Đề kiểm tra học kỳ 1 Địa 12 (Kèm đáp án)
lượt xem 16
download
Tham khảo 3 đề kiểm tra học kỳ 1 môn Địa lý lớp 12 giúp các bạn tự ôn luyện các kiến thức Vật lý cơ bản, rèn luyện kỹ năng làm bài chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Cùng xem và tham khảo đề kiểm tra học kỳ 1 môn Địa lý lớp 12 để ôn tập tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra học kỳ 1 Địa 12 (Kèm đáp án)
- Sở GD&ĐT Quảng Nam ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12, NĂM HỌC 2011-2012 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề) I) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7điểm ) Câu I (4 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học,em hãy nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta. 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tháng VII tại một số địa điểm ở nước ta Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng Qui Nhơn TP.Hồ Chí Minh Nhiệt độ trung bình 27,0 28,9 29,4 29,1 29,7 27,1 tháng VII ( 0C) Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng VII từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. Câu II (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Sự biến động diện tích rừng ở nước ta qua một số năm Năm Tổng diện tích có Diện tích rừng tự Diện tích rừng trồng rừng (triệu ha) nhiên (triệu ha) (triệu ha) 1943 14,3 14,3 0 1983 7,2 6,8 0,4 2005 12,7 10,2 2,5 1. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng qua các năm ở thời kì 1943-2005. 2. Nhận xét sự biến động diện tích rừng thời kì 1943-2005. II)PHẦN RIÊNG-PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm ) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (câu III.a, hoặc câu III.b) Câu III.a theo chương trình chuẩn (3 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 1. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. 2. Nêu hoạt động của bão ở nước ta. Câu III.b theo chương trình nâng cao (3 điểm ) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy chứng minh sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi ở nước ta. Sự phân bố đó gây ra những khó khăn gì. 2. Phân tích những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. ----------------------------------------- Hết ------------------------------------------------ Ghi chú : học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
- Sở GD&ĐT Quảng Nam ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ NĂM HỌC 2011-2012 Điểm các Câu Đáp án ý mỗi câu PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7 điểm ) Câu I 1. Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta. (2điểm) (4 - Diện tích :15000 km2 0,25đ điểm) - Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên đất nghèo, ít phù sa 0,5đ - Hình dạng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ 0,5đ - Một số đồng bằng mở rộng ( đồng bằng Thanh Hóa , đồng bằng Nghệ An...........) 0,25đ - Nhiều đồng bằng được phân chia làm ba dải : giáp biển là cồn cát, giữa là vùng trũng, trong cùng là đồng bằng... 0,5đ 2. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng VII từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. (2 điểm) Nhận xét : - Không có sự thay đổi nhiều giữa miền Bắc và miền Nam, dẫn chứng Lạng Sơn và TP.Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau 0,1 0C. 0,75đ - Các địa điểm ven biển miền Trung nhiệt độ trung bình tháng Bảy cao hơn. 0,25đ Giải thích : - Do hoạt động của gió mùa mùa hạ. 0,5đ - Tháng Bảy: góc nhập xạ không chênh lệch nhiều ở miền Bắc và miền Nam. 0,25đ - Ven biển miền Trung nhiệt độ trung bình tháng Bảy cao hơn là do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam và ít mưa. 0,25đ Câu II 1. Vẽ biểu đồ (1,5 điểm) (3 Yêu cầu: vẽ biểu đồ cột chồng đủ các năm ,chính xác , tên biểu đồ, đơn vị trên trục, số điểm) liệu, chú giải ( nếu thiếu hoặc sai mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm) 2. Nhận xét sự biến động diện tích rừng thời kì 1943-2005 (1,5 điểm) Tổng diện tích rừng nước ta có nhiều biến động ( do sự biến động của rừng tự nhiên 0,25đ và rừng trồng ) Sự biến động chia làm hai giai đoạn: - 1943 - 1983: tổng diện tích rừng giảm 7,1 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên giảm nhiều (7,5 triệu ha) mà rừng trồng tăng ít (0,4 triệu ha). 0,5đ - 1983 - 2005: tổng diện tích rừng tăng 5,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên tăng (3,4 triệu ha) và rừng trồng tăng (2,1 triệu ha). 