Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 011
lượt xem 0
download
Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 011.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 011
- SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2017 2018 MÔN Giáo Dục Công Dân – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 011 Câu 81. Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội ? A. Nhu cầu khám phá tự nhiên. B. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. C. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn. D. Nhu cầu lao động. Câu 82. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải A. sáng tạo. B. lao động sản xuất. C. thông minh hơn. D. cần cù hơn. Câu 83. Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng ? A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. B. Tre già măng mọc. C. Con vua thì lại làm vua. D. Đánh bùn sang ao. Câu 84. Yếu tố nào dưới đây là giá trị tinh thần mà con người Việt Nam sáng tạo nên ? A. Áo dài. B. Phương tiện sinh hoạt. C. Nhà ở. D. Máy móc. Câu 85. Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người ? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất. B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống. C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần. D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nhân văn. Câu 86. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. sự tác động của ngoại cảnh. B. sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng. C. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. D. sự tác động của con người. Câu 87. Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng ? A. Do sự phủ định biện chứng. B. Do sự vận động của vật chất. C. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất. Câu 88. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì A. chất mới ra đời. B. lượng mới hình thành. C. sự vật thay đổi. D. sự vật phát triển. 1/6 Mã đề 011
- Câu 89. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản nào sau đây ? A. Tính kế thừa và phát triển. B. Tính khách quan và kế thừa. C. Tính kế thừa và phổ biến. D. Tính khách quan và phổ biến. 2/6 Mã đề 011
- Câu 90. Những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển(cao, thấp), qui mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)…của sự vật và hiện tượng. Là khái niệm dùng để chỉ A. Chất. B. Lượng. C. Hợp chất. D. Độ. Câu 91. Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự A. phủ định của phủ định. B. phủ định sạch trơn. C. thay thế các sự vật, hiện tượng. D. ra đời của các sự vật. Câu 92. Hành động nào dưới đây là vì con người ? A. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. B. Sản xuất bom nguyên tử. C. Chôn lấp rác thải y tế. D. Sản xuất thực phẩm bẩn. Câu 93. Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là A. hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng. B. nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. C. cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng. D. khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. Câu 94. “Sự biến đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại” đã chỉ ra A. con đường của sự phát triển. B. nguồn gốc của sự phát triển. C. khuynh hướng của sự phát triển. D. cách thức của sự phát triển. Câu 95. Cách hiểu nào dưới đây nói về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là đúng ? A. Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất. B. Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi. C. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ. D. Lượng biến đổi dần dần đạt tới một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi. Câu 96. Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là A. cái tiến bộ thay thế cai lạc hậu. B. cái sau thay thế cái trước. C. cái mới và cái cũ giằng co nhau. D. cái này thay thế cái khác. Câu 97. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ. B. Điểm nút. C. Lượng. D. Bước nhảy. Câu 98. Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải A. làm cho chất mới ra đời. B. tạo ra sự biến đổi về lượng. C. tích luỹ dần dần về chất. D. tạo ra chất mới tương ứng. Câu 99. Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có A. lợi nhuận. B. mục đích. C. thu nhập. D. lợi ích. Câu 100. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức ? A. Đọc tài liệu sách giáo khoa. B. Tham quan du lịch. C. Làm từ thiện. D. Làm kế hoạch nhỏ. Câu 101. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ? A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. 3/6 Mã đề 011
- C. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức. D. Thực tiễn là động lực của nhận thức. Câu 102. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. Là khái niệm dùng để chỉ A. Độ. B. Chất. C. Hợp chất. D. Lượng. 4/6 Mã đề 011
- Câu 103. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là A. cảm giác. B. thấu hiểu. C. nhận thức. D. tri thức. Câu 104. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? A. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn. B. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của xã hội. C. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi. D. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động. Câu 105. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, ngươi ta căn cứ vào A. lượng của sự vật , hiện tượng. B. qui mô của sự vật , hiện tượng. C. tính chất của sự vật , hiện tượng. D. chất của sự vật , hiện tượng. Câu 106. Chủ thể nào dưới đây đã sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người ? A. Thượng đế. B. Thần linh. C. Con người. D. Loài vượn cổ. Câu 107. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là A. tiêu chuẩn của chân lí. B. động lực của nhận thức. C. mục đích của nhận thức. D. cơ sở của nhận thức. Câu 108. Trong những câu tục ngữ, ca dao trên. Câu nào nói về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất ? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Tay làm hàm nhai. C. Miệng ăn núi lở. D. Tức nước vỡ bờ. Câu 109. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì A. luôn đặt ra những yêu cầu mới. B. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ. C. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm. D. luôn cải tạo hiện thực khách quan. Câu 110. Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng ? A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. B. Tre già măng mọc. C. Hổ phụ sinh hổ tử. D. Cha nào con nấy. Câu 111. Hành động nào dưới đây không vì con người ? A. Bỏ rác đúng rơi quy định. B. Đốt rừng làm nương rẫy. C. Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh. D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định. Câu 112. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức ? A. Bốn. B. Hai. C. Năm. D. Ba. Câu 113. Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguyên nhân dẫn đến sự phủ định biện chứng nằm A. ngoài bản thân sự vật. B. ngay trong bản thân sự vật. C. giữa cái cũ và cái mới. D. trước cái mới. Câu 114. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm mấy giai đoạn ? A. Ba giai đoạn. B. Bốn giai đoạn. C. Năm giai đoạn. D. Hai giai đoạn. Câu 115. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo 5/6 Mã đề 011
- tự nhiên và xã hội được gọi là A. nhận thức. B. lao động. C. cải tạo. D. thực tiễn. Câu 116. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị xã hội ? A. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ. B. Trồng rau xanh cung ứng ra thị trường. C. Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. D. Ủng hộ trẻ em khuyết tật. Câu 117. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây ? A. Nhận thức siêu hình. B. Nhận thức cảm tính. C. Nhận thức biện chứng. D. Nhận thức lí tính. Câu 118. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng. B. sự tác động từ bên trong. C. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. D. sự tác động từ bên ngoài. Câu 119. Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định A. con người là cơ sở của sự phát triển xã hội. B. con người là động lực của sự phát triển xã hội. C. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. D. con người là chủ thể của sự phát triển xã hội. Câu 120. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định A. từ bên ngoài. B. lần thứ nhất. C. theo hình tròn. D. lần hai, có kế thừa. HẾT 6/6 Mã đề 011
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Du - Mã đề 134
4 p | 87 | 4
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 295
5 p | 72 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 82 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 168
5 p | 84 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 012
4 p | 58 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
5 p | 52 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
6 p | 71 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
5 p | 54 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
7 p | 61 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
6 p | 58 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
6 p | 50 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
4 p | 65 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 107 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 69 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
4 p | 65 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 329
5 p | 60 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 152
4 p | 58 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
6 p | 55 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn