảng dân chủ.<br />
B. Quốc dân đảng.<br />
C. Đảng Quốc đại.<br />
D. Đảng Cộng hòa<br />
Câu 16. (0.25 điểm) Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận<br />
phía Tây để<br />
A. Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga.<br />
B. Dự định nhanh chóng đánh bại Hà Lan, rồi quay sang tấn công Nga.<br />
C. Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga.<br />
D. Dự định nhanh chóng đánh bại Anh , rồi quay sang tấn công Nga.<br />
Câu 17. (0.25 điểm) Từ thời vua Môngkút (Rama IV, từ năm 1851- 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực<br />
hiện chủ trương gì để phát triển đất nước?<br />
A. Kêu gọi sự ủng hộ của nước Pháp.<br />
B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.<br />
C. Kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài.<br />
D. Ban bố đạo luật phát triển kinh tế.<br />
Câu 18. (0.25 điểm) Hiến pháp năm 1889 quy định thế chế của nước Nhật Bản là chế độ nào?<br />
A. Quân chủ lập hiến.<br />
B. Dân chủ cộng hòa.<br />
C. Cộng hòa tư sản.<br />
D. Dân chủ đại nghị.<br />
Câu 19. (0.25 điểm) Các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước phương Tây theo thứ tự thời<br />
gian như sau<br />
A. Philíppin, Inđônêxia, Miến Điện, các nước Đông Dương, Mã Lai<br />
B. Inđônêxia, Philíppin, Miến Điện, Mã Lai, các nước Đông Dương<br />
C. Inđônêxia, Miến Điện, các nước Đông Dương Philíppin, Mã Lai<br />
D. Các nước Đông Dương, Mã Lai Philíppin, Inđônêxia, Miến Điện,<br />
Câu 20. (0.25 điểm) Thành quả lớn nhất của cách mạng Tân Hợi (năm 1911) do Trung Quốc Đồng minh<br />
hội lãnh đạo là<br />
A. Đem lại ruộng đất cho nông dân .<br />
B. Công nhận quyền tự do bình đẳng.<br />
C. Thành lập Trung Hoa Dân quốc.<br />
D. Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng.<br />
Câu 21. (0.25 điểm) Ý phản ánh đúng chủ trương đấu tranh của Tilắc trong đảng Quốc đại ở Ấn Độ là<br />
A. Tập hợp những tri thức tiến bộ để lãnh đạo đấu tranh giành độc lập cho dân tộc<br />
B. Phát động nhân dân lật đổ thực dân Anh, xây dựng quốc gia độc lập, dân chủ.<br />
C. Tuyên truyền ý thức dân tộc dân chủ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân.<br />
D. Phản đối thái độ thỏa hiệp,đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống thực dân Anh.<br />
Câu 22. (0.25 điểm) Điểm giống nhau nhất của Nhật Bản, Tháilan và Êtiôpa, Libêria vào cuối thế kỉ XIX<br />
đầu thế kỉ XX là<br />
A. Giữ vững nền độc lập dân tộc bằng cách lập liên minh quân sự với các nước láng giềng giúp đỡ nhau.<br />
B. Giữ vững nền độc lập dân tộc bằng cải cách đất nước và<br />
kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi<br />
C. Giữ vững nền độc lập dân tộc bằng cách nhượng bộ nhất định về kinh tế, văn hóa cho các nước đế quốc<br />
D. Giữ vững nền độc lập dân tộc bằng cải cách đất nước và tiến hành chính sách ngoại giao khôn khéo<br />
2/4 - Mã đề 462<br />
<br />
Câu 23. (0.25 điểm) Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian nào ?<br />
A. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX.<br />
B. Những năm 50- 60 của thế kỉ XIX.<br />
C. Những năm 70- 80 của thế kỉ XIX. .<br />
D. Những năm 80- 90 của thế kỉ XIX.<br />
Câu 24. (0.25 điểm) Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận<br />
dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?<br />
A. Xóa bỏ hoàn tàon cái cũ, tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ, thành tựu của thế giới.<br />
B. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.<br />
C. Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân để tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước.<br />
D. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước.<br />
Câu 25.(0.25 điểm) Nguyên nhân chính (sâu xa) dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)<br />
là:<br />
A. Mâu thuẫn giữa giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.<br />
B. Mâu thuẫn giữa Chủ nghĩa tư bản với Chủ nghĩa xã hội.<br />
C. Thái tử Áo- Hung bị người yêu nước Sécbi ám sát.<br />
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.<br />
Câu 26. (0.25 điểm) Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thị trương, các nước đế quốc<br />
phương Tây đã<br />
A. Gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường thế giới.<br />
B. Gây ra các cuộc chiến tranh với nhau như Mĩ- Tây Ban Nha<br />
C. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị phù hợp cho mỗi nước<br />
D. Liên kết và thành lập tổ chức thương mại ở khu vực, thế giới.<br />
Câu 27. (0.25 điểm) Nguyên nhân chính Đức bị thất bại trong kế hoạch “ đánh nhanh, thắng nhanh”ở giai<br />
đoạn 1(1914- 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất<br />
A. Quân Đức tấn công Bỉ, Pháp đưa quân sang Bỉ cùng với quân Anh chặn đà tiến công của Đức<br />
B. Quân Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, nên quân Pháp chuyển sang phản công phía Tây.<br />
C. Quân Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mácnơ, quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.<br />
D. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ Mặt trận phí tây về để chống Nga.<br />
Câu 28. (0.25 điểm) Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ<br />
XIX?<br />
A. Chứa nhiều mâu thuẫn nhất là giữa giai cấp phong kiến với Mạc phủ<br />
B. Xã hội Nhật Bản là một xã hội phong kiến điển hình nhất ở châu Á<br />
C. Tồn tại nhiều mẫu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.<br />
D. Chứa nhiều mâu thuẫn nhất là giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến.<br />
Câu 29. (0.25 điểm) Thực dân Pháp đã chiếm đóng những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ<br />
XIX?<br />
A. Lào, Campuchia, Inđônêxia.<br />
B. Việt Nam, Lào, Campuchia.<br />
C. Lào,Việt Nam, Philíppin<br />
D. Việt Nam, Campuchia, Champa<br />
Câu 30. (0.25 điểm) Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối<br />
thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ?<br />
A. Hệ thống thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc với nhau<br />
B. Tiềm lực quân sự giữa các nước tư bản mâu thuẫn với tiềm lực kinh tế.<br />
C. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản.<br />
D. Việc sở hữu các loại vũ khí hiện đại có tính sát thương cao giữa các bên<br />
Câu 31. (0.25 điểm) Thực dân phương Tây đã thống trị các nước Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI- XVII là<br />
A. Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha<br />
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.<br />
C. Pháp, Bồ Đào Nha, Italia<br />
D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.<br />
Câu 32. (0.25 điểm) Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là<br />
A. Xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động<br />
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.<br />
C. Tực hiện chính sách hòa hợp giữa các dâ tộc.<br />
D. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ ngừoi bóc lột người.<br />
3/4 - Mã đề 462<br />
<br />
Câu 33. (0.25 điểm) Tác phẩm “Nhật kí người điên” và “AQ chính truyện” là của nhà văn Trung Quốc nổi<br />
tiếng nào ?<br />
A. Lỗ Tấn.<br />
B. Tào Đình.<br />
C. Cố Mạn.<br />
D. Mạc Ngôn.<br />
Câu 34. (0.25 điểm) Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong<br />
Chiến tranh thế giới thứ nhất?<br />
A. Các nước trong phe Liên minh đã suy yếu.<br />
B. Có đủ khả năng để chi phối phe Hiệp ước.<br />
C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao.<br />
D. Phong trào phản đối chiến tranh lên cao ở Mĩ.<br />
Câu 35. (0.25 điểm) Cương lĩnh chính trị của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là<br />
A. Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi.<br />
B. Học thuyết Tam dân của Hồng Tú Toàn<br />
C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.<br />
D. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu.<br />
Câu 36. (0.25 điểm) Kết quả của cuộc khởi nghĩa Baombay là buộc thực dân Anh phải<br />
A. Thu hồi đạo luật chia đôi Bengan.<br />
B. Anh nới lỏng ách cai trị ở Ấn Độ.<br />
C. Thực dân Anh trả tự do cho Tilắc.<br />
D. Tuyên bố trao trả đọc lập cho Ấn Độ.<br />
Câu 37. (0.25 điểm) Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức<br />
trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?<br />
A. Quân Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mácnơ, quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.<br />
B. Quân Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho quân Anh sang tiếp viện cho Pháp<br />
C. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ Mặt trận phí tây về để chống Nga.<br />
D. Quân Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, cùng quân Áo- Hung tấn công Nga quyết liệt.<br />
Câu 38. (0.25 điểm) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ cuối thế kỉ<br />
XIX là do<br />
A. Giai cấp phong kiến Campuchia câu kết với thực dân Pháp.<br />
B. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ thực dân, phong kiến.<br />
C. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc<br />
D. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp.<br />
Câu 39. (0.25 điểm) Tác phẩm “Thơ Dâng” của nước Ấn Độ được giải thưởng Noben năm 1913 vì<br />
A. Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc<br />
B. Thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc<br />
C. Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại<br />
D. Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc<br />
Câu 40. (0.25 điểm) Đảng Quốc đại ở Ấn Độ bị chia rẽ thành hai phái vào đầu thế kỉ XX vì<br />
A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.<br />
B. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.<br />
C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo của Đảng và chính sách hai mặ của chính quyền thực dân Anh.<br />
D. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên Quốc đại và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.<br />
------ HẾT ------<br />
<br />
4/4 - Mã đề 462<br />
<br />