0,5đ - Sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng giảm ( 0,25đ phần lớn là rừng tái sinh và rừng trồng ). Hai ý trong ngoặc đơn cho điểm thưởng: mỗi ý 0,25 điểm, nhưng câu II.2 phải giữ tổng điểm tối đa 1,5 điểm. PHẦN RIÊNG-PHẦN TỰ CHỌN CHO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH Ở HỌC KỲ I (3 điểm) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a, hoặc câu III.b) Câu III.a 1. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. (2,0 điểm) - Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. 0,5đ • Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện nhiệt độ trung bình năm trên 200C,có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C. 0,5đ - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu: đới rừng nhiệt đới gió mùa 0,25đ • Cảnh sắc thay đổi theo mùa 0,25đ • Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế 0,25đ • Ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn đới, thú có lông dày 0,25đ
- 2. Nêu hoạt động hoạt động của bão ở nước ta. (1,0 điểm) - Thời gian mùa bão bắt đầu và kết thúc trên toàn quốc ( theo Atlat Địa lý Việt Nam hoặc sách giáo khoa) 0,25đ - Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam 0,25đ - Tập trung nhất ở các tháng ...... 0,25đ - Khu vực chịu tác động mạnh nhất ....... 0,25đ Nếu học sinh nêu được số cơn bão đổ bộ thì cho điểm thưởng 0,25 điểm, nhưng câu III.a2 phải giữ tổng điểm tối đa 1,0 điểm Câu III.b 1. Chứng minh sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi ở nước ta. Sự phân bố đó gây ra những khó khăn. (1,0 điểm) - Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm tới 3/4 dân số. 0,25đ - Mật độ dân số cao nhất: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số thấp nhất: vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên ( dẫn chứng mật độ dân số theo 0,25đ theo Atlat Địa lý Việt Nam hoặc sách giáo khoa) - Gây khó khăn sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. 0,5đ Ý trong ngoặc đơn cho điểm thưởng : 0,25 điểm, nhưng câu III.b1 phải giữ tổng điểm tối đa 1,0 điểm 2. Phân tích những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. (2,0 điểm) - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn 0,5đ - Nhiều loại đất thích hợp 0,25đ - Lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm 0,25đ - Công nghiệp chế biến ngày càng phát triển 0,25đ - Vấn đề lương thực đã được đảm bảo 0,25đ - Nhu cầu thị trường ngày càng lớn 0,25đ - Được Đảng và Nhà nước quan tâm 0,25đ
- Sở GD&ĐT Quảng Nam ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12, NĂM HỌC 2011-2012 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề) I) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7điểm ) Câu I (4 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học,em hãy nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta. 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tháng VII tại một số địa điểm ở nước ta Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng Qui Nhơn TP.Hồ Chí Minh Nhiệt độ trung bình 27,0 28,9 29,4 29,1 29,7 27,1 tháng VII ( 0C) Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng VII từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. Câu II (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Sự biến động diện tích rừng ở nước ta qua một số năm Năm Tổng diện tích có Diện tích rừng tự Diện tích rừng trồng rừng (triệu ha) nhiên (triệu ha) (triệu ha) 1943 14,3 14,3 0 1983 7,2 6,8 0,4 2005 12,7 10,2 2,5 1. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng qua các năm ở thời kì 1943-2005 2. Nhận xét sự biến động diện tích rừng thời kì 1943-2005 II)PHẦN RIÊNG-PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm ) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (câu III.a, hoặc câu III.b) Câu III.a theo chương trình chuẩn (3 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học,em hãy : 1. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. 2. Nêu hoạt động hoạt động của bão ở nước ta. Câu III.b theo chương trình nâng cao (3 điểm ) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy chứng minh sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du,miền núi ở nước ta. Sự phân bố đó gây ra những khó khăn gì. 2. Phân tích những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. ----------------------------------------- Hết ------------------------------------------------ Ghi chú : học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
- Sở GD&ĐT Quảng Nam ĐÁP ÁN KIẺM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ NĂM HỌC 2011-2012 Điểm các Câu Đáp án ý mỗi câu PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7 điểm ) Câu I 1. Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta. (2điểm) (4 - Diện tích :15000 km2 0,25đ điểm) - Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên đất nghèo, ít phù sa 0,5đ - Hình dạng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiểu đồng bằng nhỏ 0,5đ - Một số đồng bằng mở rộng ( đồng bằng Thanh Hóa , đồng bằng Nghệ An...........) 0,25đ - Nhiều đồng bằng được phân chia làm ba dải : giáp biển là cồn cát ,giữa là vùng trủng, trong cùng là đồng bằng 0,5đ 2. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng VII từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. (2 điểm) Nhận xét : - Không có sự thay đổi nhiều giữa miền Bắc và miền Nam, dẫn chứng Lạng Sơn và TP.Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau 0,1 0C 0,75đ - Các địa điểm ven biển miền Trung nhiệt độ trung bình tháng bảy cao hơn 0,25đ Giải thích : - Do hoạt động của gió mùa mùa hạ 0,5đ - Tháng bảy: góc nhập xạ không chênh lệch nhiều ở miền Bắc và miền Nam 0,25đ - Ven biển miền Trung nhiệt độ trung bình tháng bảy cao hơn là do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam và ít mưa 0,25đ Câu II 1. Vẽ biểu đồ (1,5 điểm) (3 Yêu cầu: vẽ biểu đồ cột chồng đủ các năm ,chính xác , tên biểu đồ, đơn vị trên trục, số điểm) liệu, chú giải ( nếu thiếu hoặc sai mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm) 2. Nhận xét sự biến động diện tích rừng thời kì 1943-2005 (1,5 điểm) Tổng diện tích rừng nước ta có nhiều biến động ( do sự biến động của rừng tự nhiên 0,25đ và rừng trồng ) Sự biến động chia làm hai giai đoạn : -1943- 1983 : tổng diện tích rừng giảm 7,1 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên giảm nhiều ( 7,5 triệu ha) mà rừng trồng tăng ít ( 0,4 triệu ha) 0,5đ -1983- 2005 : tổng diện tích rừng tăng 5,5 triệu ha ,trong đó rừng tự nhiên tăng (3,4 triệu ha) và rừng trồng tăng ( 2,1 triệu ha) 0,5đ -Sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng giảm ( 0,25đ phần lớn là rừng tái sinh và rừng trồng ) Hai ý trong ngoặc đơn cho điểm thưởng : mỗi ý 0,25 điểm, nhưng câu II.2 phải giữ tổng điểm tối đa 1,5 điểm PHẦN RIÊNG-PHẦN TỰ CHỌN CHO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH Ở HỌC KỲ I(3 điểm) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a, hoặc câu III.b) Câu III.a 1. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. (2 điểm) -Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh 0,5đ •Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện nhiệt độ trung bình năm trên 200C,có mùa đông lạnh với 0,5đ 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C 0,25đ - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu : đới rừng nhiệt đới gió mùa 0,25đ • Cảnh sắc thay đổi theo mùa 0,25đ • Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế 0,25đ
- • Ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn đới ,thú có lông dày 2. Nêu hoạt động hoạt động của bão ở nước ta. (1điểm) -Thời gian mùa bão bắt đầu và kết thúc trên toàn quốc ( theo Atlat Địa lý Việt Nam hoặc sách giáo khoa) 0,25đ -Mùa bão chậm dần từ Băc vào Nam 0,25đ -Tập trung nhất ở các tháng ...... 0,25đ -Khu vực chịu tác động mạnh nhất ....... 0,25đ Nếu học sinh nêu được số cơn bão đổ bộ thì cho điểm thưởng 0,25 điểm, nhưng câu III.a2 phải giữ tổng điểm tối đa 1 điểm Câu III.b 1. Chứng minh sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi ở nước ta . Sự phân bố đó gây ra những khó khăn. (1 điểm) -Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm tới 3/4 dân số 0,25đ -Mật độ dân số cao nhất : đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số thấp nhất : vùng núi Tây Bắc ,Tây Nguyên ( dẫn chứng mật độ dân số 0,25đ theo theo Atlat Địa lý Việt Nam hoặc sách giáo khoa) -Gây khó khăn sử dụng lao động và khai thác tài nguyên 0,5đ Ý trong ngoặc đơn cho điểm thưởng : 0,25 điểm, nhưng câu III.b1 phải giữ tổng điểm tối đa 1 điểm 2. Phân tích những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. (2 điểm) - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao ,độ ẩm lớn 0,5đ -Nhiều loại đất thích hợp 0,25đ -Lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm 0,25đ -Công nghiệp chế biến ngày càng phát triển 0,25đ -Vấn đề lương thực đã được đảm bảo 0,25đ -Nhu cầu thị trường ngày càng lớn 0,25đ -Được Đảng và Nhà nước quan tâm 0,25đ
