SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
LƯƠNG THẾ VINH<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: NGỮ VĂN 12<br />
Ngày kiểm tra: 19/ 10/ 2017<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
I. Đọc hiểu (3.0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:<br />
Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống<br />
của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra<br />
nó. Ví dụ: nếu học thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của<br />
họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó<br />
cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô<br />
cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi<br />
và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn.<br />
[…] Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ<br />
bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn<br />
bè làm họ sao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số<br />
học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán<br />
của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ… trong khi tự đáy<br />
lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung<br />
quanh mình khiến mình thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không<br />
thể thay đổi được cuộc sống.<br />
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013, trang 28-29)<br />
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm)<br />
Câu 2. Nêu tên hai thao tác lập luận nào đƣợc dùng trong văn bản. (0.5 điểm)<br />
Câu 3. Theo tác giả, ngƣời thành công và kẻ thất bại có những điểm khác biệt gì? (1.0<br />
điểm)<br />
Câu 4. Theo anh/ chị, ngƣời thành công và kẻ thất bại còn có những điểm khác biệt gì?<br />
(1.0 điểm)<br />
II. Làm văn (7.0 điểm)<br />
Câu 1. (2.0 điểm):<br />
Trên cơ sở đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) với<br />
câu chủ đề: Thái độ trước cuộc sống quyết định tương lai của bạn.<br />
Câu 2. (5.0 điểm):<br />
Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con ngƣời Việt Bắc qua đoạn thơ sau:<br />
Ta về mình có nhớ ta,<br />
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tưoi<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình<br />
Rừng thu trăng rọi hoà bình<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung<br />
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 Cơ bản, tập I, NXB Giáo dục, 2007, tr.111)<br />
- HẾT -<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
TRƢỜNG THPT CHUYÊN LƢƠNG THẾ VINH<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I<br />
(Năm học 2017 - 2018)<br />
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI 12<br />
<br />
Phần I:<br />
Nội dung cần đạt<br />
Đọc hiểu<br />
Câu 1<br />
Phong cánh ngôn ngữ: chính luận.<br />
Câu 2<br />
Hai thao tác lập luận của văn bản: so sánh, chứng minh…<br />
Câu 3<br />
Theo tác giả, ngƣời thành công và kẻ thất bại có những điểm khác biệt:<br />
- Ngƣời thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong<br />
cuộc sống của họ, còn những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hƣớng đổ lỗi<br />
cho mọi ngƣời ngoại trừ bản thân họ.<br />
<br />
Điểm<br />
3.0<br />
0.5<br />
0.5<br />
1.0<br />
<br />
- Ngƣời thành công làm chủ cuộc sống của chính họ, còn kẻ thất bại trở thành<br />
nạn nhân bất lực của cuộc sống.<br />
<br />
Phần II:<br />
Làm văn<br />
Câu 1<br />
<br />
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ bản thân, miễn là hợp lí.<br />
- Gợi ý: giữa ngƣời thành công và kẻ thất bại còn có những điểm khác biệt về<br />
năng lực, ý chí phấn đấu, lòng kiên trì…<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Nghị luận xã hội<br />
* Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ;<br />
diễn đạt lƣu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lƣợng<br />
nhƣ yêu cầu đề.<br />
<br />
2.0<br />
0.5<br />
<br />
* Yêu cầu về kiến thức:<br />
<br />
Câu 4<br />
<br />
1.5<br />
<br />
- Câu nói bàn về vai trò to lớn của tinh thần chịu trách nhiệm trƣớc việc làm<br />
bản thân ở mỗi ngƣời.<br />
- Biết nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có sức mạnh tiềm ẩn to lớn:<br />
+ Giúp chúng ta nhận ra sai lầm, khiếm khuyết của chính mình, từ đó hoàn<br />
thiện hơn mỗi ngày và vƣơn đến thành công; đồng thời tạo đƣợc niềm tin và sự<br />
tôn trọng của những ngƣời xung quanh.<br />
+ Mỗi ngƣời biết nhận lãnh trách nhiệm sẽ góp phần làm nên xã hội tự giác và<br />
ngày một văn minh.<br />
- Mỗi ngƣời cần nhận thức đƣợc ý nghĩa của tinh thần nhận lãnh trách nhiệm<br />
về bản thân và biết hành động theo tinh thần ấy mỗi ngày.<br />
Lưu ý: Nếu HS không trả lời đầy đủ các ý ở phần bàn luận và mở rộng hoặc<br />
có hướng tiếp cận vấn đề khác nhưng hợp lý, thuyết phục, giám khảo vẫn<br />
chấm điểm.<br />
Câu 2<br />
<br />
Nghị luận văn học<br />
1. Kĩ năng: Đầy đủ cấu trúc 03 phần của bài nghị luận. Diễn đạt lƣu loát.<br />
<br />
5.0<br />
0.25<br />
<br />
Không mắc lỗi cơ bản về dùng từ, diễn đạt, chính tả.<br />
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con<br />
ngƣời Việt Bắc qua đoạn thơ<br />
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các<br />
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br />
<br />
0.25<br />
4.0<br />
<br />
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.<br />
- Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con ngƣời Việt Bắc:<br />
+ Bức tranh thiên nhiên qua bốn mùa với cảnh sắc đa dạng, mang vẻ đẹp vừa giản dị,<br />
thân thuộc vừa nên thơ: mùa đông ấm nóng, mùa xuân tinh khôi, mùa hè rực rỡ, mùa<br />
thu thanh bình.<br />
+ Hình ảnh con ngƣời: cần cù, khéo léo, tỉ mỉ trong lao động; gắn bó hài hoà với<br />
thiên nhiên.<br />
+ Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc (thể thơ lục bát, đại từ mình – ta,..), giọng điệu trữ<br />
tình ngọt ngào tha thiết, trình tự miêu tả giàu ý nghĩa (từ mùa đông mùa xuân)…<br />
- Đánh giá:<br />
+ Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.<br />
+ Thể hiện sự gắn bó, am hiểu và tấm lòng yêu mến thiết tha của Tố Hữu dành cho<br />
thiên nhiên và con ngƣời Việt Bắc.<br />
<br />
4. Sáng tạo:<br />
- Có cách diễn đạt sáng tạo.<br />
- Có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ.<br />
<br />
0.5<br />
Tổng điểm<br />
<br />
10<br />
<br />
* Lưu ý:<br />
- Chỉ chấm điểm tối đa của mỗi ý khi bài viết đạt đƣợc cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.<br />
- Bài làm đảm bảo những yêu cầu trên nhƣng không sắp xếp theo trật tự của Hướng dẫn<br />
chấm vẫn chấm điểm bình thƣờng. Các luận điểm không tách bạch nhƣ Hướng dẫn chấm,<br />
giám khảo tùy mức độ đảm bảo kiến thức để chấm điểm tƣơng ứng.<br />
- Nếu HS có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn đƣợc chấp nhận.<br />
<br />
- HẾT -<br />
<br />