SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1<br />
NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề có 04 trang)<br />
<br />
MÔN: SINH HỌC 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
<br />
Họ và tên thí sinh: .............................................Số báo danh: .............................<br />
<br />
MÃ ĐỀ:126<br />
<br />
Câu 1: Kiểu gen nào trong các kiểu gen dưới đây chỉ sinh ra 2 loại giao tử bình thường với tỉ lệ bằng nhau?<br />
A. Cơ thể tam bội mang kiểu gen Aaa<br />
<br />
B. Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAaa<br />
<br />
C. Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAAa<br />
<br />
D. Cơ thể tam bội mang kiểu gen AAa<br />
<br />
Câu 2: Các gen thuộc các lôcut khác nhau cùng tham gia qui định một tính trạng ở sinh vật gọi là<br />
A. liên kết gen<br />
B. tính đa hiệu của gen<br />
C. tương tác giữa các gen không alen<br />
D. di truyền ngoài nhân<br />
Câu 3: Ở Ngô, 3 cặp gen không alen ( Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy<br />
định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Biết cây<br />
thấp nhất là 130cm. Kiểu gen của cây cao 140 cm là<br />
A. AABBDD<br />
B. AaBBDD<br />
C. AabbDd<br />
D. aaBbdd<br />
Câu 4: Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hoà ở các opêron chủ yếu diễn ra trong giai đoạn<br />
A. trước phiên mã<br />
B. phiên mã<br />
C. dịch mã D. sau dịch mã<br />
Câu 5: Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AaBbDd là<br />
A. 2<br />
B. 4<br />
C. 6<br />
D. 8<br />
Câu 6: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là<br />
A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’.<br />
B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.<br />
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.<br />
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.<br />
Câu 7: Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là<br />
A. Ribôxôm<br />
B. Ribônuclêotit<br />
C. Axit amin<br />
D. Nuclêôxôm<br />
Câu 8: Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí<br />
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?<br />
A. Aabb × aaBb.<br />
B. AaBb × AaBb.<br />
C. AaBB × AABb.<br />
D. AaBB × AaBb.<br />
Câu 9: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?<br />
A. mARN<br />
B. tARN<br />
C. rARN<br />
D. ARN của vi rút<br />
Câu 10: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hơp?<br />
A. AABb.<br />
B. AaBb.<br />
C. AABb.<br />
D. aaBB.<br />
Câu 11: Sự thụ tinh giữa giao tử (n + 1) và giao tử n sẽ tạo nên<br />
A. thể bốn hoặc thể ba kép<br />
B. thể ba<br />
C. thể một<br />
D. thể không<br />
Câu 12: Trong tự nhiên, đa bội thể thường gặp phổ biến ở<br />
A. Động vật có vú<br />
B. các loài sinh sản hữu tính<br />
C. Thực vật<br />
D. nấm<br />
Câu 13: Ở ngô có 2n = 20, số nhóm gen liên kết là<br />
A. 20<br />
B. 15<br />
C. 10<br />
D. 5<br />
Câu 14: Mã di truyền có đặc điểm<br />
A. có tính phổ biến<br />
B . có tính đặc hiệu<br />
C. có tính thoái hoá<br />
D. cả A, B, C<br />
Câu 15: Gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T thì số liên kết hydrô sẽ<br />
A. tăng 1<br />
B. tăng 2<br />
C. giảm 1<br />
D. giảm 2<br />
Câu 16: Loại đột biến làm thay đổi số lượng của một hoặc một vài cặp NST trong bộ nhiễm sắc thể của<br />
các tế bào cơ thể được gọi là<br />
A. thể lệch bội.<br />
<br />
B. thể khảm.<br />
<br />
C. đột biến lệch bội.<br />
<br />
D. đột biến đa bội.<br />
<br />
Câu 17: Xét phép lai P: aaBbDd x AabbDd. Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen AaBbdd ở F1 là<br />
A. 3/32<br />
B. 1/16<br />
C. 1/4<br />
D. 1/8<br />
Câu 18: Kiểu gen nào viết không đúng?<br />
AB<br />
A.<br />
ab<br />
<br />
Ab<br />
B.<br />
aB<br />
<br />
Aa<br />
C. bb<br />
<br />
Ab<br />
D. ab<br />
<br />
1<br />
<br />
Câu 19. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli:<br />
Cột A<br />
Cột B<br />
1. khi môi trường có lactôzơ thì prôtêin ức chế a. môi trường trong tế bào không có lactôzơ.<br />
2. Operon là<br />
3. khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin<br />
ức chế sẽ<br />
4. Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi<br />
trường<br />
5. Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong<br />
opêron Lac ở E. coli không hoạt động<br />
<br />
b. có hoặc không có chất cảm ứng.<br />
c. liên kết vào vùng vận hành.<br />
d. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều<br />
hòa nằm trước nó điều khiển.<br />
e. không gắn vào vùng vận hành.<br />
<br />
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?<br />
A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a.<br />
B. 1-e, 2-d, 3-b, 4-c, 5-a.<br />
1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a.<br />
C.<br />
D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e.<br />
Câu 20: Quá trình tự nhân đôi của ADN được thực hiện theo nguyên tắc nào?<br />
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.<br />
B. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.<br />
C. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.<br />
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.<br />
Câu 21: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B quy định hạt trơn, b quy định hạt<br />
nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Tiến hành lai giữa 2 cây đậu Hà Lan thuần<br />
chủng hạt vàng, trơn và lục, trơn được F1, cho F1 tự thụ, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ kiẻu hình là<br />
A. 3 vàng, trơn : 1 lục, trơn<br />
C. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 lục, nhăn<br />
B. 3 vàng, trơn : 1 lục, nhăn<br />
D. 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 vàng, trơn : 1 lục, nhăn<br />
Câu 22: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen<br />
quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:<br />
Gen ban đầu:<br />
Alen đột biến 1:<br />
Mạch gốc:<br />
3'… TAX TTX AAA XXG…5' Mạch gốc:<br />
3'…TAX TTX AAA XXA…5'<br />
Alen đột biến 2:<br />
Alen đột biến 3:<br />
Mạch gốc:<br />
3'…TAX ATX AAA XXG…5' Mạch gốc:<br />
3'…TAX TTX AAA TXG…5'<br />
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’: Phe;<br />
5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào sau đây<br />
sai?<br />
A. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã<br />
hóa.<br />
B. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị thay đổi kể từ<br />
điểm xảy ra đột biến.<br />
C. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã .<br />
D. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.<br />
Câu 23: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = ¼ thì<br />
tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là<br />
A. 10%<br />
B. 40%<br />
C. 20%<br />
D. 25%<br />
Câu 24: Hóa chất gây đột biến 5BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T<br />
thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:<br />
A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X<br />
B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X<br />
C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X<br />
D. A–T → U–5BU → G–5BU → G–X<br />
Câu 25: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a: cây thấp; gen B quả đỏ, gen b:quả trắng. Các<br />
gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây<br />
bố mẹ là<br />
A. AaBb x Aabb.<br />
B. AaBB x aaBb.<br />
C. Aabb x AaBB.<br />
D. AaBb x AaBb.<br />
<br />
2<br />
<br />
Câu 26: Quá trình nhân đôi ADN có sự tham gia của enzim nào sau đây?<br />
A. ADN polimêraza<br />
B. ARN polimêrraza<br />
C. ADN Amilaza D. ADN Prôtêaza<br />
Câu 27: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2<br />
cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có<br />
đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng dị hợp<br />
chiếm tỉ lệ<br />
A. 1/8.<br />
B. 3/16.<br />
C. 1/3.<br />
D. 2/3.<br />
Câu 28. Ở cà chua 2n = 24. Số NST có trong thể 3 và thể tam bội tương ứng là<br />
A. 25 và 26<br />
<br />
B. 23 và 25<br />
<br />
C. 25 và 36<br />
<br />
D. 36 và 25<br />
<br />
Câu 29: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế<br />
A. giảm phân và thụ tinh.<br />
B. nhân đôi ADN.<br />
C. phiên mã<br />
D. dịch mã.<br />
Câu 30: Ở một loài thực vật,alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.<br />
Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh.<br />
Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 35 cây hoa đỏ: 1 cây<br />
hoa trắng.<br />
A. AAaa x AAaa B. AAaa x Aaaa<br />
C. AAAa x Aaaa<br />
D. AAAa x AAAa<br />
Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, gen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2<br />
cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1.<br />
Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu<br />
không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là<br />
A. 1/64<br />
B. 1/256.<br />
C. 1/9.<br />
D. 1/81.<br />
Câu 32: Ở phép lai ♂AaBb x ♀ AaBB. Nếu trong qúa trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế<br />
bào cặp NST mang cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; Có 20% số tế<br />
bào của cơ thể cái cặp NST mang gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường.<br />
Qúa trình thụ tinh sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến.<br />
A. 34<br />
B. 18<br />
C. 42<br />
D. 32<br />
Câu 33: Ở một loài thực vật gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, gen<br />
Bquy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp. Cho cây thân cao hoa đỏ dị hợp 2 cặp<br />
gen nói trên giao phấn với nhau được F1. Ở đời F1, chỉ lựa chọn cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ đem<br />
trồng và cho giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được<br />
một cây thuần chủng về cả hai cặp gen nói trên là<br />
A. 3/4.<br />
B. 1/4.<br />
C. 5/12.<br />
D. 2/5<br />
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, alen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; alen<br />
B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập.<br />
Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng,<br />
nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt<br />
xanh, trơn ở F1 là<br />
A. 1/3<br />
B. 2/3<br />
C.1/4<br />
D.1/2<br />
Câu 35: Ở một loài thực vật tính trạng khối lượng qủa do 4 cặp gen di truyền theo kiểu tương tác cộng<br />
gộp, trong đó có thêm một alen trội sẽ làm qủa nặng thêm 20g, cây đồng hợp aabbddee có qủa nặng<br />
150g. Lấy hạt phấn của cây có qủa nặng nhất thụ phấn với cây có qủa nhẹ nhất được F1, cho F1 giao<br />
phấn ngẫu nhiên được F2. Biết rằng các cặp gen di truyền phân ly độc lập với nhau. Lấy ngẫu nhiên 5<br />
cây F2, xác suất thu được cây có khối lượng qủa 210g là<br />
A. 0,02738<br />
B. 0,01823<br />
C. 0,0334<br />
D. 0,03185<br />
Câu 36: Trong cơ chế điều hòa operon trp (Hình a, hình b), khi trong môi trường có tryptophan thì<br />
diễn ra các sự kiện nào sau đây?<br />
1. Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế.<br />
2. Prôtêin ức chế ở trạng thái bất hoạt, không gắn vào vùng vận hành của operon trp<br />
3. Tryptophan gắn với prôtêin ức chế, làm prôtêin ức chế ở dạng hoạt động.<br />
3<br />
<br />
4. ARN polymerase gắn vào operon trp tại vùng khởi động và phiên mã các gen của operon.<br />
5. Prôtêin ức chế ở dạng hoạt động liên kết với vùng vận hành và ngăn cản sự phiên mã các gen của<br />
operon trp.<br />
Điều gì sẽ xảy ra đối với operon trp khi tế bào sử dụng cạn kiệt nguồn dự trữ tryptophan của nó?<br />
Phương án đúng là: A. 1,2,3<br />
B. 1,3,4<br />
C.1,3, 5<br />
D. 1,2,4<br />
<br />
Câu 37: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có<br />
bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng.<br />
Tính theo lí thuyết thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh được một người con gái tóc xoăn là<br />
A. 3/4.<br />
B. 1/4.<br />
C. 5/12.<br />
D. 3/8.<br />
Câu 38: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội<br />
giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:<br />
(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb.<br />
(2) AAaaBBbb x AaaaBbbb.<br />
(3) AaaaBBBb x AAaaBbbb.<br />
(4) AaaaBBbb x AaBb.<br />
(5) AaaaBBbb x aaaaBbbb.<br />
(6) AaaaBBbb x aabb.<br />
Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?<br />
A. 1 phép lai<br />
B. 2 phép lai.<br />
C. 3 phép lai<br />
D. 4 phép lai<br />
Câu 39: Nếu các cá thể tứ bội có kiểu gen AAaa tự thụ phấn thì tỉ lệ cá thể đời con có kiểu gen AAaa<br />
là bao nhiêu? Biết chỉ các giao tử lưỡng bội mới có khả năng sống.<br />
A. 1/16<br />
B 1/36<br />
C. 1/9<br />
D. 1/2<br />
Câu 40: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:<br />
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.<br />
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.<br />
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.<br />
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5' → 3'.<br />
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với<br />
sự phát triển của chạc chữ Y.<br />
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.<br />
Phương án đúng là A. 1, 3, 4, 5, 6.<br />
B. 1, 2, 4, 5, 6.<br />
C. 1, 2, 3, 4, 5.<br />
D. 1, 2, 3, 4, 6.<br />
<br />
4<br />
<br />