- Sở GD &ĐT Quảng Nam KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 12 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề) I) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7, 00 điểm ) Câu 1 (4,00 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và đang chuyển dịch tích cực. 2. Cho biết cây chè phân bố chủ yếu ở những tỉnh nào của nước ta ? Giải thích vì sao cây chè phân bố chủ yếu ở những tỉnh đó ? Câu 2 (3,00 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo vùng của nước ta năm 2005 ( Đơn vị: tỉ đồng ) Vùng Tỉ đồng Cả nước 991049 Trung du và miền núi Bắc Bộ 45555 Đồng bằng sông Hồng 194722 Bắc Trung Bộ 23409 Duyên hải Nam Trung Bộ 46328 Tây Nguyên 7208 Đông Nam Bộ 550500 Đồng bằng sông Cửu Long 87486 Không xác định 35841 1. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2005 2. Nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2005. II)PHẦN RIÊNG (3,00 điểm ) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a Theo chương trình chuẩn 1. Tại sao ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh? 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày những thế mạnh tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta. Câu 3.b Theo chương trình nâng cao Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy : 1. Cho biết công nghiệp dệt may phân bố nhiều nhất ở vùng kinh tế nào của nước ta ? Giải thích vì sao công nghiệp dệt may phân bố nhiều nhất ở vùng kinh tế đó ? 2. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có qui mô lớn nhất nước ta ? ----------------------------------------- Hết ------------------------------------------------ Ghi chú : học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
- Sở GD&ĐT Quảng Nam HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12, HỌC KỲ II Điểm Câu Đáp án các ý mỗi câu PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7,00 điểm ) Câu 1 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa (4,00 dạng và đang chuyển dịch tích cực. (2,00 điểm) Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: điểm) -Nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp 0,50 đ -Nhóm công nghiệp khai thác , nhóm công nghiệp chế biến và nhóm công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước ( chỉ cần dẫn chứng số ngành trong nhóm công nghiệp chế biến ) 0,75 đ Đang chuyển dịch tích cực : - Nhóm công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng giá trị sản xuất, nhóm công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước giảm tỉ trọng giá trị sản xuất 0,75 đ (dẫn chứng số liệu theo Atlat hoặc sách giáo khoa) (Thiếu dẫn chứng trong mỗi ngoặc đơn chỉ trừ 0,25 điểm) 2. Cây chè phân bố chủ yếu ở những tỉnh và giải thích (2 điểm) - Cây chè phân bố chủ yếu ở những tỉnh : Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên,Sơn La,Lâm Đồng 1,00 đ (5-6 tỉnh: 1 điểm, 3-4 tỉnh: 0,75 điểm, 2 tỉnh: 0,5 điểm, 1 tỉnh: 0,25điểm ) - Cây chè phân bố chủ yếu những tỉnh đó vì có những thuận lợi • Tự nhiên: Đất feralit, khí hậu cận nhiệt (khí hậu mát) 0,50 đ • Kinh tế xã hội : Dân cư có truyền thống sản xuất ( trồng chế biến ), có các 0,50 đ cơ sở chế biến chè Câu 2 1. Vẽ biểu đồ (2 điểm) (3,00 - Lập bảng xử lí số liệu (cả nước: 100%, học sinh có thể làm tròn 1 hoặc 2 chữ điểm) số thập phân) đúng (có tên bảng và đơn vị % , nếu thiếu cả 2 yêu cầu này thì trừ 0,50 đ 0,25 điểm) - Vẽ biểu đồ chính xác (ghi số liệu ,chú thích, ghi tên biểu đồ, thiếu 1 yêu cầu 1,50 đ thì trừ 0,25 điểm) 2. Nhận xét (1 điểm) -Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng (của nước ta ) có sự chênh lệch lớn tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng 0,25 đ - Vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất Đông Nam Bộ (dẫn chứng số liệu), vùng chiếm tỉ trọng lớn thứ II Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng số liệu) -Vùng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất Tây Nguyên (dẫn chứng số liệu) kế đó là Bắc 0,75 đ Trung Bộ (dẫn chứng số liệu) (Chỉ cần so sánh 1vùng có tỉ trọng lớn nhất với 2 vùng có tỉ trọng nhỏ nhất, hoặc ngược lại thì cho đủ 0,75 điểm, thiếu dẫn chứng số liệu thì trừ 0,25 điểm ) PHẦN RIÊNG - (3,00 điểm) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
- Câu 3.a 1. Ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh (1 điểm) -Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn : thức ăn từ hoa màu lương thực, đồng cỏ , .......... 0,50 đ -Dịch vụ chăn nuôi ( giống, thú y) có nhiều tiến bộ 0,25 đ -Thị trường tiêu thụ mở rộng 0,25 đ ( các ý khác : Công nghiệp chế biến phát triển cần nguyên liệu, chính sách của nhà nước, cho mỗi ý 0,25 điểm nhưng câu 3.a1 phải giữ điểm tối đa 1 điểm) 2.Những thế mạnh tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. (2,00 điểm) Duyên hải Nam Trung Bộ có những thế mạnh tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển : nghề cá, du lịch biển, dịch vụ hàng hải, khai thác khoáng sản và sản xuất muối -Nghề cá : •Đánh bắt : Tỉnh nào cũng có bãi cá ,bãi tôm ,nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa -Trường Sa ( có nhiều loại cá quí : cá 0,50 đ thu ,cá trích ,cá ngừ ,cá hồng .........) 0,25 đ •Nuôi trồng : Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá - Du lịch biển : có nhiều bãi biển đẹp ( dẫn chứng bãi biển đẹp) ( để phát triển 0,50 đ du lịch biển gắn với du lịch đảo ,du lịch nghỉ dưỡng ......) - Dịch vụ hàng hải : Có nhiều địa điểm thuận lơi để xây dựng cảng nước sâu 0,25 đ - Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối : Thềm lục địa được 0,50 đ khẳng định là có dầu khí , thiên nhiên cũng thuận lợi sản xuất muối (Các ý in nghiêng trong ngoăc đơn cho điểm thưởng: mỗi ý 0,25 điểm , nhưng câu III.a2 phải giữ tổng điểm tối đa 2,00 điểm) Câu 3.b 1. Công nghiệp dệt may phân bố nhiều nhất ở vùng kinh tế . Giải thích (1,00 điểm) - Công nghiệp dệt may phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng 0,50 đ sông Hồng - Giải thích : Thị trường tiêu thụ lớn ,nguồn lao động dồi dào 0,50 đ 2. Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có qui mô lớn nhất nước ta ? (2,00 điểm) - Vị trí thuận lợi 0,25 đ - Đất xám bạc màu ,và đất badan thuận lợi cả cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày 0,50 đ - Khí hậu cận xích đạo ( nóng quanh năm ) ổn định. 0,25 đ - Có nhiều nhà máy chế biến 0,25 đ - Thủy lợi phát triển. 0,25 đ - Lịch sử trồng cây công nghiệp sớm 0,25 đ - Thị trường tiêu thụ lớn 0,25 đ ( các ý khác : dịch vụ nông nghiệp phát triển , chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài ,cho mỗi ý 0,25 điểm nhưng câu III.b2 phải giữ điểm tối đa 2,00 điểm)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Tiếng Anh Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
3 p | 467 | 113
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý 10 năm 2014-2015 - Sở GD & ĐT Tp.HCM
4 p | 479 | 93
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa học lớp 9
4 p | 406 | 72
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 Công nghệ lớp 7 Trường THCS Lý Thường Kiệt 2012 - 2013
3 p | 319 | 52
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý 11 năm 2013-2014 - Sở GD & ĐT Tp.HCM
3 p | 289 | 47
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 8 (Đề số 2)
4 p | 246 | 42
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2015-2016 môn Lịch sử 9 - Trường THCS Lê Khắc Cẩn
3 p | 480 | 33
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2013-2014 - THPT Cần Thạnh
3 p | 202 | 25
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2015-2016 môn Tiếng Anh lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Mã đề thi 136)
4 p | 162 | 22
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 8 (Đề số 1)
4 p | 168 | 21
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 9 - Trường TH và THCS Bãi Thơm
4 p | 185 | 18
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm 2009 - 2010 môn Toán lớp 12 - Sở GD&ĐT Đề tham khảo 1
19 p | 131 | 12
-
Để kiểm tra học kỳ 1 vật lý 11 Trường THPT An Nhơn năm 2011-2012
3 p | 126 | 10
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2014-2015 môn Ngữ văn 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Hồ
1 p | 120 | 9
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2014-2015 môn Vật lý 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Long Xuyên
3 p | 119 | 8
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2012-2013 môn Tiếng Anh 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng
3 p | 112 | 7
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Toán lớp 7 năm học 2008 – 2009
5 p | 342 | 7
-
Đề kiểm tra học kỳ 1, năm học 2015-2016 môn Địa lí 10 - Trường THPT Phan Văn Trị
3 p | 106 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn