Trường THPT Tân Phú Trung<br />
Biên soạn: Phan Thị Ngọc Chơn<br />
ĐT: 0908528299<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN: TOÁN 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu 8 điểm)<br />
Câu 1: Mã di truyền là:<br />
A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.<br />
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.<br />
C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.<br />
D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin<br />
Câu 2: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử<br />
A. ADN và ARN<br />
B. prôtêin<br />
C. ARN<br />
D. ADN<br />
Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ<br />
thì<br />
A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.<br />
B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.<br />
C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.<br />
D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.<br />
Câu 4: Thể đột biến là ?<br />
A. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.<br />
B. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.<br />
C. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn<br />
D. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.<br />
Câu 5: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1<br />
¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là<br />
A. ADN.<br />
B. nuclêôxôm.<br />
C. sợi cơ bản.<br />
D. sợi nhiễm sắc.<br />
Câu 6: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới<br />
A. một số cặp nhiễm sắc thể.<br />
B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.<br />
C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.<br />
D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.<br />
Câu 7: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp<br />
tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai<br />
A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.<br />
B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.<br />
C. đều có kiểu hình khác bố mẹ.<br />
D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.<br />
Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng<br />
hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?<br />
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.<br />
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.<br />
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.<br />
Đề dề xuất – Học kì I- Sinh 12<br />
<br />
1<br />
<br />
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.<br />
Câu 9: Quan hệ nào sau đây là đúng?<br />
A. ADN tARN mARN Prôtêin<br />
B. ADN mARN Prôtêin Tính trạng<br />
C. mARN ADN Prôtêin Tính trạng<br />
D. ADN mARN Tính trạng.<br />
Câu 10: Cho các thông tin sau:<br />
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dung làm khuôn để tổng hợp protein.<br />
(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.<br />
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng<br />
hợp.<br />
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxon lại với nhau thành mARN<br />
trưởng thành.<br />
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ<br />
là<br />
A. (2), (3).<br />
B. (3), (4).<br />
C. (1), (4).<br />
D. ( 2), (4).<br />
Câu 11: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả<br />
khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?<br />
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.<br />
B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.<br />
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.<br />
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.<br />
Câu 12. Trong các trường hợp đột biến sau đây, trường hợp nào thay đổi cấu trúc protein<br />
nhiều nhất?<br />
A. Mất 1 bộ 3 nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.<br />
B. Mất 2 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.<br />
C. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí đầu của gen cấu trúc.<br />
D. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.<br />
Câu 13. Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của nhiễm<br />
sắc thể?<br />
1. Mất đoạn.<br />
2. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.<br />
3. Đột biến gen<br />
4. Đảo đoạn<br />
ngoài tâm động<br />
5. Chuyển đoạn không tương hỗ<br />
Phương án đúng là<br />
A. 1, 2, 3, 5.<br />
B. 2, 3, 4, 5.<br />
C. 1, 2, 5.<br />
D. 1, 2, 4.<br />
Câu 14: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị<br />
bội là<br />
A. AABB.<br />
B. AAAA.<br />
C. BBBB.<br />
D. AB.<br />
Đề dề xuất – Học kì I- Sinh 12<br />
<br />
2<br />
<br />
Câu 15. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương<br />
phản được F1 cho F1 lai với nhau, điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 là:<br />
1. Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn.<br />
2. Tính trạng đem lai phải trội, lặn hoàn toàn.<br />
3. Mỗi cặp gen nằm trên NST tương đồng.<br />
Phương án đúng là:<br />
A. 1, 2.<br />
B. 1, 2, 3.<br />
C. 1, 3.<br />
D. 2, 3.<br />
Câu 16: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng<br />
A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.<br />
B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.<br />
C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào<br />
D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.<br />
Câu 17: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là<br />
A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.<br />
B. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.<br />
C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.<br />
D. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.<br />
Câu 18: Trong kiểu tương tác cộng gộp, kiểu hình phụ thuộc vào<br />
A. số alen trội trong kiểu gen.<br />
B. số alen lặn trong kiểu gen<br />
C. số cặp gen dị hợp<br />
D. số lặp gen đồng hợp.<br />
Câu 19: Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì<br />
A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.<br />
B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết.<br />
C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.<br />
