intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2020-2021

Chia sẻ: Tongsinh87 _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2020-2021" được biên soạn bởi trường Tiểu học Sính phình số 2 hỗ trợ các em học ôn luyện kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho bài thi sắp diễn ra. Chúc các em thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2020-2021

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC SÍNH PHÌNH SỐ 2 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II KHỐI: 5 NĂM HOC: 20 ̣ 20 ­ 2021 Môn: Tiếng Việt ­ Lơp 5́ (Thời gian làm bài ……  phút) ĐỀ ĐỌC THÀNH TIẾNG Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh bốc và đọc một đoạn trong bài tập đọc sau: Bài 1:  Phân xử tài tình (Tài liệu HDH TV5 trang 51 tập 2)              Bài 2: Phong cảnh đền hùng (Tài liệu HDH TV5 trang 73 tập 2)             
  2. PHIẾU BỐC THĂM BÀI ĐỌC Phân xử tài tình        Xưa có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân  xử  công bằng. Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu   máo :      ­ Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải , bảo là  của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt :      ­ Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm. Đòi người làm chứng nhưng không có,  quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải   ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo :      ­ Hai người đều có lí nên ta xử thế này : tấm vải xé đôi, mỗi người một nữa. Phân xử tài tình        Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ  tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.        Quan nói sư  cụ  biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư  vãi, kẻ  ăn người ở  trong  chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo :      ­ Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã  ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật . Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật  sẽ  làm cho thóc trong tay kẻ  đó nảy mầm. Như  vậy, ngay gian sẽ  rõ. Mới vài  vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải   đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như  đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ  vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm  đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng,   ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng  ở  đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.  Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương ­ con gái vua Hùng Vương thứ 18 ­ 
  3. theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững   chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in  dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc   Ân xâm lược. Phong cảnh đền Hùng       Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải  miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá  cao đến nằm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời  đô về  Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề  với các vua Hùng giữ  vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua   Hùng. Những cành hoa đại cổ  thụ  tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng  năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ,   chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh,  ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM  MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Đọc thành tiếng (1 điểm)   Giáo viên đánh giá ghi điểm dựa vào yêu cầu sau:  ­ HS đọc trôi chảy, lưu loát đoạn văn; tốc độ đọc khoảng 11 5 tiếng/phút; biết  đọc diễn cảm đoạn văn: 1 điểm ­ Căn cứ  theo chuẩn kiến thức kĩ năng, mức độ  đọc của học sinh giáo viên  chấm điểm theo các thang điểm: 0,75; 0,5; 0,25
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC SINH PHINH SÔ 2 ́ ̀ ́ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II KHỐI: 5 NĂM HOC: 20̣ 20 ­ 2021                     MàĐỀ SỐ: 01 Môn: Tiếng Việt­Lơp 5 ́ Thời gian: 30 phút  (không kể thời gian giao đề) Họ và tên:.................................................................... Lớp: ……………. Điểm bài kiểm tra Nhận xét của thầy (cô) giáo Người chấm Ký Họ tên Bằng số Bằng chữ BÀI KIỂM TRA ĐỌC HIỂU 1. Đọc thầm bài văn sau:  Hộp thư mật             Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.       Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng   được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn   gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình  chữ  V mà chỉ  anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ  quốc Việt Nam, là lời chào chiến  thắng. Đôi lúc Hai Long đáp lại.      Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, gữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc   bu­gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu­gi mà chăm chú quan sát mặt  đất phía sau cột cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại chữ V quen thuộc)   trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
  6.      Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu­ gi, một tay bẩy nhẹ  hòn đá. Hộp thư  lần này là một chiếc vỏ  đựng thuốc đánh   răng. Anh nhẹ  nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó  thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.       Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người tới lấy thư. Anh trở lại bên   xe, lắp bu­gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ  nổ  giòn. Chưa đầy   nửa giờ sau, anh hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt. HỮU MAI       II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ  cái trước ý trả  lời  đúng cho từng câu hỏi và làm bài tập dưới đây: Câu 1: Chủ ngữ trong câu “ Hai Long Phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư  mật”. là? A. Hai Long B. Phú Lâm C. Hộp thư mật Câu 2: Nhân vật Hai Long trong bài đọc Hộp thư mật là ai? A. Nguyễn Ái Quốc B.Thiếu tướng Vũ Ngọc  C.Nguyễn Khoa Đăng. Nhạ Câu 3: Câu “Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị  chú ý nhất” là câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng cách nào? A.  Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ.   B. Nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng.  C.  Không dùng từ nối. Câu 4: Cụm từ nào sau đây nói lên phẩm chất của Hai Long?      A, Vị tha, hết lòng chiến đấu.      B, Thông minh, dũng cảm, hết lòng  vì Tổ quốc       C, Chăm chỉ, cần mẫn làm ăn. Câu 5: Qua hình ảnh chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều   gì? A.  Tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.  B. Địa điểm của hộp thư mật lần sau. 
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC SINH PHINH SÔ 2 ́ ̀ ́ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II  KHỐI:  5 NĂM HOC: 20 ̣ 20 ­ 2021 MàĐỀ SỐ 01 Môn: Tiếng Việt­Lơp 5 ́ C. Tình cảm yêu mến của mình với chú Hai Long Câu 6: Hai Long lấy thư và gửi báo cáo bằng cách nào? A. Tìm bức hộp thư mật khắp mọi nơi B.  Ngang nhiên lấy thư ra xem C.  Giả vờ sửa xe, quan sát kĩ, rồi mới nhẹ nhàng lấy thư. Câu 7 (0,5điểm) Chọn  quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm để nối hai vế của  câu ghép ...... Chú Hai Long  thông minh, dũng cảm......kẻ địch không biết chú là chiến sĩ tình  báo. Câu 8: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như  thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………..................................................................................................................................… HƯỚNG DẪN CHẤM  MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Đọc hiểu: (4 điểm) Câu Nội Dung Điểm Câu 1 A. Hai Long 0,5 đ Câu 2 B.Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ 0,5 đ Câu 3 A.  Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ.   0,5 đ Câu 4  B, Thông minh, dũng cảm, hết lòng  vì Tổ quốc  0,5 đ Câu 5 A.  Tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. 0,5 đ
  8. Câu 6 C.Giả vờ sửa xe, quan sát kĩ, rồi mới nhẹ nhàng lấy thư. 0,5 đ Câu 7 HS tìm cặp QHT ví dụ: Vì ­ nên 0,5 đ Có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vì cung  Câu 8 cấp những thông tin mật từ phía kẻ địch, giúp chúng ta hiểu ý đồ của  0,5 đ kẻ địch, để kịp thời ngăn chặn đối phó với các ý đồ đó. TRƯỜNG TIỂU HỌC SINH PHINH SÔ 2 ́ ̀ ́ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II KHỐI: 5 NĂM HOC: 20 ̣ 20 ­ 2021                      Môn: Tiếng Việt­Lơp 5 ́ Thời gian: 30 phút  (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. Chính tả: Nghe viết (15 phút) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân         Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh   nhiên của bốn đội nhanh như  sóc, thoăn thoắt leo bốn cây chuối bôi mỡ  bóng  nhẫy để  lấy nén hương cắm  ở  trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo   lên... Khi mang được nén hương xuống, người dự  thi được phát ba que diêm để  châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, 
  9. mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc   đữa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước  và bắt đầu thổi cơm. Theo Minh Nhương II. Tập làm văn: (35 phút)   Đề bài: Tả một đồ vật theo cảm nhận của em. TRƯỜNG TIỂU HỌC SINH PHINH SÔ 2 ́ ̀ ́ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I  KHỐI: 5 NĂM HOC: 2 ̣ 020­ 2021 Môn: Tiếng Việt­Lơp 5 ́ Thời gian: 50 phút  (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM  MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Chính tả ­ Tập làm văn B. KIỂM TRA KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN(5 điểm) I. Chính tả:  (2 điểm) 
  10. ­ ­ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ  viết rõ ràng, đẹp, đúng mẫu chữ,   đúng khoảng cách, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm) ­ Bài viết rõ ràng, tương đối đẹp, trình bày đúng đoạn văn; không mắc quá 5   lỗi trong bài. (1 điểm) (Nếu bài viết có lỗi giống nhau chỉ tính 1 lỗi) * Căn cứ  theo chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung bài viết của học sinh giáo  viên chấm điểm theo các thang điểm: 1,5; 1; 0,5 II. Tập làm văn (3 điểm)  + Viết được bài văn tả đồ vật đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài  đúng yêu cầu  đã, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. + Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Bài viết thể hiện cảm xúc + Nội dung bài viết thể hiện được các ý cơ bản sau: a. Mở bài (0,5 điểm)    Giới thiệu được  đồ vật định tả. b. Thân bài (2 điểm) ­ Tả đặc điểm nổi bật của đồ vật.... ­ Bao quát, tác dụng của đồ vật .... c. Kết bài (0,5 điểm) ­ Nêu cảm nghĩ về  đồ vật đó. * Căn cứ theo nội dung bài viết cách diễn đạt của học sinh,  giáo viên chấm   điểm theo các thang điểm: 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2