Sở Giáo dục-Đào tạo Đồng Nai<br />
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh<br />
<br />
Mã đề: 114<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: Hóa Học - Khối: 11<br />
Ngày kiểm tra: 19/10/2017<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
(Đề gồm 4 trang)<br />
<br />
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố như sau: N = 14; O = 16; H = 1; K = 39; Ba = 137;<br />
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; C = 12; Ca = 40; Mg = 24; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65.<br />
Câu 1: Cho các chất sau: Fe, Al2O3, FeCO3, FeS2, P, Ba(OH)2. Số chất trong dãy phản ứng được<br />
với axit HNO3 đặc nóng là<br />
A. 7.<br />
B. 6.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 2: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hidro để điều chế 8,5 gam NH3? Biết<br />
rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích được đo ở đktc.<br />
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2.<br />
B. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2.<br />
C. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2.<br />
D. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2.<br />
Câu 3: Cho 1,95 gam K vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,50M và Ba(OH)2 1,00M, đến<br />
phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200 ml dung dịch hỗn hợp<br />
Al2(SO4)3 xM và HCl 1,00M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 38,85 gam kết tủa. Giá trị của x<br />
là<br />
A. 0,75.<br />
B. 0,50.<br />
C. 0,25.<br />
D. 0,20.<br />
Câu 4: Trộn 50 ml dung dịch HNO3 aM với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,20M thu được dung<br />
dịch X. Để trung hoà lượng bazơ dư trong X cần 100 ml dung dịch HCl 0,10M. Giá trị a là<br />
A. 0,50.<br />
B. 0,75.<br />
C. 1,00.<br />
D. 1,50.<br />
Câu 5: Hỗn hợp X gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3. Nung m gam X đến khi phản ứng hoàn toàn<br />
thu được 6,72 lít khí NH3 (đktc) và 5,60 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch<br />
BaCl2 dư thu m1 gam kết tủa, mặt khác cho m gam X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu m2 gam kết<br />
tủa. Biểu thức liên hệ nào dưới đây là đúng?<br />
A. m2 – m = 39,4.<br />
B. m1 = m2.<br />
C. m1 – m2 = 39,4.<br />
D. m2 = 5 m1.<br />
Câu 6: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch:<br />
A. Ag+, K+, NO3-, Cl-, NH4+.<br />
B. NH4+, CO32-, HCO3-, OH-, Al3+.<br />
C. CO32-, Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-.<br />
D. Cu2+, Cl-, Na+, NH4+, NO3-.<br />
Câu 7: Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm từ từ dung<br />
dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K 2CO3 tối<br />
thiểu cho vào là<br />
A. 300 ml.<br />
B. 150 ml.<br />
C. 200 ml.<br />
D. 250 ml.<br />
Câu 8: Cho các phát biểu sau<br />
(1) Tại nhiệt độ cao nitơ phản ứng với một số kim loại hoạt động tạo muối nitrua.<br />
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dùng P2O5.<br />
-3<br />
<br />
(3) N trong NH4+ đóng vai trò là chất khử trong các phản ứng nhiệt phân muối amoni.<br />
(4) Nitơ tác dụng với oxi có thể sinh ra các oxit NO, NO2, N2O tùy vào điều kiện phản ứng.<br />
(5) Trong phản ứng oxi hóa amoniac bằng oxi với xúc tác Pt sản phẩm tạo thành là khí có màu<br />
nâu đỏ.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 1.<br />
D. 3.<br />
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu.<br />
B. NH4HCO3 được dùng làm xốp bánh.<br />
C. Amoniac dùng làm nguyên liệu cho tên lửa.<br />
D. Axit nitric được dùng sản xuất thuốc nổ.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />
Câu 10: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân muối sắt (III) nitrat, tổng hệ số tối<br />
giản của tất cả các chất là<br />
A. 21.<br />
B. 7.<br />
C. 9.<br />
D. 5.<br />
Câu 11: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí<br />
(đktc) không màu hóa nâu ngoài không khí (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là<br />
A. 1,12.<br />
B. 2,24.<br />
C. 4,48.<br />
D. 6,72.<br />
Câu 12: Cho các dung dịch : KOH, Ba(HCO3)2, HCl, BaCl2 phản ứng với nhau từng đôi một. Số<br />
cặp chất xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường là<br />
A. 2.<br />
B. 1.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 13: Có 4 cốc dung dịch như sau:<br />
<br />
Tiến hành thí nghiệm trộn các cốc như sau:<br />
TN1: Trộn A + B + C.<br />
TN2: Trộn A + C + D.<br />
TN3: Trộn A + B + D.<br />
TN4: Trộn A + B + C + D.<br />
Số thí nghiệm mà dung dịch sau khi trộn có pH nằm trong khoảng 1,00 < pH < 12,00 là<br />
A. 3.<br />
B. 2.<br />
C. 1.<br />
D. 4.<br />
+<br />
Câu 14: Khi so sánh NH3 và NH4 , phát biểu không đúng là:<br />
A. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.<br />
B. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.<br />
C. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều có chứa liên kết cộng hóa trị.<br />
D. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3.<br />
Câu 15: Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá<br />
nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?<br />
A. [H+] = 0,10M.<br />
B. [H+] < [ NO2-].<br />
