intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 209

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 209 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 209

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 10 LẦN 1  (Đề thi gồm có 02 trang) NĂM HỌC 2017­ 2018. MÔN : LỊCH SỬ (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao   đề)   Mã đề thi  209 Họ, tên thí sinh:..................................................................... L ớp: ............................. I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM): Câu 1: Yếu tố quyết định dẫn tới sự chuyển biến từ Vượn cổ thành Người tối cổ là gì? A. Thời gian B. Tự nhiên C. Công cụ. D. Lao động Câu 2: Công cụ bằng sắt xuất hiện đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế: A. Xã hội nguyên thủy bị phá vỡ B. Có sản phẩm thừa thường xuyên C. Xã hội có giai cấp xuất hiện D. Xuất hiện tư hữu. Câu 3: Cư dân  nơi nào tìm ra chữ số “không”? A. La Mã B. Ai Cập C. Ấn Độ D. Lưỡng Hà Câu 4: Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông có nguồn gốc từ A. nông dân lệ thuộc. B. nông dân công xã không trả được nợ. C. người thân của nô lệ. D. tù binh, nông dân nghèo không trả được nợ. Câu 5: Xã hội có giai cấp và Nhà nước đầu tiên xuất hiện khi ? A. tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện. B. trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo. C. vai trò của người đàn ông được nâng cao. D. con cái lấy theo họ của bố. Câu 6: Đặc điểm chữ viết của Hi Lạp và Rô ma cổ đại là A. chữ tượng hình. B. dùng chữ cái để ghép chữ. C. chữ tượng ý. D. chữ tượng hình và chữ tượng ý. Câu 7: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa Người tối cổ và Người tinh khôn là gì? A. Bàn tay khéo léo B. Xương cốt nhỏ C. Óc sáng tạo D. Thể tích não phát triển Câu 8: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là gì? A. Công xã thị tộc. B. Thị tộc và bộ lạc C. Bầy người nguyên thủy D. Công xã nông thôn. Câu 9: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Dân chủ chủ nô B. Quân chủ chuyên chế trung ương phân quyền C. Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền D. Dân chủ cộng hoà Câu 10: Đâu là đánh giá đúng về chế độ phong kiến thời Đường? A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. B. Chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao C. Bộ máy cai trị hoàn chỉnh D. Đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 209
  2. Câu 11: Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm là do? A. nhu cầu chống giặc ngoại xâm. B. nhu cầu sinh sống C. nhu cầu sản xuất  nông nghiệp và làm thuỷ lợi D. điều kiện tự nhiên thuận  lợi Câu 12: Nội dung nào không phải  là biểu hiện của cuộc cách mạng đá mới? A. Làm sạch những tấm da thú để che thân. B. Con người biết sử dụng đồ trang sức. C. Con người biết trồng trọt và chăn nuôi. D. Chế tác vũ khí bằng kim loại. Câu 13: Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần là gì? A. Địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh. B. Địa chủ bóc lột nông dân công xã. C. Quý tộc bóc lột nông dân lĩnh canh. D. Quý tộc bóc lột nông dân công xã. Câu 14: Lực lượng nào có vai trò sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông ? A. Nông dân công xã B. Thợ thủ công C. Bình dân D. Nô lệ Câu 15: Nét văn hóa nào của Trung Quốc  ảnh hưởng đến văn hóa thi cử  của Việt Nam thời   phong kiến: A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Văn học. Câu 16: Chữ viết của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời do A. ghi chép và lưu giữ thông tin. B. phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. C. phục vụ giới quý tộc. D. nhu cầu trao đổi thông tin. Câu 17: Bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc: A. Giấy, la bàn, buồm, thuốc súng B. Kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng, lụa C. giấy, thuốc súng, điện thoại, la bàn. D. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng Câu 18: Chính sách đối ngoại thống nhất của các triều đại Trung Quốc: A. Bắt các nước láng giềng phải thần phục B. Đẩy mạnh xâm lược C. Xâm lược mở rộng lãnh thổ D. Thể hiện sức mạnh, đẩy mạnh xâm lược Câu 19: Các công trình kiến trúc đồ sộ ở phương Đông cổ đại thể hiện điều gì ? A. Sức mạnh của đất nước. B. Sức mạnh của thần thánh. C. Uy quyền của nhà vua. D. Tình đoàn kết dân tộc. Câu 20: Hệ  tư  tưởng nào trở  thành công cụ  sắc bén, bảo vệ  quyền lợi cho nhà nước phong   kiến: A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Hin đu D. Phật giáo ­­­­­  II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM): ĐỀ 2: Câu 1(1,5 điểm) : Thị quốc Địa Trung Hải là gì? Trình bày tổ chức và tính chất dân chủ của  một thị quốc Địa Trung Hải?  Câu 2 (2,0 điểm) :  a. So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo  mẫu sau : Tiêu chí so sánh Các quốc gia cổ đại phương  Các quốc qia cổ đại phương Tây Đông 1. Khí hậu và đất  đai.                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 209
  3. 2. Công cụ sản  xuất và  ngành sản  xuất chính. 3. Lực lượng lao  động chính 4. Thể chế chính trị b. Điểm giống nhau trong việc phân chia giai cấp của xã hội cổ đại phương Đông và xã  hội cổ đại phương Tây. Câu 3 (1,5 điểm) : Sự thành lập và tình hình kinh tế ­ chính trị của Trung Quốc thời Đường ? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2