SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
LƯƠNG THẾ VINH<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: NGỮ VĂN 11<br />
Ngày kiểm tra: 19/ 10/ 2017<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:<br />
Tình bạn là một điều quan trọng trong cuộc sống nhưng đó không phải là ưu tiên số một.<br />
Hầu như ai cũng tâm niệm rằng hai điều quan trọng nhất trong cuộc sống là bạn đời và gia<br />
đình. Bạn sẽ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bạn đời và gia đình. Nhưng cũng<br />
không nên bỏ quên việc nuôi dưỡng tình cảm bạn bè, không nên đặt tình bạn ở một vị trí quá<br />
thấp.<br />
Quay ngược thời gian, nhớ lại thời thơ ấu, hẳn ai cũng từng có khoảng thời gian thật sự vui<br />
vẻ cùng bạn bè. Nhưng sau ngày rời ghế nhà trường, bước chân vào công ti, sau đó lập gia đình<br />
riêng, những người bạn ấy cũng dần rời xa. Vì sao thế? Bởi vì trong sinh hoạt hằng ngày của<br />
mỗi người, bạn hữu không phải là điều bắt buộc phải có. Bạn sẽ không cảm thấy quá khổ sở khi<br />
không có bạn bè kề cận xung quanh. Bạn không cần mỗi ngày phải gặp bạn bè để chuyện trò<br />
tâm sự. Thậm chí, nếu hỏi rằng: “Có nhất thiết phải có bạn bè hay không?” thì bạn vẫn có thể<br />
trả lời là “Không”.<br />
Nhưng các bạn trẻ tuổi 20 thân mến, tôi hi vọng các bạn sẽ có một đời sống phong phú, có<br />
nhiều mối quan hệ bạn bè thân thiết, có những mối quan tâm và niềm vui trong cuộc sống.<br />
Giống như một bông hoa sẽ khiến cho căn phòng tươi sáng hẳn lên, người bạn thân sẽ giúp<br />
cuộc sống chúng ta đổi thay và rộn rã sắc màu hơn. Bạn hãy chăm sóc tình bạn thân như chăm<br />
sóc bông hoa ấy. Bông hoa cần tưới nước mỗi ngày để tươi thắm, tình bạn cũng cần nuôi dưỡng<br />
để phát triển.<br />
(...) Để nuôi dưỡng tình bạn, có nhiều việc nhất định không được bỏ qua.<br />
(Trích Sống không hối tiếc - Tuổi 20 nhiệt huyết, Ken Honda, Nhà xuất bản Thế giới,<br />
07/2017, trang 72)<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Trong câu: “Giống như một bông hoa sẽ khiến cho căn phòng tươi sáng hẳn lên,<br />
người bạn thân sẽ giúp cuộc sống chúng ta đổi thay và rộn rã sắc màu hơn”, tác giả đã sử dụng<br />
biện pháp tu từ nào? Tác dụng của nó? (0,5 điểm)<br />
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: “Tình bạn là một điều quan trọng trong cuộc sống nhưng<br />
đó không phải là ưu tiên số một”? (1,0 điểm)<br />
Câu 4. Nêu và lí giải ngắn gọn quan điểm bản thân về ý kiến: “Bông hoa cần tưới nước mỗi<br />
ngày để tươi thắm, tình bạn cũng cần nuôi dưỡng để phát triển”. (1,0 điểm)<br />
II. Làm văn (7,0 điểm)<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
<br />
Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách nuôi<br />
dưỡng tình bạn.<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
<br />
Cảnh trong Câu cá mùa thu là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam” (Xuân<br />
Diệu). Hãy làm rõ nhận định đó qua bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.<br />
- HẾT -<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HKI<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
LƯƠNG THẾ VINH<br />
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI 11<br />
SỞ GD - ĐT ĐỒNG NAI<br />
<br />
Câu<br />
I<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
Nội dung<br />
Đọc hiểu<br />
1. Phương thức biểu đạt: nghị luận.<br />
2.<br />
- Biện pháp tu từ: so sánh.<br />
- Tác dụng: giúp câu văn thêm sinh động, người đọc hình dung rõ ý<br />
nghĩa của tình bạn đối với cuộc sống của mỗi người.<br />
3.<br />
- Tình bạn là một điều quan trọng trong cuộc sống vì tình bạn sẽ giúp<br />
cuộc sống mỗi người trở nên tốt đẹp hơn.<br />
- Nhưng đó không phải là ưu tiên số một vì trong cuộc sống của con<br />
người, ngoài tình bạn còn rất nhiều điều khác còn quan trọng hơn như:<br />
bạn đời, gia đình.<br />
4.<br />
- Ý kiến của Ken Honda là đúng.<br />
- Vì tình bạn nếu không được bồi đắp, quan tâm thường xuyên sẽ phai<br />
nhạt dần theo năm tháng, thậm chí đến một lúc nào đó, nó sẽ không còn<br />
tồn tại nữa. Càng chăm chút kỹ lưỡng, tình bạn càng trở nên sâu sắc và<br />
dài lâu hơn.<br />
Làm văn<br />
HS viết được đoạn văn<br />
* Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh,<br />
chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo<br />
dung lượng như yêu cầu đề.<br />
* Yêu cầu về kiến thức: HS bày tỏ được ý kiến của bản thân miễn sao<br />
hợp lí. GV tùy vào bài viết của HS mà đánh giá, cho điểm. Bài viết phải<br />
triển khai được một số ý sau:<br />
- Có nhiều cách để chúng ta có thể gìn giữ tình bạn:<br />
+ Đối đãi với bạn bè bằng thái độ tôn trọng và tình cảm chân thành,<br />
không vụ lợi.<br />
+ Quan tâm và sẵn sàng sẻ chia, hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn trong cuộc<br />
sống.<br />
+ Biết giúp nhau nhận ra và khắc phục những nhược điểm bản thân để<br />
hoàn thiện hơn mỗi ngày.<br />
- Mỗi người cần biết trân trọng tình bạn và cố gắng vun đắp những tình<br />
bạn đẹp.<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
7,0<br />
0,5<br />
1,5<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở<br />
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận<br />
được vấn đề<br />
Xác định đúng vần đề nghị luận: Cảnh trong Câu cá mùa thu là “điển<br />
hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam”.<br />
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận<br />
cá nhân và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ<br />
và dẫn chứng<br />
* Giải thích, giới thiệu<br />
- Tác giả, tác phẩm.<br />
- Nội dung nhận định: bức tranh mùa thu trong bài thơ đã vượt ra khỏi<br />
tính chất ước lệ tượng trưng của văn học trung đại, mang vẻ đẹp đặc<br />
trưng của mùa thu làng cảnh Việt Nam.<br />
* Bàn luận: cảnh thu trong bài thơ mang vẻ đẹp thanh sơ, yên tĩnh, in<br />
đậm dấu ấn của mùa thu làng cảnh Việt Nam.<br />
- Hình ảnh bình dị, thân thuộc, gợi hồn cốt quê hương: ao bèo, thuyền<br />
câu, ngõ trúc...<br />
- Màu sắc dịu nhẹ, hài hòa: các sắc xanh của sóng biếc, của bầu trời, của<br />
ao bèo, ngõ trúc... điểm thêm chút sắc vàng của lá.<br />
- Đường nét, chuyển động mềm mại, khẽ khàng: sóng hơi gợn tí, lá khẽ<br />
đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, cá đớp động chân bèo...<br />
- Tạo hình phù hợp: ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu bé tẻo teo, dáng người<br />
cũng như thu lại.<br />
- Không gian tĩnh lặng, gợi nỗi u hoài.<br />
* Đánh giá<br />
- Nghệ thuật biểu hiện: ngôn từ hàm súc, cô đọng; hình ảnh chọn lọc,<br />
bình dị mà gợi cảm; đa dạng điểm nhìn nên nắm bắt được những nét tiêu<br />
biểu nhất của cảnh thu.<br />
- Qua bức tranh mùa thu, tác giả thể hiện tấm lòng yêu mến, gắn bó với<br />
quê hương làng cảnh Việt Nam và gửi gắm tâm sự u hoài.<br />
- Nhận định đã nêu được nét đặc sắc của bài thơ cũng là đóng góp của<br />
Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc:<br />
a. Sáng tạo<br />
- Ý mới mẻ, sâu sắc<br />
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
4,0<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
4<br />
Tổng<br />
10.0<br />
Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải đảm bảo những<br />
ý cơ bản như trên.<br />
<br />