D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống.<br />
Câu 20: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới<br />
A. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.<br />
B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.<br />
C. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.<br />
D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.<br />
Câu 21: Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi<br />
A. do tác động của môi trường.<br />
B. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen.<br />
C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.<br />
D. không liên quan đến rối loạn phân bào.<br />
Câu 22. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit : A, T, G thì trên mạch gốc<br />
của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?<br />
A. 3 loại mã bộ ba.<br />
B. 6 loại mã bộ ba.<br />
C. 9 loại mã bộ ba.<br />
D. 27 loại mã bộ ba.<br />
Câu 23: Giả sử một gen ở vi khuẩn có 3000 nuclêôtit. Hỏi số axit amin trong phân tử<br />
prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?<br />
A. 495<br />
B. 498<br />
C. 500<br />
Đề dề xuất – Học kì I- Sinh 12<br />
<br />
3<br />
<br />
D. 502<br />
Câu 24: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự<br />
đoán ở thể ba kép là<br />
A. 18.<br />
B. 10.<br />
C. 7.<br />
D. 24.<br />
Câu 25: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại<br />
kiểu gen?<br />
A. 10 loại kiểu gen.<br />
B. 54 loại kiểu gen.<br />
C. 28 loại kiểu gen.<br />
D. 27 loại kiểu gen.<br />
Câu 26: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn.<br />
AB<br />
AB<br />
Dd x<br />
dd, nếu xảy ra hoán vị gen cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu<br />
ab<br />
ab<br />
<br />
Trong phép lai:<br />
<br />
hình aaB-D- ở đời con chiếm tỷ lệ:<br />
A. 12 %<br />
B. 9 %<br />
C. 4,5%<br />
D. 8 %<br />
Câu 27: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen<br />
tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Gen trội A quy định mắt màu đỏ, alen lặn a quy định mắt<br />
màu trắng. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Nếu thế hệ F1 xuất hiện đồng thời cả<br />
ruồi cái mắt màu đỏ và ruồi cái mắt màu trắng thì kiểu gen của bố, mẹ có thể là:<br />
A<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
A. X Y và X X .<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
B. X Y và X X .<br />
a<br />
<br />
A<br />
<br />
a<br />
<br />
C. X Y và X X .<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
a<br />
<br />
D. X Y và X X .<br />
Câu 28: Gen B có một guanin dạng hiếm (G*) nên bị đột biến dạng thay thế một cặp G– X<br />
bằng một cặp A– T trở thành alen b. Tổng số alen b tạo thành sau 7 lần tự nhân đôi là bao<br />
nhiêu?<br />
A. 1.<br />
B. 15.<br />
C. 31.<br />
D. 63.<br />
Câu 29: Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng được quy ước là Aa . Ở một số tế bào nếu cặp<br />
này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì có thể tạo ra những loại giao tử nào ?<br />
A.AA, aa , o , A , a<br />
B.AA, Aa , A , a , 0<br />
B.AA , o , a<br />
D.Aa , O , A , a<br />
Câu 30 : Ở phép lai giữa ruồi giấm AB/abXDXd với ruồi giấm AB/abXDY cho F1 có kiểu<br />
hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375% . Tần số hoán vị gen là :<br />
A.30%<br />
B.40%<br />
C.20%<br />
D.35%<br />
Câu 31: Ở một loài thú, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen<br />
khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm<br />
2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể<br />
thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình<br />
tối đa về hai lôcut trên là<br />
A. 10 kiểu gen và 6 kiểu hình.<br />
B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình.<br />
Đề dề xuất – Học kì I- Sinh 12<br />
<br />
4<br />
<br />
C. 10 kiểu gen và 4 kiểu hình.<br />
D. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình.<br />
Câu 32: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể<br />
Ab<br />
(hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen<br />
aB<br />
Ab<br />
được hình thành ở F1.<br />
aB<br />
<br />
A. 16%<br />
B. 32%<br />
C. 24%<br />
D. 51%<br />
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) thí sinh chọn một trong hai phần sau<br />
A. BAN CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)<br />
Câu 33: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?<br />
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.<br />
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.<br />
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.<br />
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.<br />
Câu 34: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn không làm thay đổi lượng gen trên nhiễm<br />
sắc thể là<br />
A. mất đoạn.<br />
B. đảo đoạn.<br />
C. lặp đoạn.<br />
D. chuyển đoạn.<br />
Câu 35: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng<br />
biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là<br />
A. tính trạng ưu việt.<br />
B. tính trạng trung gian.<br />
C. tính trạng trội.<br />
D. tính trạng lặn<br />
Câu 36: Thường biến có vai trò:<br />
A Tích lũy thông tin di truyền qua các thế hệ.<br />
B Tăng khả năng kiếm ăn và tự vệ của động vật.<br />
C Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.<br />
D Tăng khả năng chống chịu và sinh sản.<br />
Câu 37: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân<br />
đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong<br />
giảm phân đã xảy ra đột biến:<br />
A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.<br />
B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.<br />
C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.<br />
D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.<br />
Câu 38: Giống nhau giữa gen trong tế bào chất và gen trên nhiễm sắc thể là:<br />
A Phân bố đồng đều ở giới đực và giới cái cùng loài.<br />
B Có thể bị đột biến.<br />
C ADN mang chúng đều có dạng vòng.<br />
D Có trong các bào quan.<br />
Đề dề xuất – Học kì I- Sinh 12<br />
<br />
5<br />
<br />