SỞ GD – ĐT NINH THUẬN.<br />
TRƯỜNG THPT NINH HẢI<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM (BÀI SỐ 1) LỚP 11<br />
(NĂM HỌC 2014 – 2015)<br />
MÔN: Sinh chương trình chuẩn.<br />
<br />
Thời gian làm bài 45 phút<br />
Họ tên thí sinh……………………………..số báo danh.<br />
<br />
Mã đề : 210<br />
<br />
Câu 1: Nước luôn chứa đầy và đi lên theo mạch gỗ nguyên nhân chính là do:<br />
A. Sự ứ giọt.<br />
B. Áp suất rễ.<br />
C. Sự thoát hơi nước. D. Sự ngưng tụ nước.<br />
Câu 2: Vi khuẩn nào sau đây tham gia vào quá trình chuyển hóa NH+4 hữu cơ thành NO3-:<br />
A. Vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn amon hóa. C. Vi khuẩn lam. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.<br />
Câu 3: Cây hấp thụ nito ở dạng nào sau đây:<br />
A. NH4+, NO3- .<br />
B. N2, NO, NO2.<br />
C. Nito trong không khí và nito trong đất. D. Nito hữu cơ và nito vô cơ.<br />
Câu 4: Nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới là:<br />
A. Nhiệt năng.<br />
B. Hóa năng.<br />
C. Quang năng.<br />
D. Điện năng.<br />
Câu 5: Trên lá của cây lúa xuất hiện các đốm đỏ xen lẫn với đốm vàng là dấu hiệu thiếu nguyên tố nào sau<br />
đây:<br />
A. Kali.<br />
B. Nito.<br />
C. Phot pho.<br />
D. Magie.<br />
Câu 6: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm<br />
quang hợp ở cây xanh.<br />
A. Diệp lục a. B. Diệp lục a, b, carotenoit.<br />
C. Carotenoit.<br />
D. Diệp lục b.<br />
Câu 7: Nguyên tố Mg có vai trò đối với cây là:<br />
A. Thành phần của pr, axit nucleic.<br />
B. Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.<br />
C. Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim.<br />
D. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp.<br />
Câu 8: Vì sao lá cây có màu xanh lục:<br />
A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.<br />
B. Hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.<br />
C. Nhóm sắc tố hấp thụ ánh áng màu xanh lục.<br />
D. Nhóm sắc tố phụ không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.<br />
Câu 9: Dòng mạch gỗ được cấu tạo từ:<br />
A. Quản bào và ống rây.<br />
B. Ống rây và tế bào kèm.<br />
C. Tế bào kèm và mạch ống.<br />
D. Quản bào và mạch ống.<br />
Câu 10: Chọn đáp án hoàn thành câu sau đây.<br />
Trong rễ .......bắt buộc nước và chất hòa tan qua màng sinh chất của tế bào ...... trước khi chúng vào ......<br />
A. Đai caspari/ nội bì/ mạch gỗ.<br />
B. Đai caspari/ ngoại bì/ mạch rây.<br />
C. Đai caspari/ ngoại bì/ mạch gỗ.<br />
D. Đai caspari/ nội bì/ mạch rây.<br />
Câu 11: Ý nghĩa nào sau đây không phải của quá trình thoát hơi nước:<br />
A. Tạo ra lực hút nước.<br />
B. Điều hòa nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước.<br />
C. Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá. D. Tạo ra lực đẩy nước.<br />
Câu 12: Các nguyên tố vi lượng có vai trò:<br />
A. Tham gia vào cấu tạo và hoạt hóa enzim. B. Là thành phần của diệp lục và hoạt hóa enzim.<br />
C. Chúng cần cho một số pha sinh trưởng.<br />
D. Tham gia vào cấu tạo nên Pr, axit nucleic, ATP.<br />
Câu 13: Thoát hơi nước là một thảm họa vì:<br />
A. Khí khổng mở tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào trong lá.<br />
B. Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.<br />
C. Có tới 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất qua thoát hơi nước.<br />
D. Làm hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.<br />
Câu 14: Cách tưới nước phụ thuộc vào các nhóm cây trồng khác nhau và còn phụ thuộc vào:<br />
A. Nồng độ CO2.<br />
B. Nước.<br />
C. Chất khoáng.<br />
D. Đặc điểm của đất và thời tiết.<br />
Trang 1/1 - Mã đề thi 210<br />
<br />
Câu 15: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0.1%, trong đất 0.3% cây nhận Ca2+ bằng cách nào sau đây:<br />
A. Thẩm thấu.<br />
B. Hấp thụ chủ động. C. Hấp thụ thụ động. D. Khuếch tán.<br />
Câu 16: Quá trình nào sau đây gây mất mát nito trong đất:<br />
A. NO3-→ N2.<br />
B. NO3-→ NH4+.<br />
C. NH4+ → N2.<br />
D. NH4+ → NO3-.<br />
Câu 17: Dưới tác dụng của vi khuẩn cố định đạm nito trong không khí sẽ được chuyển hóa thành dạng:<br />
A. NO3-.<br />
B. NH2.<br />
C. NH4+.<br />
D. N2.<br />
Câu 18: Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá là do:<br />
A. Mặt dưới của lá có lớp cutin mỏng.<br />
B. Lớp biểu bì mặt dưới của lá mỏng.<br />
C. Khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá.<br />
D. Mặt dưới của lá có hiện tượng ứ giọt.<br />
Câu 19: Phương pháp bón lót là bón phân vào thời kì:<br />
A. Khi cây chuẩn bị ra hoa, kết hạt.<br />
B. Trước khi trồng cây.<br />
C. Sau khi trồng cây được một thời gian ngắn. D. Sau khi trồng cây.<br />
Câu 20: Để Tổng hợp 1g chất khô, các cây khác nhau cần từ:<br />
A. 200 → 600 g nước. B. 8→ 9 g nước. C. 1→ 2 kg nước. D. 200 → 600 kg nước.<br />
Câu 21: Đặc điểm cấu tạo nào sau đây của dòng mạch gỗ thích nghi với chức năng của nó:<br />
A. Được cấu tạo bởi các tế bào sống, thành mạch gỗ được li nhin hóa.<br />
B. Được cấu tạo bởi các tế bào chết, thành mạch gỗ được li nhin hóa.<br />
C. Được cấu tạo bởi các tế bào sống, thành mạch gỗ được ki tin hóa.<br />
D. Được cấu tạo bởi các tế bào chết, thành mạch gỗ được ki tin hóa.<br />
Câu 22: Quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp diễn ra ở:<br />
A. Riboxom.<br />
B. Màng kép.<br />
C. Stroma.<br />
D. Xoang tilacoit.<br />
Câu 23: Tác dụng chính của kĩ thuật nhổ cây con đem cấy là:<br />
A. Không phải tỉa bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.<br />
B. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con.<br />
C. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.<br />
D. Bố trí thời gian thích hợp để cấy.<br />
Câu 24: Bộ phận nào sau đây của rễ trực tiếp tham gia vào hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào hệ rễ:<br />
A. Rễ bên.<br />
B. Rễ chính.<br />
C. Rễ bên, rễ chính, miền lông hút.<br />
D. Tế bào lông hút.<br />
Câu 25: Đặc điểm cấu tạo nào sau đây của lá thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng đến<br />
các tế bào quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá:<br />
A. Lớp biểu bì có khí khổng. B. Có diện tích bề mặt lá lớn. C. Phiến lá mỏng. D. Có hệ gân lá.<br />
Câu 26: Quá trình quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng:<br />
A. Quang năng thành nhiệt năng.<br />
B. Hóa năng thành quang năng.<br />
C. Quang năng thành hóa năng.<br />
D. Hóa năng thành nhiệt năng.<br />
Câu 27: Nguyên tố kali có vai trò đối với cây là:<br />
A. Thành phần của xitocrom, pr, enzim, diệp lục.<br />
B. Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim.<br />
C. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.<br />
D. Thành phần của pr, axit nucleic.<br />
Câu 28: Vi khuẩn nào sau đây sống cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu?<br />
A. Azotobacter.<br />
B. Rhizobium.<br />
C. Clostridium.<br />
D. Cyanobacteria.<br />
Câu 29: Cấu tạo nào sau đây của lá có đặc điểm thích nghi với chức năng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào<br />
bên trong lá đến lục lạp:<br />
A. Có diện tích bề mặt lá lớn.<br />
B. Lớp biểu bì có khí khổng.<br />
C. Phiến lá mỏng.<br />
D. Có hệ gân lá.<br />
Câu 30: Cây có lá vàng do thiếu chất dinh dưỡng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây để cây xanh<br />
lại.<br />
A. Ca2+<br />
B. Cu2+<br />
C. Mg2+<br />
D. Fe3+<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 210<br />
<br />