Đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ Văn 6 - GDĐT Lâm Đồng
lượt xem 37
download
7 Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sẽ giúp bạn tự ôn tập môn Văn dễ dàng, các câu hỏi bám lý thuyết và bài tập thực hành theo chương trình Văn học lớp 6 học kỳ 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ Văn 6 - GDĐT Lâm Đồng
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích ? A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B. Sọ Dừa C. Ếch ngồi đáy giếng D. Sự tích Hồ Gươm 2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì ? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận 3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? A. Tái hiện trạng thái sự vật B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận D. Trình bày diễn biến, sự việc 4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự ? A. Nhân vật, sự việc B. Cảm xúc, suy nghĩ C. Luận bàn, đánh giá D. Nhận xét 5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm ? A. Bánh chưng, bánh giầy B. Con Rồng, cháu Tiên C. Thành Gióng D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 1
- 6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì ? A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống 7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì ? A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải 8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì ? A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người B. Khuyên nhủ, răn dạy con người C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý 9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn ? A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ 10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào ? A. Sử dụng tiếng cười B. Tình tiết ly kỳ C. Nhân vật chính thường là vật D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc 11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Ăn cho chắc bụng B. Sống để bụng, chết mang theo C. Anh ấy tốt bụng D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc 2
- 12. Từ nào dưới đây là từ ghép ? A. Lồng lộng B. Xinh đẹp C. Hồng hào D. Mù mịt 13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ ? A. Đang nổi sóng mù mịt B. Một toà lâu đài to lớn C. Không muốn làm nữ hoàng D. Lại nổi cơn thịnh nộ 14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ ? A. Cái máng lợn sứt mẻ B. Một cơn giông tố C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em D. Lớn nhanh như thổi 15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa ? A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen. B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn. C. Một cuốn sách nhỏ nhen. D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ. 16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào ? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ. Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện. Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em. 3
- TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: “Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng… Tre luỹ làng thay lá… Mùa lá mới oà nở, thứ màu lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, rồi chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...” (Trích Luỹ làng, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Trữ tình D. Nghị luận 2. Đoạn văn trên gợi ấn tượng gì về hình ảnh cây tre ? A. Duyên dáng, yểu điệu B. Oai linh, kỳ vĩ C. Đẹp, đầy sức sống D. Dịu dàng, mềm mại 3. Từ “oà” trong câu: “Mùa lá mới oà nở” có nghĩa là gì ? A. Lá tre nở một cách bất ngờ. B. Lá tre nở rất nhiều, đột ngột và mạnh mẽ. C. Lá tre nở một cách từ từ, chậm rãi. D. Lá tre nở một cách dịu dàng, kín đáo. 1
- 4. Câu văn: “Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống.” là loại câu nào ? A. Câu định nghĩa B. Câu giới thiệu C. Câu đánh giá D. Câu miêu tả 5. Khi viết: “Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thật gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá 6. Ở câu: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá 7. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn ? A. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. B. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. C. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. D. Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. 8. Từ “con ngựa” trong cụm từ “một con ngựa nhả khói” (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ) được dùng theo nghĩa gốc. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 9. Từ “những” trong “những mầm măng” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ B. Số từ C. Lượng từ D. Đại từ 10. Tổ hợp từ nào dưới đây là cụm động từ ? A. Bỏ chạy cả B. Đẹp huyền ảo 2
- C. Già rồi chết D. Hơn mười năm sau 11. Tổ hợp từ nào dưới đây là cụm danh từ ? A. Xinh quá B. Đứng hóng ở cửa C. Diều lá tre bay lưng trời D. Con lợn cưới của tôi 12. Tính từ chỉ màu sắc là từ nào ? A. Trong sáng B. Lam biếc C. Xinh tươi D. Hồ hởi 13. Chủ ngữ của câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.” là: A. gậy tre B. chông tre C. gậy tre, chông tre D. sắt thép quân thù 14. Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ ? A. Huyền là một bạn gái chăm ngoan. B. Bài ca ấy đi cùng năm tháng. C. Lung linh nắng vàng trước sân nhà em. D. Đi học là hạnh phúc của trẻ em. 15. Phần nào dưới đây không nhất thiết phải có trong đơn ? A. Thời gian, địa điểm viết đơn B. Ai gửi đơn, đơn gửi ai, gửi để làm gì C. Tên đơn, người gửi D. Chữ ký của người viết đơn 16. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. II. Tự luận (6 điểm): Câu 1 (1 điểm): Cho cụm từ: “ Mỗi khi hè về”, hãy viết tiếp để tạo thành câu hoàn chỉnh. 3
- TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung truyện cổ tích ? A. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. B. Truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, người dũng sỹ, người có tài năng kỳ lạ, người thông minh… C. Truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ và đưa ra bài học. D. Truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu. 2. Truyện Cây bút thần sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả 3. Truyện Cây bút thần được kể ở ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều 4. Ý nghĩa của truyện Cây bút thần là gì ? A. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội và ước mơ về tài năng kỳ diệu của con người B. Thể hiện quan niệm của nhân dân về sự giàu sang phú quý C. Thể hiện ước mơ, khát vọng tiêu diệt kẻ ác của nhân dân D. Thể hiện sự trân trọng tài năng độc đáo của con người 1
- 5. Từ “con” trong“con chim” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ sự vật C. Số từ D. Lượng từ 6. Từ “mặt” trong “mặt biển” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 7. Từ nào là từ ghép ? A. Sách vở B. Chăm chỉ C. Sung sướng D. Ngào ngạt 8. Từ nào là từ láy ? A. Lớn lên B. Tuyệt trần C. Hồng hào D. Trăm trứng 9. Từ nào là danh từ ? A. Khỏe mạnh B. Khôi ngô C. Bú mớm D. Bóng tối 10. Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ ? A. Nhà lão Miệng B. Rất tuyệt vời C. Một buổi chiều D. Trung thu ấy 11. Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì ? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ sự vật C. Số từ D. Lượng từ 2
- 12. Tổ hợp nào là cụm động từ ? A. Đứng hóng ở cửa B. Khoẻ mạnh như thần C.Mặt mũi khôi ngô D. Lợn cưới áo mới 13. Động từ “mừng rỡ” trong câu “ Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với đàn con” là động từ chỉ hành động. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 14. Tổ hợp từ nào là cụm tính từ ? A. Đang ngồi dệt cửi B. Bỏ học về nhà chơi C. Quả hồng xiêm ngọt lịm D. Rất chuyên cần 15. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn ? A. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh. B. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. C. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. D. Những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ. 16. Vị ngữ của câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào ? A. là + một cụm danh từ B. là + một cụm động từ C. là + một cụm tính từ D. là + một kết cấu chủ vị II. Tự luận (6 điểm) Mười năm sau có dịp về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra và kể lại. 3
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC THIỀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NHƠN TRẠCH –TỈNH ĐỒNG NAI MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vàomột chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào ? A. Tạ Duy Anh B. Tô Hoài C. Đoàn Giỏi D. Nguyễn Tuân 2. Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn ? A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân. B. Ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn cũng sẽ mang vạ vào mình. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. 3. Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 4. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai ? A. Chú bé Phrăng B. Thầy giáo Ha – men C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha – men, bác phó rèn Oat – tơ và cụ già Hô – de. 1
- 5. Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” ở đâu ? A. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch B. Từ trên cao bao quát toàn cảnh C. Tại một địa điểm nhất định D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch 6. Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô được tả như thế nào ? A. Dịu dàng và bình lặng B. Rực rỡ và tráng lệ C. Duyên dáng và mềm mại D. Hùng vĩ và lẫm liệt 7. Nếu viết: “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kỳ hết”, câu văn mắc lỗi gì ? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu bổ ngữ 8. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: “Bến cảng lúc nào cũng đông vui, tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.” ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 9. Từ “cứ” trong câu “Chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ” thuộc loại phó từ nào ? A. Chỉ quan hệ thời gian B. Chỉ mức độ C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự D. Chỉ sự phủ định 10. Tổ hợp từ: “mới biết viết tập toạng” là: A. cụm danh từ B. cụm tính từ C. cụm động từ D. câu trần thuật đơn 2
- 11. Muốn tả người cần phải làm gì ? A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả theo thứ tự B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả 12. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. II. Tự luận (7 điểm) Tả cảnh nơi em đang sống. 3
- TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I SÔNG MÃ - SƠN LA MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.” ( Ngữ văn 6, tập 1) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều 3. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? A. Con Rồng cháu Tiên B. Thánh Gióng C. Thạch Sanh D. Em bé thông minh 1
- 4. Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại truyện dân gian nào ? A. Cổ tích B. Thần thoại C. Ngụ ngôn D. Truyền thuyết 5. Nhân vật tráng sĩ trong đoạn văn trên là ai ? A. Thạch Sanh B. Sơn Tinh C. Thánh Gióng D. Lang Liêu 6. Phần gạch chân trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” là gì ? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Cụm chủ vị 7. Trong các từ sau, từ nào là danh từ ? A. cao B. giặc C. vươn D. phun 8. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ? A. tráng sĩ B. hoảng hốt C. roi sắt D. chú bé 9. Từ “lẫm liệt” dưới đây được giải thích theo cách nào ? “Lẫm liệt”: Hùng dũng, oai nghiêm. A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị 2
