Họ và tên:………………………………..<br />
Lớp: 8A….<br />
<br />
KIỂM TRA MÔN GDCD<br />
Thời gian: 15 phút<br />
ĐỀ BÀI 1<br />
<br />
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.<br />
Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?<br />
A. Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình<br />
theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.<br />
B. Là đồng tình, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo<br />
các chuẩn mực xã hội; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.<br />
C. Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình<br />
theo các chuẩn mực xã hội; không chấp nhận và không làm những việc trái với luân thường đạo lí.<br />
D. Là công nhận, ủng hộ, làm theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo<br />
những chuẩn mực đạo đức; không chấp nhận và không làm những việc trái với quy định của pháp luật.<br />
Câu 2: Lẽ phải là gì?<br />
A. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo đức và lợi ích chung của xã hội.<br />
B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với pháp luật và lợi ích chung của cộng đồng.<br />
C. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện nay và lợi ích chung của tập thể.<br />
D. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.<br />
Câu 3: Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách ứng xử như thế nào?<br />
A. Phù hợp<br />
B. Hợp lí<br />
C. Lịch sự<br />
D. Tế nhị<br />
Câu 4: Điền vào chỗ trống sau: “ Tôn trọng lẽ phải góp phần thúc đẩy ... ... ổn định và phát triển.”<br />
A. Cá nhân<br />
B. Xã hội<br />
C. Tập thể<br />
D. Gia đình<br />
Câu 5: Trường hợp nào sau đây thể hiện biêt tôn trọng lẽ phải?<br />
A. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.<br />
B. Thường xuyên đi học muộn.<br />
C. Bỏ học đi chơi điện tử với đám bạn bè xấu<br />
D. Lừa dối mọi người xung quanh<br />
Câu 6: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?<br />
A. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để sửa chữa điểm thi cho học sinh đỗ đại học.<br />
B. Cất nhắc cán bộ, công chức trong cơ quan dựa vào năng lực của họ.<br />
C. Thường xuyên nhận quà biếu của cấp dưới<br />
D. Cán bộ kiểm lâm để mặc bọn lâm tặc khai thác rừng.<br />
Câu 7: Trong những câu sau đây, câu nào không nói đến liêm khiết?<br />
A. Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn<br />
B. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo<br />
C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn<br />
D. Cần, kiệm, liêm chính chí công vô tư<br />
Câu 8: Trong những câu sau đây, câu nào nói về liêm khiết?<br />
A. Đầu tắt mặt tối<br />
B. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo<br />
C. Cha chung không ai khóc<br />
D. Một nắng hai sương<br />
Câu 9: Chúng ta cần rèn tính liêm khiết như thế nào?<br />
A. Sống xa hoa, lãng phí<br />
B. Sống chan hòa với bạn bè<br />
C. Sống vụ lợi<br />
D. Sống bất nhân bất nghĩa<br />
Câu 10: Khi phát hiện bạn mình nói dối bố mẹ để đi chơi điện tử thì em sẽ làm gì?<br />
A.Bao che cho bạn<br />
B.Im lặng<br />
C.Khuyên bạn nên nói thật và xin lỗi bố mẹ<br />
D.Bỏ qua cho bạn một lần<br />
--------------------Hết-----------------------<br />
<br />
Họ và tên:………………………………..<br />
Lớp: 8A….<br />
<br />
KIỂM TRA MÔN GDCD<br />
Thời gian: 15 phút<br />
ĐỀ BÀI 2<br />
<br />
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.<br />
Câu 1: Liêm khiết là gì?<br />
A. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống thanh cao, không hám danh, hám lợi, không bận<br />
tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.<br />
B. Là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người thể hiện lối sống giản dị, không hám danh, hám lợi,<br />
không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.<br />
C. Là phẩm chất đạo đức quan trọng của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám<br />
lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.<br />
D. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không bận tâm về<br />
những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.<br />
Câu 2: Con người sẽ có cuộc sống thanh thản là nhờ vào phẩm chất đạo đức nào sau đây?<br />
A. Tôn trọng lễ phải B. Liêm khiết<br />
C. Tôn trọng người khác<br />
D. Giữ chữ tín<br />
Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: “ Sống liêm khiết góp phần làm cho xã hội... ... , tốt đẹp hơn.”<br />
A. Trong lành<br />
B. Trong trẻo<br />
C. Trong sạch<br />
D. Trong vắt<br />
Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?<br />
A. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất<br />
B. Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi họ nhờ vả<br />
C. Chỉ làm những việc có lợi cho gia đình mình<br />
D. Luôn từ chối giúp đỡ mọi người xung quanh<br />
Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện thiếu liêm khiết?<br />
A. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt mọi công việc<br />
B. Chỉ tham gia làm việc chung khi thấy có lợi cho mình<br />
C. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người xung quanh<br />
D. Tính toán, cân nhắc kĩ trước khi làm bất cứ một việc gì<br />
Câu 6: Trường hợp nào sau đây thể hiện không biết tôn trọng lẽ phải?<br />
A. Đeo khăn quàng đỏ khi đến lớp<br />
B. Vứt rác đúng nơi quy định<br />
C. Phóng nhanh, vượt ẩu trên đường<br />
D. Ở nơi công cộng, đi nhẹ nói khẽ<br />
Câu 7: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng lẽ phải?<br />
A. Lá lành đùm lá rách<br />
B. Một nắng hai sương<br />
C. Nói phải củ cải cũng phải nghe<br />
D. Học ăn, học nói, học gói, học mở<br />
Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện rõ sự tôn trọng lẽ phải?<br />
A. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn<br />
B. Lời hơn lẽ thiệt<br />
C. Lời hay lẽ phải<br />
D. Ăn vóc học hay<br />
Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?<br />
A. Chỉ làm những việc mà mình yêu thích hoặc phù hợp với mình<br />
B. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của trường lớp<br />
C. Tránh tham gia vào những công việc chung của tập thể và không liên quan tới mình<br />
D. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai<br />
Câu 10: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bạn mắc khuyết điểm?<br />
A. Nên bỏ qua cho bạn.<br />
B. Nên khuyên bạn nhận lỗi.<br />
C. Nên tìm cách bao che cho bạn.<br />
D. Không để tâm tới việc đó.<br />
--------------------Hết-----------------------<br />
<br />