TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1<br />
NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 12<br />
Thời gian làm bài 50 phút<br />
Mã đề thi 234<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................<br />
Câu 1: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây ?<br />
A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên.<br />
B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.<br />
C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát<br />
biển.<br />
D. Tất cả các ý trên.<br />
Câu 2: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :<br />
A. nằm cách bờ biển 12 hải lí.<br />
B. nối các điểm có độ sâu 200 m.<br />
C. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.<br />
D. tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.<br />
Câu 3:Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thủy của nước ta?<br />
A.Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở<br />
B.Là đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta.<br />
C.Được tính từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.<br />
D.Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.<br />
Câu 4: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là:<br />
A.cấu trúc địa chất.<br />
B.vị trí địa lý, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài .<br />
C.việc khai thác luôn đi đôi với việc tái tạo và bảo vệ.<br />
D.điều kiện khí hậu thuận lợi.<br />
Câu 5: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :<br />
A. địa hình nước ta ít hiểm trở.<br />
B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.<br />
C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.<br />
D. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.<br />
Câu 6: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :<br />
A. lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.<br />
B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.<br />
C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương , gần các vành đai sinh khoáng của thế giới.<br />
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.<br />
Câu 7: Lãnh thổ nước ta trải dài :<br />
A. trên 12º vĩ tuyến.<br />
B. gần 15º vĩ tuyến.<br />
C. gần 17º vĩ tuyến.<br />
D. gần 18º vĩ tuyến.<br />
Câu 8: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc :<br />
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.<br />
B. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.<br />
C. phát triển các ngành kinh tế biển.<br />
D. Tất cả các thuận lợi trên.<br />
Câu 9: Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là:<br />
A. từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.<br />
B. từ phía Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn.<br />
C. từ phía Nam sông Đà tới dãy Bạch Mã.<br />
D. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.<br />
1<br />
<br />
Câu 10: Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc là:<br />
A.hướng núi chủ yếu là hướng Tây - Đông.<br />
B.địa hình cao nhất nước ta.<br />
C.địa hình thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu phía Bắc và phía Nam..<br />
D.Nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Cả.<br />
Câu 11 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc ?<br />
A. nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Cả.<br />
B. có các dãy núi hướng Đông-Tây<br />
C. có các cao nguyên và sơn nguyên đá vôi.<br />
D. xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông:sông Đà, sông Mã, sông Chu.<br />
Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam- trang 6-7, Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa 2 dòng sông :<br />
A. sông Hồng và sông Đà.<br />
B. sông Đà và sông Mã.<br />
C. sông Hồng với sông Chảy.<br />
D. sông Đà với sông Lô.<br />
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 4-5, hãy cho biết quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?:<br />
A. Tỉnh Khánh Hoà.<br />
B. Thành phố Đà Nẵng.<br />
C. Tỉnh Quảng Ngãi.<br />
D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.<br />
Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 6-7, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo<br />
hướng Tây Bắc –Đông Nam:<br />
A.Hoàng Liên Sơn.<br />
B.Tam Đảo<br />
C.Pu Đen Đinh.<br />
D.Đông Triều.<br />
Câu 15: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông:<br />
A. sông Tiền – sông Hậu<br />
B. sông Hồng và sông Đà<br />
C. sông Hồng – sông Thái Bình<br />
D. sông Đà và sông Lô<br />
Câu 16:Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa đồng bằng sông Hồng và đất phù sa đồng bằng sông Cửu<br />
Long là:<br />
A.sự màu mỡ.<br />
B.diện tích<br />
C.được phù sa bồi đắp hàng năm và không được bồi đắp hàng năm.<br />
D.độ nhiễm phèn và nhiễm mặn.<br />
Câu 17: Điểm giống nhau ở hai đồng bằng ĐBSH và ĐBSCL là:<br />
A. có hệ thống đê điều chạy dài.<br />
B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt<br />
C. bị nhiễm mặn nặng nề vào mùa khô.<br />
D. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.<br />
Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 6-7,các cao nguyên badan phân bố chủ yếu ở vùng núi:<br />
A.Đông Bắc.<br />
B. Trường Sơn Nam<br />
C.Trường Sơn Bắc.<br />
D. Tây Bắc<br />
Câu 19: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 6-7, hãy cho biết các sơn nguyên đá vôi Cao Bằng, Đồng<br />
Văn, Hà Giang thuộc khu vực núi nào?<br />
A.Đông Bắc.<br />
B.Tây Bắc<br />
C.Trường Sơn Bắc.<br />
D.Trường Sơn Nam<br />
Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 6-7,hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không phải là cao<br />
nguyên badan?<br />
A.cao nguyên mộc Châu.<br />
B.cao nguyên Kon Tum.<br />
C.cao nguyên Pleiku.<br />
D.cao nguyên Di Linh.<br />
Câu 21: Những hạn chế của khu vực đồng bằng:<br />
A.gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông.<br />
B. chịu ảnh hưởng của thiên tai: xói mòn, lũ quét…<br />
C. địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều, ngập lụt.<br />
D. Tất cả ý trên<br />
Câu 22:Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta là:<br />
A. địa hình thấp và bằng phẳng.<br />
B.hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.<br />
2<br />
<br />
C.có nhiều hệ thống sông lớn chảy qua.<br />
D.có nhiều khả năng mở rộng diện tích.<br />
Câu 23: Đặc điểm địa hình của ĐBSCL là:<br />
A. có hệ thống đê bao quanh để chống ngập.<br />
B. bị nhiễm phèn vào mùa mưa với diện tích lớn.<br />
C. bị ngập lụt vào mùa mưa trên diện rộng.<br />
D. có địa hình tương đối cao và khá bằng phẳng.<br />
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của biển Đông?<br />
A.Là vùng biển lớn nhất trong Thái Bình Dương.<br />
B.Là biển tương đối kín.<br />
C.Là vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
D.Là vùng biển chung của nhiều quốc gia .<br />
Câu 25: Biển Đông giàu có về loại tài nguyên nào?<br />
A. Khoáng sản đặc biệt là dầu khí<br />
B. Hải sản phong phú, đa dạng về số loài<br />
C. Khoáng sản, hải sản với trữ lượng lớn<br />
D. Tất cả các ý trên<br />
Câu 26: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên thuận lợi để phát triển:<br />
A. rừng, chăn nuôi, cây lương thực.<br />
B. rừng, chăn nuôi, nông sản, thủy sản<br />
C. chăn nuôi, thủy sản, lâm sản.<br />
D. rừng,cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi.<br />
Câu 27:Ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta là:<br />
A.làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.<br />
B.làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ<br />
C.làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.<br />
D.Tất cả các ý trên.<br />
Câu 28:Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của vùng:<br />
A.Bắc Bộ.<br />
B.Trung Bộ.<br />
C.Nam Bộ.<br />
D.Vịnh Thái Lan.<br />
Câu 29: Với tác động của biển Đông địa hình ven biển nước ta có dạng:<br />
A. các bờ biển mài mòn.<br />
B. các vũng vịnh nước sâu.<br />
C. các rạn san hô và những bãi triều rộng lớn.<br />
D. Tất cả các ý trên.<br />
Câu 30: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :<br />
A. muối biển.<br />
B. dầu khí.<br />
C. cát trắng.<br />
D. titan.<br />
Câu 31: Hệ quả của hoạt động gió mùa ở nước ta:<br />
A. làm phức tạp khí hậu Việt Nam<br />
B. tạo ra sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực<br />
C. đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi<br />
D. Tất cả đều đúng.<br />
Câu 32: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở:<br />
A.Bắc Bộ.<br />
B.Nam Bộ.<br />
C.Bắc Trung Bộ.<br />
D.Nam Trung Bộ.<br />
Câu 33: Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp và phát triển kinh tế biển của nước ta:<br />
A. sử dụng hợp lí nguồn lợi biển, phòng chống ô nhiễm, thiên tai.<br />
B. có chiến lược khai thác thủy hải sản ngoài khơi, tăng cường đội tàu hiện đại.<br />
C. sử dụng phương tiện hiện đại trong khai thác thủy sản<br />
D. tăng cường việc nuôi trồng thủy sản, giảm việc đánh bắt hủy diệt.<br />
Câu 34: Cho bảng số liệu sau:<br />
Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm<br />
Địa điểm<br />
Nhiệt độ trung bình năm(0C)<br />
Lạng Sơn<br />
21,2<br />
Hà Nội<br />
23,5<br />
3<br />
<br />
Huế<br />
25,1<br />
Đà Nẵng<br />
25,7<br />
Quy Nhơn<br />
26,8<br />
TP. Hồ Chí Minh<br />
27,1<br />
Để thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?<br />
A.Biểu đồ cột<br />
B. Biểu đồ đường.<br />
C.Biểu đồ miền.<br />
D. Biểu đồ tròn.<br />
Câu 35:Thời tiết đặc trưng của miền Bắc nước ta vào nửa đầu mùa đông là:<br />
A.lạnh và ẩm.<br />
B.nóng và ẩm.<br />
C.lạnh,khô, trời quang mây.<br />
D.lạnh, trời nhiều mây,âm u.<br />
Câu 36:Kiểu thời tiết đặc trưng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau của khu vực phía Nam từ Đà Nẵng trở vào<br />
là:<br />
A.lạnh và ẩm.<br />
B.nóng và khô.<br />
C.lạnh và khô.<br />
D.nóng và ẩm.<br />
Câu 37: Cho bảng số liệu sau:<br />
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm.<br />
Địa điểm<br />
Lượng mưa(mm)<br />
Lượng bốc hơi(mm)<br />
Cân bằng ẩm(mm)<br />
Hà Nội<br />
1676<br />
989<br />
+687<br />
Huế<br />
2868<br />
1000<br />
+1868<br />
TP.Hồ Chí Minh<br />
1931<br />
1686<br />
+245<br />
Nhận xét nào sau đây không đúng.<br />
A.Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.<br />
B.Huế có cân bằng ẩm cao nhất là do lượng mưa lớn nhất.<br />
C. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất do nằm gần xích đạo nên nhận được lượng bức xạ<br />
lớn.<br />
D. Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp nhất.<br />
Câu38:Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào cuối mùa hạ là:<br />
A.Tây Nam.<br />
B.Đông Nam<br />
C.Đông Bắc.<br />
D.Tây Bắc.<br />
Câu 39: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :<br />
A.hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.<br />
B.hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh ẩm.<br />
C.xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh<br />
ẩm.<br />
D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.<br />
Câu 40:Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :<br />
A. Nam Bộ.<br />
B. Tây Nguyên và Nam Bộ.<br />
C. Phía Nam đèo Hải Vân.<br />
D. Trên cả nước.<br />
--------------------------(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản của Bộ Giáo dục phát hành từ năm 2009)<br />
<br />
4<br />
<br />