intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 357

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 357 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 357

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 11 LẦN 1  (Đề thi gồm có ... trang) NĂM HỌC 2017 ­ 2018 MÔN: LỊCH SỬ  (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề thi  357 Họ, tên thí sinh:.....................................................................  Số báo danh: ............................. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Đến đầu thế kỉ XX, tình hình ở châu Âu diễn ra như thế nào? A. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh gần kề. B. Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức và Italia. D. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ và lan rộng khắp thế giới.. Câu 2: Mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội là gì? A. Đánh đổ Mãn Thanh, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. B. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về  ruộng đất cho dân cày. D. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thực hiện  quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. Câu 3: Nước nào là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa? A. Cao Miên. B. Xiêm. C. Miến Điện. D. Việt Nam. Câu 4: Kết thúc giai đoạn thứ nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình thế giới diễn ra   như thế nào? A. Ưu thế tạm thời thuộc về phe Hiệp ước. B. Tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày càng trầm trọng, bọn trùm công nghiệp chiến  tranh giàu lên nhanh chóng, mâu thuẫn xã hội sâu sắc. C. Hai phe đều dùng những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất vào cuộc chiến, thiệt hại về  người và của hết sức nặng nề. D. Ưu thế tạm thời thuộc về phe Liên minh Đức – Áo – Hung. Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ sau sự kiện nào? A. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc – bi. B. Đức tuyên chiến với Nga. C. Đức tuyên chiến với Pháp. D. Anh tuyên chiến với Đức. Câu 6: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc. B. Thái độ hung hăng của Đức, muốn chia lại hệ thống thuộc địa. C. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc – bi ám sát tại Bo­xni­a. D. Sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc. Câu 7: Trong cuộc cải cách năm 1868, vua Minh Trị đã xây dựng chính phủ mới mà trong đó giai cấp  nào đóng vai trò quan trọng? A. Quý tộc B. Võ sĩ Samurai C. Quý tộc tư sản hóa D. Tư sản dân tộc Câu 8: Điểm chung của các cuộc đấu tranh ở Lào và Campuchia trong những năm cuối thế kỉ XIX đến  đầu thế kỉ XX là gì? A. Đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến, đều thất bại. B. Buộc thực dân Pháp phải nhượng một số yêu sách.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 357
  2. C. Chống thực dân Pháp để giành độc lập nhưng đều thất bại. D. Thể hiện được sức mạnh của giai cấp nông dân trong phong trào đấu tranh. Câu 9: Giới quân phiệt Đức, Áo đã chớp lấy cơ  hội nào để  gây nên cuộc Chiến tranh thế  giới thứ  nhất? A. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa Anh và Đức. B. Anh, Pháp, Nga nhân nhượng lẫn nhau. C. Liên minh tay ba được thành lập giữa Đức, Áo – Hung. D. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc – bi ám sát tại Bo­xni­a. Câu 10: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là: A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt Câu 11: Tính chất cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. B. Cuộc chiến tranh chính nghĩa. C. Cuộc tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc. D. Cuộc thử nghiệm các loại vũ khí mới của các nước đế quốc. Câu 12: Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh với thực dân Anh đã đánh dấu mốc A. mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của thực dân Anh. B. mở đầu quá trình xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. C. mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa,  nửa phong kiến. D. mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước thuộc địa, bị  các nước đế quốc xâu xé. Câu 13: Trong 20 năm đầu hoạt động (1885 ­ 1905). Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh: A. Ôn hòa, giành độc lập hoàn toàn. B. Vũ trang, giành độc lập C. chính trị, giành quyền tự trị. D. ôn hòa, đòi quyền tự trị. Câu 14: Cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ đầu tiên ở đâu? A. Vũ Xương B. Thượng Hải C. Quảng Đông D. Nam Xương Câu 15: Đảng Quốc đại thành lập năm 1885 ở Ấn Độ đã có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh dấu giai đoạn mới: giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. B. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ. C. Giai cấp tư sản và tri thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong xã hội. D. Đánh dấu giai đoạn mới: giai cấp vô sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Câu 16: So với châu Phi và các nước Đông Nam Á, tình hình các nước Mĩ latinh có nét gì khác trong  những năm từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX? A. Sớm giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX. B. Bị đế quốc Mĩ xâm lược, biến thành “sân sau” của Mĩ. C. Phong trào đấu tranh giành độc lập nổ ra mạnh mẽ. D. Không bị các nước đế quốc xâm lược. Câu 17: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trong thời gian nào? A. 30 năm đầu thế kỉ XX B. 30 năm cuối thế kỉ XIX C. 30 năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX D. 20 năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Câu 18: Tháng 7/ 1918 đã diễn ra sự kiện gì trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Mĩ tuyên chiến với Đức. B. Mĩ đổ bộ vào châu Âu, trực tiếp tham chiến. C. Quân Đức tấn công Pháp. D. Đức đầu hàng không điều kiện. Câu 19: Biểu hiện của quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa phảt triển ở  Nhật Bản từ  đầu thế  kỉ  XIX   đến trước năm 1868 là gì?                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 357
  3. A. Thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công ngày càng nhiều. B. Kinh tế phát triển, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược, mở rộng  hệ thống thuộc địa. C. Kinh tế hàng hóa phát triển, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông thôn. D. Kinh tế hàng hòa phát triển, tầng lớp Samurai dần dần tư sản hóa. Câu 20: Nhân cơ hội nào mà các nước thực dân phương Tây hoàn thành quá trình xâm lược các nước   Đông Nam Á? A. Các nước Đông Nam Á đều thực hiện chính sách đối ngoại sai lầm. B. Nền kinh tế các nước Đông Nam Á lạc hậu, khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt. C. Chế độ phong kiến vẫn thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh  tế, xã hội. D. Chế độ phong kiến khủng hoảng, thực hiện các chính sách sai lầm tạo cớ để chủ nghĩa thực dân  phương Tây xâm lược. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm ): Nêu ý hiểu của anh (chị) về cách mạng tư sản? Hãy chứng minh cuộc Duy tân  Minh  Trị (1868) ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để? Câu 2 (2 điểm): Nguyên nhân dẫn đến các nước Đông Nam Á bị các nước phương Tây xâm lược. Tại  sao Xiêm là nước duy nhất không bị biến thành thuộc địa? Câu 3 (1 điểm): Nêu kết cục của Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2