- C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích 10. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? A. Tái hiện trạng thái sự vật B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận D. Trình bày diễn biến, sự việc II. Tự luận (7,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là từ đơn ? Lấy 2 ví dụ về từ đơn. Câu 2 (6 điểm). Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến. 3
- TRƯỜNG THCS TRẦN CAO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÙ CỪ - HƯNG YÊN MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm, từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm; câu 10 được 1,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào ? A. Minh Huệ B. Tố Hữu C. Trần Đăng Khoa D. Tô Hoài 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là gì ? A. Miêu tả có yếu tố biểu cảm B. Biểu cảm có yếu tố tự sự C. Tự sự có yếu tố miêu tả D. Biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả 3. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của 3 câu thơ cuối bài “Đêm nay Bác không ngủ” ? Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước C. Đó chính là lẽ sống: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác D. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ 4. Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Phụ ngữ 1
- 5. Câu “Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào? A. Định nghĩa B. Miêu tả C. Giới thiệu D. Đánh giá 6. Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ? A. Áo chàm đưa buổi phân li B. Người Cha mái tóc bạc C. Ngày Huế đổ máu D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 8. Để miêu tả cảnh mùa thu, câu văn nào dưới đây không phù hợp ? A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng. B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió. C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường. D. Vầng trăng tròn sáng như gương. 9. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. 10. Hãy điền các từ “Mở bài, thân bài, kết bài, cảnh vật, nhất định, cảm tưởng” vào những chố trống trong đoạn văn cho phù hợp (mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm): “Bài văn miêu tả có 3 phần. (1)……..….. giới thiệu cảnh được miêu tả. Thân bài tập trung tả (2)……….… chi tiết theo một thứ tự (3)…………Và (4)…………... thường phát biểu (5) …….............. về cảnh sắc đó.” II. Tự luận (6,5 điểm) Em đã có dịp ngắm một đêm trăng đẹp ở quê mình. Hãy tả lại cảnh đó. 2
- TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II BIÊN HOÀ –ĐỒNG NAI MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.” (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2) 1. Đoạn văn trên được trích dẫn từ văn bản nào ? A. Cây tre Việt Nam B. Luỹ làng C. Lao xao D. Cô Tô 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 3. Từ “chớm” trong câu: “Giời chớm hè.” có nghĩa là: A. Biểu hiện mùa hè đang bắt đầu B. Biểu hiện cái gì đó xảy ra ngoài dự tính C. Biểu hiện thời điểm mùa hè vừa qua đi D. Biểu hiện thời điểm mùa hè sắp kết thúc 4. Câu “Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào? A. Định nghĩa B. Giới thiệu C. Miêu tả D. Đánh giá 1
- 5. Câu“Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.” sử dụng phép tu từ nào ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá 6. Câu:“Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” có cấu tạo chủ ngữ là gì ? A. Danh từ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ 7. Nếu viết “Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật. ”, câu văn sẽ mắc lỗi nào ? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ 8. Tổ hợp từ “Cả làng thơm” thuộc loại nào dưới đây ? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Câu đơn. II. Tự luận (6 điểm): Viết bài văn tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè. 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Tiếng Anh Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
3 p | 469 | 113
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý 10 năm 2014-2015 - Sở GD & ĐT Tp.HCM
4 p | 479 | 93
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa học lớp 9
4 p | 406 | 72
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý 11 năm 2013-2014 - Sở GD & ĐT Tp.HCM
3 p | 291 | 47
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 8 (Đề số 2)
4 p | 247 | 42
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2015-2016 môn Lịch sử 9 - Trường THCS Lê Khắc Cẩn
3 p | 481 | 33
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2013-2014 - THPT Cần Thạnh
3 p | 203 | 25
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2015-2016 môn Tiếng Anh lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Mã đề thi 136)
4 p | 162 | 22
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 8 (Đề số 1)
4 p | 170 | 21
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 9 - Trường TH và THCS Bãi Thơm
4 p | 186 | 18
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm 2009 - 2010 môn Toán lớp 12 - Sở GD&ĐT Đề tham khảo 1
19 p | 132 | 12
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Sinh Vật lớp 7 - Trường THCS Phan Chu Trinh
5 p | 128 | 11
-
Để kiểm tra học kỳ 1 vật lý 11 Trường THPT An Nhơn năm 2011-2012
3 p | 126 | 10
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2014-2015 môn Ngữ văn 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Hồ
1 p | 120 | 9
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2014-2015 môn Vật lý 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Long Xuyên
3 p | 120 | 8
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2012-2013 môn Tiếng Anh 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng
3 p | 113 | 7
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Toán lớp 7 năm học 2008 – 2009
5 p | 342 | 7
-
Đề kiểm tra học kỳ 1, năm học 2015-2016 môn Địa lí 10 - Trường THPT Phan Văn Trị
3 p | 106 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn