SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
LƯƠNG THẾ VINH<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: NGỮ VĂN 10<br />
Ngày kiểm tra: 19/ 10/ 2017<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
I. Đọc hiểu (3.0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
Ngày Tết nghỉ ở nhà<br />
Nắng đã ấm khắp trời<br />
Hát trong khắp mọi nhà<br />
Bạn nhớ đừng dậy muộn<br />
Chim hót xong bài hát<br />
Về muôn mùa xuân đẹp<br />
Ngủ nhiều sẽ thiệt thòi<br />
Búp non thành lá tươi<br />
Sông trôi ào ạt nước<br />
Bao điều không kịp biết<br />
Bao lò rèn khói bay<br />
Đất mở những con đường<br />
Tết ngắn đi mất Tết<br />
Lửa đã hồng trong sắt<br />
Đôi giầy mới của em<br />
Gạo thành bánh thành xôi<br />
Sắt đã sáng thành dao...<br />
Đợi nhiều e sẽ chật...<br />
Bông hoa xoè cánh rồi<br />
Bao điều không kịp biết<br />
Nếu chúng mình dậy sớm<br />
Băng pháo hồng đã đốt<br />
Mực sẽ thành chữ viết<br />
Mùa xuân còn dài hơn.<br />
Cỏ đã xanh mặt đất<br />
Chữ sẽ thành bài ca<br />
(Nếu chúng mình dậy sớm, Trích Tuyển thơ Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối, NXB<br />
Hội nhà văn, 2017, trang 216-217)<br />
Câu 1. Văn bản viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)<br />
Câu 2. Trong khi ta “ngủ nhiều”, các sự vật, hiện tượng đều có sự chuyển biến. Gọi tên và<br />
nêu dẫn chứng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh sự chuyển biến ấy.<br />
(0.5 điểm)<br />
Câu 3. Theo nhà thơ, nếu “dậy muộn”, chúng ta sẽ bỏ lỡ và đánh mất những điều gì? (1.0<br />
điểm)<br />
Câu 4. Nêu thông điệp mà câu thơ “Nếu chúng mình dậy sớm/ Mùa xuân còn dài hơn”<br />
muốn truyền tải đến người đọc. (1.0 điểm)<br />
II. Làm văn (7.0 điểm)<br />
Câu 1. (2.0 điểm)<br />
Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy<br />
nghĩ về lợi ích mà ta có được khi biết sống quý trọng thời gian.<br />
Câu 2. (5.0 điểm)<br />
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc của nhân<br />
vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.<br />
-<br />
<br />
HẾT -<br />
<br />
Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai<br />
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh<br />
<br />
PHẦN<br />
I<br />
<br />
CÂU<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN 10<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
ĐỌC HIỂU<br />
- Văn bản viết theo thể thơ năm chữ<br />
- HS có thể nêu tên một trong các biện pháp tu từ: liệt kê, điệp<br />
ngữ, điệp cấu trúc…<br />
- Viết đúng câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ vừa nêu.<br />
- Khi dậy muộn, chúng ta không kịp nhận ra những khoảnh<br />
khắc tốt đẹp và ý nghĩa trong cuộc đời, những vẻ đẹp của cuộc<br />
sống xung quanh, sự trưởng thành và phát triển của vạn vật,<br />
đánh mất thời gian tuổi xuân của chính mình.<br />
- Câu thơ muốn nói nếu con người biết tận dụng thời gian cuộc<br />
đời, tuổi trẻ sẽ trở nên dài hơn, ý nghĩa hơn. Đừng lãng phí<br />
tuổi xuân của mình!<br />
LÀM VĂN<br />
Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn<br />
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lợi ích khi biết sống<br />
quý trọng thời gian.<br />
* Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn<br />
chỉnh, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi<br />
chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.<br />
* Yêu cầu về kiến thức:<br />
- Trình bày đúng vấn đề: suy nghĩ về lợi ích khi biết sống quý<br />
trọng thời gian.<br />
+ Sống quý trọng thời gian sẽ đem đến nhiều lợi ích: có nhiều<br />
thời gian làm những điều ý nghĩa cho cuộc sống của mình, của<br />
mọi người; cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp của cuộc sống;<br />
không hoài phí tuổi trẻ; không hối hận vì những chuyện đã bỏ<br />
lỡ…<br />
+ Bài học: xây dựng thời gian biểu khoa học; nghiêm khắc với<br />
bản thân; chiến thắng sự lười biếng, ỷ lại.<br />
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lựa chọn của bản thân,<br />
cần có nội dung hợp lí, thuyết phục, đưa tối thiểu 1 dẫn chứng,<br />
giáo viên linh hoạt trong đánh giá.<br />
Anh chị hãy trình bày cảm nhận về quá trình đấu tranh<br />
giành lại hạnh phúc của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích<br />
Tấm Cám.<br />
<br />
ĐIỂM<br />
3.0<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
7.0<br />
2.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1.5<br />
<br />
5.0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn<br />
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn<br />
đề.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:<br />
Quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc của nhân vật Tấm<br />
trong truyện cổ tích Tấm Cám.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện<br />
sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết<br />
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br />
* Giới thiệu tác phẩm và nhân vật Tấm<br />
* Cảm nhận về quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc của<br />
nhân vật Tấm:<br />
- Quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc của nhân vật Tấm:<br />
+ Mẹ con Cám muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về<br />
Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng: lừa hái cau, chặt cây giết<br />
chết; giết vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi.<br />
+ Tấm trở nên chủ động, quyết liệt hơn để giành lại hạnh phúc<br />
và diệt trừ cái ác: nhiều lần hóa thân, gặp lại vua, trở về cung,<br />
trừng trị mẹ con Cám.<br />
- Ý nghĩa:<br />
+ Thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân về hạnh phúc:<br />
Con đường đến với hạnh phúc bao giờ cũng gian nan; hạnh<br />
phúc là phải đấu tranh, bảo vệ; đề cao hạnh phúc trần thế (hạnh<br />
phúc trong cuộc đời thực).<br />
+ Thể hiện thái độ quyết liệt trước cái ác và bộc lộ quan niệm<br />
về tính hiền: cái ác cần bị trừng trị đích đáng; hiền không đồng<br />
nghĩa với nhu nhược, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái xấu –<br />
cái ác.<br />
* Đánh giá<br />
- Nghệ thuật: sử dụng yếu tố kì ảo, lối kể chuyện hấp dẫn.<br />
- Nội dung: thể hiện tư tưởng nhân văn của tác giả dân gian.<br />
c. Sáng tạo<br />
- Ý mới mẻ, sâu sắc<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
4.0<br />
<br />
0.5<br />
3.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
TỔNG<br />
10.0<br />
Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải đảm bảo những<br />
ý cơ bản như trên.<br />
-<br />
<br />
HẾT -<br />
<br />