Kiểm tra ngày 14/11/2017<br />
TRƯỜNG THCS NHẠO SƠN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA VĂN (Tiết 42)<br />
Môn: NGỮ VĂN 7<br />
<br />
(Thời gian 45 phút)<br />
Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm):<br />
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách viết chữ cái đướng trước câu trả lời đúng nhất<br />
vào bài làm.<br />
Câu 1: Vì sao người nông dân dùng hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời mình ?<br />
A. Cò hiền lành chịu khó kiếm ăn<br />
B. Cò gắn bó với đồng ruộng, không phải là loài chim ác<br />
C. Cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân<br />
D. Cò lầm lũi kiếm ăn, rất đáng quý, đáng thương.<br />
Câu 2: Dòng nào chỉ ra được những văn bản được xem là những bản tuyên ngôn độc lập<br />
của nước ta ?<br />
A. Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh<br />
B. Sông núi nước Nam, Bình Ngô đại cáo<br />
C. Bình Ngô đại cáo, Bài ca Côn Sơn<br />
D. Sông núi nước Nam, Bài ca Côn Sơn.<br />
Câu 3: Dòng nào thể hiện đúng nội dung của bài thơ “ Thiên Trường vãn vọng” ?<br />
A. Tả cảnh buổi trưa, cảnh vật mơ màng như khói phủ<br />
B. Tả cảnh buổi sớm, cảnh vật mơ màng, đàn trâu lũ lượt ra đồng<br />
C. Tả cảnh buổi chiều, cảnh vật rực rỡ trong nắng vàng, có tiếng sáo mục đồng dẫn trâu<br />
về, một đàn cò trắng bay vút lên<br />
D. Tả cảnh buổi chiều, cảnh vật mơ màng như khói phủ, có tiếng sáo mục đồng dẫn trâu<br />
về, từng đôi cò trắng liệng xuống đồng.<br />
Câu 4: Tác giả của bài thơ “Phò giá về kinh ”là ai<br />
A. LÝ Thường Kiệt<br />
B. Trần Quang Khải<br />
C. Trần Quốc Tuấn<br />
D. Nguyễn Trãi<br />
Câu 5: Bài thơ “Nam quốc sơn hà ” thuộc thể thơ nào ?<br />
A. Lục bát<br />
C. Thất ngôn bát cú<br />
B. Thất ngôn tứ tuyệt<br />
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt.<br />
Câu 6: Tình cảm và thái độ của người viêt trong bài Nam quôc sơn hà là gi?<br />
A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc<br />
B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng<br />
C. Ước muốn xây dựng đất nước thái bình và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất<br />
nước<br />
D. Cả A và B<br />
Phần II/ Tự luận<br />
Câu 1: Ai được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” ? Quê ông ở đâu? Bài thơ<br />
của ông mà em được học trong chương trình Ngữ văn 7 tâp 1 có tên là gì ? Chép chính xác<br />
nội dung bài thơ ấy ?<br />
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về hai câu thơ cuối bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện<br />
Thanh Quan.<br />
……………………Hết……………………..<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM<br />
Phần I/ Trắc nghiệm (4điểm). Mỗi câu trả lời đúng được (0,5 điểm)<br />
Câu<br />
1 2 3 4 5 6<br />
Đáp án<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
Phần II/ Tự luận (6 điểm)<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
- Người được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” là Nguyễn Khuyến. Quê<br />
ông ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ. Nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.<br />
(1điểm).<br />
- HS nêu và chép chính xác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (1điểm).<br />
Câu 2: (4 điểm)<br />
HS biết làm một bài văn biểu cảm có đủ bố cục 3 phần, đảm bảo một số nội dung sau:<br />
Hai câu kết: Thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ.<br />
Thủ pháp đối lập: không gian rộng lớn >< con người nhỏ bé.<br />
-> Nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Cách dùng từ đặc sắc “mảnh tình” -> Nỗi<br />
buồn như kết đọng thành hình khối trong tiếng thở dài “ta với ta” ...<br />
<br />