Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 356
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh tham khảo Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 của trường THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 356. Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kỳ kiểm tra và giúp cho các bạn củng cố kiến thức cũ đã học để đạt được điểm cao hơn nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 356
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌI TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài:45 phút; Mã đề thi 356 Họ và tên :................................................................ L ớp: .......... PHẦN TRẮC NGHIỆM (32 câu: 8 điểm) Câu 1: Dựa trên sự hiểu biết nào về đặc trưng của quần thể sinh vật, con người có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực trong các đàn gà, hươu, nai… mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn ? A. Mật độ cá thể của quần thể. B. Sự phân bố cá thể trong quần thể. C. Nhóm tuổi. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 2: Theo nhiều nhà khoa học, loài H. sapiens đã được hình thành từ loài A. H. neanderthalensis. B. H. habilis. C. H. heidelbergensis. D. H. erectus. Câu 3: Hiệu suất sinh thái là A. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường. B. Tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. D. Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích. Câu 4: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới được gọi là: A. Hệ cơ quan. B. Quần thể. C. Hệ sinh thái. D. Quần xã. Câu 5: Mối quan hệ không thuộc dạng quan hệ kí sinh vật chủ là: A. Cây tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ. B. Cây tổ chim sống bám trên thân cây gỗ. C. Dây tơ hồng sống bám trên cây thân gỗ. D. Nấm phấn trắng và và sâu hại lúa. Câu 6: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ A. Cacbon (Than đá). B. Silua. C. Pecmi. D. Cambri. Câu 7: Người ta chia các nhân tố sinh thái thành: A. Nhóm nhân tố sinh thái của thạch quyển, của khí quyển và của thủy quyển. B. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người. C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. D. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và nhóm nhân tố sinh thái có lợi. Câu 8: Sự biến động số lượng ếch, nhái diễn ra theo chu kì nào ? A. Chu kì tuần trăng. B. Chu kì kì mùa. C. Chu kì ngày đêm. D. Chu kì nhiều năm. Câu 9: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. D. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Câu 10: Trong một quần thể sinh vật, khi phân chia câu trúc tuổi người ta chia thành: A. tuổi chưa thành thục và tuổi thành thục. B. tuổi sinh lý, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. Trang 1/4 Mã đề thi 356
- C. tuổi sinh trưởng và tuổi phát triển. D. tuổi sơ sinh, tuổi sinh sản và tuổi già. Câu 11: Cho ví dụ về một số nhóm sinh vật sau đây: 1. Cá trắm cỏ trong ao. 2. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa. 3. Bèo trên mặt ao. 4. Sen trong đầm. 5. Các cây ven hồ. 6. Chuột trong vườn. 7. Chim ở lũy tre làng. Các nhóm sinh vật nào là quần xã sinh vật: A. 1, 3, 5, 6, 7. B. 1, 2, 4, 6. C. 2, 3, 5, 7. D. 3, 5, 6, 7. Câu 12: Theo các nhà khoa học, chất hữu cơ đầu tiên có khả năng tự nhân mà không cần đến enzim là: A. ADN. B. Lipit. C. ARN. D. Prôtêin. Câu 13: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và A. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. B. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. C. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. D. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. Câu 14: Các nhà địa chất học chia lịch sử của Trái Đất thành các đại địa chất lần lượt theo thứ từ khi Trái Đất hình thành cho đến nay là: A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh và đại Tân sinh. C. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. D. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh và đại Tân sinh. Câu 15: Quan sát các hiện tượng sau: 1. Chim ăn sâu. 2. Tự tỉa thưa ở thực vật. 3. Rễ của các cây nối liền nhau ở nhiều loài cây. 4. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn bể và cò. 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối. 6. Hải quỳ và tôm kí cư. 7. Dây tơ hồng trên cây bụi. 8. Địa y. 9. Cáo ăn gà. 10. Ăn lẫn nhau khi số lượng cá thể tăng quá cao. 11. Giun, sán sống trong hệ tiêu hóa của lợn. Các hiện tượng nào nêu trên thuộc mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài ? A. 1, 2, 3, 7, 9. B. 2, 3, 7, 8, 10. C. 2, 3, 10. D. 3, 5, 7, 8, 10, 11. Câu 16: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể ? A. tập hợp những con chim trong một khu rừng. B. tập hợp những cây cỏ ven bờ hồ. C. tập hợp những con cá trong ao. D. tập hợp những cây thông trong một khu rừng. Câu 17: Nấm và khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ A. cộng sinh. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 18: Trong hệ sinh thái có mấy loại chuỗi thức ăn ? Trang 2/4 Mã đề thi 356
- A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 19: Trong chu trình cacbon, cacbon đi vào chu trình dưới dạng A. CO2. B. CH4. C. C2N2. D. C6H12O6. Câu 20: Khái niệm nào sau đây nói về diễn thế sinh thái ? A. là hiện tượng số lượng các thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động cảu các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. B. là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. C. là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác định tại một thời điểm nhất định. Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây là kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể ? A. Khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. B. Khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông… D. Khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 22: Một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái có đặc điểm: A. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. B. gồm nhiều cá thể sinh vật cùng loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi cá thể là một mắt xích của chuỗi. C. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ hỗ trợ với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. D. gồm nhiều cá thể sinh vật cùng loài có quan hệ hỗ trợ với nhau và mỗi cá thể là một mắt xích của chuỗi. Câu 23: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là A. gôrila. B. tinh tinh. C. đười ươi. D. vượn. Câu 24: Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá nhỏ chiếm ưu thế, cá lớn rất ít thì ta có thể khẳng định A. nghề cá đang ở mức độ đánh bắt vừa phải. B. nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức. C. nghề cá chưa đi vào khai thác. D. nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. Câu 25: Biến động số lượng cá thể của quần thể do thiên tai, dịch bệnh, hạn hán được gọi là: A. biến động không theo chu kì. B. biến động theo chu kì năm. C. biến động đột ngột. D. biến động theo chu kì khí hậu. Câu 26: Nhân tố sinh thái vô sinh nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất đối với sự biến động số lượng cá thể của quần thể: A. Gió. B. Ánh sáng. C. Nước. D. Khí hậu. Câu 27: Xét các mối quan hệ sau: (1). Phong lan bám trên cây gỗ (4). Chim mỏ đỏ và linh dương (2). Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu (5). Lươn biển và cá nhỏ (3). Cây nắm ấm và ruồi (6). Cây tầm gửi và cây gỗ Trang 3/4 Mã đề thi 356
- Mối quan hệ hợp tác là: A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (4), (5), (6). C. (4), (5). D. (1), (2), (4), (5), (6). Câu 28: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết và chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết. Các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 20 đến 350C được gọi là gì ? A. Giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ. B. Khoảng chống chịu. C. Ngoài giới hạn chịu đựng về nhiệt độ. D. Khoảng thuận lợi. Câu 29: Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm: A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. B. thủy quyển, địa quyển và khí quyển. C. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. D. thành phần vật lí và hóa học. Câu 30: Năm 1953, Stanley Miller và Urây đã chứng minh rằng: A. chất hữu cơ có thể được hình thành từ chất vô cơ bằng con đường tổng hợp hóa học. B. axit nuclêic được tạo thành từ các nuclêôtit. C. chất vô cơ hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất. D. sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ. Câu 31: Diễn thế thứ sinh xảy ra A. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, sau đó lần lượt được thay thế các quần xã khác. B. trên môi trường tồn tại một quần xã tiên phong, nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn toàn. C. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị hủy diệt chưa hoàn toàn. D. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn toàn. Câu 32: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về A. dinh dưỡng. B. sinh sản. C. nguồn gốc. D. nơi ở. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm) Trình bày đặc điểm mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật và cho ví dụ minh họa? HẾT Trang 4/4 Mã đề thi 356
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
5 p | 154 | 11
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 80 | 7
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
5 p | 86 | 7
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 135
5 p | 109 | 7
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
5 p | 116 | 6
-
Đề kiểm tra HK2 môn tiếng Anh 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 150 | 6
-
Đề kiểm tra HK2 môn Hoá học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 99 | 6
-
Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
5 p | 102 | 5
-
Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
5 p | 157 | 5
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 210
5 p | 100 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 493
3 p | 120 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 213
5 p | 67 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 10 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 146 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 483
5 p | 67 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 326
3 p | 81 | 2
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương
1 p | 61 | 2
-
Đề kiểm tra HK2 môn Vật lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
4 p | 81 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn