Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
lượt xem 1
download
Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
- SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT YÊN LAC 2 ĐỀ THI MÔN SINH HỌC, KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút; Đề thi gồm 04 trang Mã đề thi 743 Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng về đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí? A. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua B. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) khá lớn C. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn D. Dưới da có nhiều mao mạch, máu có sắc tố hô hấp Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây B. Diễn ra ở cả cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ) D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh Câu 3: Mỗi chu kì hoạt động của tim diễn ra theo trật tự nào? A. Pha co tâm nhĩ Pha co tâm thất Pha dãn chung B. Pha dãn chung Pha co tâm thất Pha co tâm nhĩ C. Pha dãn chung Pha co tâm nhĩ Pha co tâm thất D. Pha co tâm thất Pha co tâm nhĩ Pha dãn chung Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về quá trình hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ? (1) Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước (2) Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (3) Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp (4) Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 5: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ không điều kiện? A. Di truyền được, đặc trưng cho loài B. Có số lượng không hạn chế C. Mang tính bẩm sinh và bền vững D. Thường do tủy sống điều khiển Câu 6: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại Câu 7: Ý nào không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa? A. Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng B. Ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tương ứng với các chức năng khác nhau C. Dịch tiêu hóa được hòa loãng D. Có sự kết hợp giữa tiêu hóa cơ học và hóa học Câu 8: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa ngoại bào B. Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào C. Tiêu hóa ngoại bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa nội bào D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào Trang 1/5 Mã đề thi 743
- Câu 9: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là A. diệp lục a ở trung tâm phản ứng. B. florigen. C. phitôcrôm. D. carôtenôit. Câu 10: Vì sao động vật có phổi không hô hấp ở dưới nước được? A. Vì phổi không thải được CO2 trong nước B. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được C. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước D. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với sự hô hấp trong nước Câu 11: Ý nào không đúng khi nói về quả? A. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành B. Quả có vai trò bảo vệ hạt C. Quả không hạt đều là quả đơn tính D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt Câu 12: Ý nào không đúng với cảm ứng ở Ruột khoang? A. Tiêu phí ít năng lượng B. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể C. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích D. Tiêu phí nhiều năng lượng Câu 13: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch (2) Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo oxi hơn máu trong động mạch (3) Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất (4) Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về nguồn chính cung cấp hai dạng nitơ NH 4+ và NO3 cho cây? (1) Sự phóng điện trong cơn giông đã oxi hóa N2 thành nitơ dạng NO3: N2 + O2 + H2O NO3 + H+ (2) Quá trình cố định nitơ được thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh (3) Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất (4) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón (5) Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 15: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là A. êtilen, axit abxixic B. auxin, gibêrelin C. gibêrelin, êtilen D. auxin, xitôkinin Câu 16: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào? A. Vận chuyển dinh dưỡng B. Vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết C. Tham gia vào quá trình vận chuyển khí trong hô hấp D. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết Câu 17: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập A. Quen nhờn B. In vết C. Học khôn D. Học ngầm Câu 18: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? (1) Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng (2) Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi (3) Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong (4) Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3 A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Trang 2/5 Mã đề thi 743
- Câu 19: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thuộc về ứng động không sinh trưởng? (1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) Khí khổng đóng và mở (3) Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (4) Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khi có va chạm (5) Lá cây họ Đậu xòe ra vào ban ngày và khép lại vào ban đêm A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 20: Đặc điểm của bào tử là A. mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội B. mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội C. mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội D. mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội Câu 21: Ý nào không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh? A. Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng B. Tiến hóa theo hướng dạng lưới dạng chuỗi hạch dạng ống C. Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường D. Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ Câu 22: Điều hòa ngược âm tính diễn ra trong quá trình sinh tinh trùng khi A. nồng độ FSH và LH giảm B. nồng độ GnRH cao C. nồng độ testôstêrôn trong máu tăng cao D. nồng độ testôstêrôn trong máu giảm Câu 23: Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều: A. I III II B. II III I C. I II III D. III I II Câu 24: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là A. trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành B. trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành C. trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành D. trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí Câu 25: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ (2) Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG (3) Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH (4) Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2 A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 26: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là A. vận tốc lớn; không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng B. vận tốc nhỏ; được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng C. vận tốc nhỏ; không được điều chỉnh D. vận tốc lớn; được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng Câu 27: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về đặc điểm quá trình truyền tin qua xinap? (1) Các chất trung gian hóa học (TGHH) gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp (2) Ca2+ làm cho các bóng chứa chất TGHH gắn vào màng trước, vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau (3) Xung thần kinh lan truyền liên tiếp từ màng sau đến màng trước (4) Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 28: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào? Trang 3/5 Mã đề thi 743
- A. Chồi con sau khi được hình thành trên cơ thể mẹ sẽ tách ra thành cơ thể mới B. Bào tử phát sinh thành cơ thể mới C. Trứng không qua thụ tinh (trinh sinh) phát triển thành cơ thể mới D. Mảnh vụn vỡ từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới Câu 29: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước) B. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn C. Lực liên kết giữa các phân tử nước D. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước) Câu 30: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người? A. Ở ruột già có sự tiêu hóa cơ học và hóa học B. Ở ruột non có sự tiêu hóa cơ học và hóa học C. Ở miệng có sự tiêu hóa cơ học và hóa học D. Ở dạ dày có sự tiêu hóa cơ học và hóa học Câu 31: Hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan A. lục lạp, lizôxôm, ti thể B. lục lạp, perôxixôm, ti thể C. lục lạp, bộ máy Gôngi, ti thể D. lục lạp, ribôxôm, ti thể Câu 32: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin? A. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng B. Nếu kích thích tại một điểm giữa sợi trục thì xung thần kinh chỉ lan truyền theo một hướng C. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác Câu 33: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3? (1) Cường độ quang hợp cao hơn (2) Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn (3) Năng suất cao hơn (4) Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 34: Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi trời rét thì sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng? A. Vì nhiệt độ giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể tăng, tạo nhiều năng lượng để chống rét B. Vì nhiệt độ giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng C. Vì nhiệt độ giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể, sinh sản giảm D. Vì nhiệt độ giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, làm hạn chế tiêu thụ năng lượng Câu 35: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? A. Có sự vận động vô hướng B. Không liên quan tới sự phân chia tế bào C. Có nhiều tác nhân kích thích D. Tác nhân kích thích không định hướng Câu 36: Có bao nhiêu diễn biến sau đây không có trong pha sáng của quang hợp? (1) Quá trình tạo thành ATP, NADPH và giải phóng oxi (2) Quá trình khử CO2 (3) Quá trình quang phân li nước (4) Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích) A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 37: Hai bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng là A. Sắc lạp và bạch lạp B. Ti thể và sắc lạp C. Ti thể và bạch lạp D. Ti thể và lục lạp Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về độ pH của máu ở người bình thường? (1) Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 – 6,0 (2) Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH (3) Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH (4) Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH Trang 4/5 Mã đề thi 743
- A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 39: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về đặc điểm của hoocmôn thực vật? (1) Được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở một nơi khác trong cây (2) Trong cây, hoocmôn chỉ được vận chuyển theo mạch gỗ (3) Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể (4) Tính chuyên hóa cao hơn so với hoocmôn ở động vật bậc cao A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 40: Ơstrôgen được sản sinh ra ở A. tuyến yên B. tuyến giáp C. buồng trứng D. tinh hoàn HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 743
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Sinh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101
6 p | 33 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
5 p | 57 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
4 p | 40 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
4 p | 35 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
4 p | 25 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
5 p | 46 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
5 p | 31 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
5 p | 44 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Sinh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
6 p | 55 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
5 p | 37 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
5 p | 63 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
4 p | 50 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 50 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
4 p | 24 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
4 p | 30 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 37 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
5 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn