SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
_____________________________<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NH: 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10<br />
Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)<br />
<br />
ĐỀ I:<br />
<br />
Hình ảnh chia tay đầy xúc động của học sinh<br />
trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) khi thầy<br />
Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Khánh chuyển<br />
công tác ngày 04/10/2017.<br />
<br />
Những giọt nước mắt của học sinh trường THPT<br />
Lương Thế Vinh (Hà Nội) trong giây phút tiễn đưa<br />
thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương về nơi an nghỉ<br />
cuối cùng ngày 12/10/2017.<br />
<br />
Câu 1 (4,0 điểm):<br />
Từ hai hình ảnh trên, anh/chị có suy nghĩ gì? Trình bày trong một bài văn nghị luận khoảng<br />
300 chữ.<br />
Câu 2 (6,0 điểm):<br />
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy<br />
tưởng tượng và kể lại phần kết câu chuyện .<br />
____________________________<br />
<br />
SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
ĐÁP ÁN KT GIỮA HỌC KÌ I – NH 2017 - 2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN - Khối 10<br />
<br />
Nội Dung<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI<br />
Viết một bài văn khoảng 300 chữ trình bày suy nghĩ về 2 bức hình đã cho.<br />
<br />
4,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề;<br />
thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng<br />
tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Vẻ đẹp của tình cảm thầy trò, truyền thống “tôn sư trọng đạo”.<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ<br />
và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Học sinh sẽ có nhiều cách làm, sau đây là một vài định hướng:<br />
1<br />
<br />
- Tình cảm thầy trò, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống cao đẹp tồn tại trong văn hóa<br />
Việt từ xưa đến nay. Nó được thể hiện bằng lòng biết ơn, sự tôn kính, hiếu lễ của<br />
người học trò đối với thầy cô của mình. Công lao của thầy cô là vô cùng to lớn,<br />
đúng như câu nói mà ông cha ta thường nói: “Không thầy đố mày làm nên”.<br />
- Giải thích: tình cảm thầy trò là cảm xúc chân thành, là lòng biết ơn, quý trọng,<br />
giữa con người đối với nhau, Tình cảm thầy trò được xuất phát từ lòng biết ơn của<br />
người được dạy dỗ đối với người đã tận tình dạy dỗ mình nên người, truyền đạt cho<br />
mình vốn tri thức bao la rộng lớn, dạy cho mình những điều hay lẽ phải trong cuộc<br />
sống.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Bàn luận:<br />
+ Tình thầy trò không chỉ thể hiện ở những nơi như trường học, giảng đường, mà nó<br />
còn được thể hiện ở bất kỳ nơi nào trong cuộc sống.<br />
+ Thầy là người đã chỉ dạy ta kiến thức, rèn luyện đạo đức chỉ cho ta thấy những<br />
điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Nhờ công lao dạy dỗ, bảo ban của các thầy cô mà<br />
chúng ta trở thành những người có văn minh, trí tuệ, trở thành những con người có<br />
ích cho xã hội.<br />
Dẫn chứng: Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta có rất nhiều người thầy vô cùng<br />
đáng kính, thầy không chỉ là thầy dạy ta cái chữ, cho ta nguồn tri thức mà thầy còn<br />
giống như cha mẹ (thầy giáo Chu Văn An).<br />
+ Trong xã hội ngày nay tình nghĩa thầy trò vẫn được thế hệ con cháu chúng ta noi<br />
theo. Như 2 bức hình trên là những minh chứng rõ ràng nhất cho tình nghĩa thầy trò<br />
trong sáng, cao đẹp. Những người thầy đã dành cả đời mình vì học trò, vì sự nghiệp<br />
<br />
1,0<br />
<br />
giáo dục, và khi họ ra đi, họ đã có được sự tri ân chân thành từ học trò của mình.<br />
+ Phản đề: Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn những câu chuyện đáng buồn về tình<br />
thầy trò đáng phê phán, như chuyện bạo lực giữa thầy và trò, chuyện thầy lạm dụng<br />
trò, thầy o ép học trò để dạy thêm; trò vô lễ, không tôn trọng thầy cô… Đó là những<br />
hành động rất đáng lên án.<br />
– Rút ra bài học nhận thức và hành động: Những tình cảm đẹp và xúc động như hai<br />
bức hình gửi gắm rất đáng trân trọng và nhân rộng. Là học sinh, phải biết tôn sư<br />
trọng đạo, kính trọng thầy cô.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
LÀM VĂN TỰ SỰ<br />
Kể chuyện sáng tạo sau kết thúc của truyền thuyết Truyện An Dương Vương<br />
và Mị Châu - Trọng Thủy.<br />
<br />
6,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề;<br />
thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng<br />
tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần tự sự<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện Trọng Thủy tìm gặp Mị Châu ở thủy cung sau<br />
khi chết.<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, vận dụng tốt các<br />
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức<br />
và hành động.<br />
2<br />
HS kể theo sáng tạo của mình nhưng phải đảm bảo các ý:<br />
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc tác phẩm Truyện An Dương<br />
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.<br />
- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.<br />
+ Những chi tiết tưởng tượng được đưa ra này dựa trên cơ sở nào? Có các sự việc,<br />
diễn biến các sự việc, kết quả.<br />
<br />
4,0<br />
<br />
+ Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?<br />
- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Ý nghĩa? Lời kết tạo được ấn tượng<br />
mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, nhân văn.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Lưu ý: HS có thể viết theo cách riêng của mình, giám khảo dựa vào kĩ năng và nội dung bài làm của<br />
HS để đánh giá.<br />
<br />
SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
_____________________________<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NH: 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10<br />
Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)<br />
<br />
ĐỀ II:<br />
<br />
Lets Keep The Plants Alive<br />
Bức tranh khổng lồ trên tường<br />
vẽ hình một bé gái đang tưới<br />
nước cho cái cây thật trên lề<br />
đường. Nếu mai này cái cây bị<br />
chặt đi, hình ảnh này sẽ còn ý<br />
nghĩa gì nữa?<br />
(Photo by Boredpanda).<br />
<br />
Câu 1 (4,0 điểm):<br />
Bức ảnh trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Trình bày trong một bài văn nghị luận khoảng 300<br />
chữ.<br />
Câu 2 (6,0 điểm):<br />
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy<br />
tưởng tượng và kể lại phần kết câu chuyện.<br />
____________________________<br />
<br />