C. [H+] < 0,10M.<br />
D. [H+] > [NO2-].<br />
Câu 16: Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch:<br />
t ,p<br />
<br />
N 2 + 3H 2 2 N H3<br />
0<br />
<br />
xt<br />
<br />
ΔH < 0<br />
<br />
Cân bằng của phản ứng này sẽ chuyển dịch sang trái, khi đồng thời:<br />
A. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất.<br />
B. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.<br />
C. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất.<br />
D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.<br />
Câu 17: Để điều chế 5000 tấn dung dịch axit nitric nồng độ 60,0% cần dùng bao nhiêu tấn<br />
amoniac ? Biết rằng sự hao hụt amoniac trong quá trình sản xuất là 3,8%.<br />
A. 30,8 tấn.<br />
B. 21303,3 tấn.<br />
C. 778,8 tấn.<br />
D. 841,5 tấn.<br />
Câu 18: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào<br />
là không đúng?<br />
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.<br />
B. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.<br />
C. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và<br />
anion nitrat.<br />
D. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt.<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />
Câu 19: Sứa hộp, còn được gọi là ong vò vẽ biển. Có khả năng gây chết người vì khi đốt chúng<br />
tiêm vào nạn nhân một chất chứa bazơ mạnh, có khả năng làm tim ngừng đập và phổi ngừng thở.<br />
Vậy khi bị sứa đốt ta có thể dùng chất nào sau đây để bôi lên vết thương ?<br />
A. Giấm.<br />
B. Xút.<br />
C. Nước đường.<br />
D. Muối ăn.<br />
Câu 20: Để chứng minh Al(OH)3 có tính chất lưỡng tính, cho Al(OH)3 tác dụng với<br />
A. HNO3 và KOH.<br />
B. CO2 và NaOH.<br />
C. NaOH và NH3.<br />
D. Na2SO4 và HCl.<br />
Câu 21: Cho các phản ứng sau<br />
(1) HCl + NH3 NH4Cl<br />
(2) HCl + AgNO3 AgCl + HNO3<br />
(3) HCl + NaOH NaCl + H2O<br />
(4) 2HCl + Cu(OH)2 CuCl2 + H2O<br />
Số phản ứng HCl đóng vai trò là axit ?<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 5.<br />
D. 3.<br />
Câu 22: Trộn dung dịch axit có pH = 5 và dung dịch bazơ có pH = 9 theo tỉ lệ nào để thu được<br />
dung dịch có pH = 8 ?<br />
A. Vbazơ = 2 Vaxit<br />
<br />
B. Vbazơ = Vaxit<br />
<br />
Vbazo 9<br />
C. V 11 .<br />
axit<br />
<br />
Vbazo 11<br />
D. V 9<br />
axit<br />
<br />
Câu 23: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3 và a mol ion X (bỏ<br />
qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là<br />
A. OH và 0,03.<br />
B. Cl và 0,01.<br />
C. CO32 và 0,03.<br />
D. NO3 và 0,03.<br />
Câu 24: Hỗn hợp X chứa: NaHCO3, NH4NO3 và CaO (các chất có cùng số mol). Hòa tan hỗn<br />
hợp X vào H2O (dư), đun nóng. Sau phản ứng kết thúc, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y.<br />
Dung dịch Y có thành phần các ion (không kể ion H+ và OH- do nước điện li) là<br />
A. Na+, Ca2+, NO3-. B. Na+, OH-, NO3-.<br />
C. Na+, NO3-.<br />
D. Na+, OH-.<br />
Câu 25: Trong các chén X, Y, Z, T đựng các chất rắn nguyên chất. Đem nung nóng các chất<br />
trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy:<br />
<br />
- Chén X không còn gì cả.<br />
- Chén Y còn một chất rắn màu trắng tan tốt trong nước cho dung dịch trong suốt không màu.<br />
- Chén Z còn lại một chất rắn màu nâu đỏ.<br />
- Chén T còn lại một chất lỏng.<br />
Chất đựng trong các chén X, Y, Z, T ban đầu lần lượt là<br />
A. NH4HCO3, NaNO3, Fe(NO3)3, Hg(NO3)2.<br />
B. (NH4)2CO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)2, Au(NO3)3.<br />
C. NH4NO3, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2, AgNO3.<br />
D. NH4Cl, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, NH4NO2.<br />
Câu 26: Nhiệt phân hoàn toàn 43,0 gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 thu được 16,0 gam<br />
rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn 1/10 hỗn hợp X vào nước dư thu được 500 ml dung dịch<br />
Y. Dung dịch Y có pH bằng<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Dung dịch FeCl2 tác dụng với Na2S dư thu được kết tủa FeS.<br />
B. Dung dịch NaOH có giá trị pH lớn hơn dung dịch Ba(OH)2 có cùng CM.<br />
C. Al(OH)3, NaHCO3, CH3COONH4 vừa tác dụng được với axit và với bazơ.<br />
D. Dung dịch NH3 có pH >7, dung dịch H2S có pH < 7.<br />
Câu 28: Cho các axit sau: CH3COOH; HF; H3PO4; H2SO4; H2SO3; HClO. Số axit một nấc và số<br />
chất điện li yếu lần lượt là<br />
A. 4 và 5.<br />
B. 3 và 5.<br />
C. 4 và 4.<br />
D. 3 và 4.<br />
Câu 29: Dãy chỉ gồm các chất điện li là:<br />
A. H2SO4, Cu(OH)2, CaCO3.<br />
B. C2H5OH, CH3COOH, NaOH.<br />
C. S, HNO3, KOH, CaCO3.<br />
D. CuO, HCl, NaCl , NaOH.<br />
Câu 30: Chia 35,7 gam hỗn hợp A gồm kim loại R (có hóa trị không đổi) và oxit của nó làm 2<br />
phần bằng nhau:<br />
- Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 34 gam<br />
muối và 3,36 lít khí thoát ra ở đktc.<br />
- Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y, và thoát ra<br />
0,5376 lít khí X duy nhất (ở đktc), cô cạn dung dịch Y được 47,85 gam muối.<br />
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.<br />
Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là<br />
A. 0,548.<br />
B. 0,563.<br />
C. 0,568.<br />
D. 0,539.<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />