Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
lượt xem 2
download
Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút. Đề thi gồm 04 trang. ——————— Mã đề thi 628 Họ và tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 81: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình nguyên phân, ở kì giữa số NST trong tế bào đó là A. 24 NST đơn. B. 48 NST đơn. C. 24 NST kép. D. 48 NST kép. Câu 82: Có 12 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân. Biết không có đột biến xảy ra, hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Số hợp tử được tạo thành là: A. 12. B. 24. C. 48. D. 6. Câu 83: Cho các nhận định sau về quá trình hô hấp tế bào: (1) Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử. (2) Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất. (3) Giai đoạn biến phân tử axit piruvic thành axetylCoA xảy ra ở chất nền của ti thể. (4) Khi tế bào tiến hành đường phân 1 phân tử glucôzơ sẽ thu được 2 ATP. (5) Trong chu trình Crep, một phân tử axetylCoA được ôxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra 4 phân tử CO2. Số nhận định đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 84: Ở cà chua 2n = 24. Tổng số tế bào con được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ một tế bào sinh dưỡng là 30. Tại kì sau của lần nguyên phân cuối cùng, số tâm động có trong các tế bào là A. 720. B. 384. C. 192. D. 768. Câu 85: Bào quan nào sau đây có cả ở tế bào thực vật và tế bào động vật? A. Ti thể, lưới nội chất hạt, lizôxôm, trung thể. B. Lục lạp, không bào, thể Gôngi, lưới nội chất trơn, ribôxôm. C. Ti thể, lục lạp, lizôxôm, không bào. D. Ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, ribôxôm. Câu 86: Một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A. 64. B. 32. C. 16. D. 8. Câu 87: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/AIDS? (1) Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh y tế. (2) Không tiêm chích ma tuý. (3) Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV. (4) Có lối sống lành mạnh. (5) Truyền máu đã bị nhiễm HIV. Câu trả lời đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 88: Cho các nhận định sau: (1) Axit nuclêic gồm hai loại là ADN và ARN. (2) ADN và ARN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (3) Đơn phân cấu tạo nên ADN có 4 loại là A, T, G, X. (4) Chức năng của tARN là vận chuyển các axit amin. Trang 1/4 Mã đề thi 628
- (5) Trong các ARN không có chứa bazơ nitơ loại uraxin. Số nhận định đúng là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 89: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 128 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 128. B. 16. C. 64. D. 32. Câu 90: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều lizôxôm nhất? A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ. D. Tế bào thần kinh. Câu 91: Cho các nhận định sau về sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục: (1) Đường cong sinh trưởng gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong. (2) Trong pha tiềm phát có sự hình thành và tích luỹ các enzim. (3) Pha lũy thừa, số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi. (4) Pha cân bằng, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. (5) Pha suy vong, số lượng vi khuẩn trong quần thể giảm dần. Số nhận định không đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 92: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà. Câu 93: Câu có nội dung đúng sau đây là A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng. C. Sự khuếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động. D. Vận chuyển thụ động luôn cần có các kênh prôtêin. Câu 94: Cho các nhận định sau về tế bào nhân thực: (1) Nhân, ti thể, lục lạp đều có 2 lớp màng bao bọc. (2) Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicolipit đặc trưng cho từng loại tế bào. (3) Bộ máy gôngi là hệ thống nội màng gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau. (4) Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin của tế bào. (5) Thành tế bào thực vật và nấm có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ. Số nhận định sai là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 95: Trong số các bào quan cấu tạo nên tế bào thì bào quan nào sau đây không có màng bao bọc? A. Ribôxôm. B. Lục lạp. C. Lizôxôm. D. Ti thể. Câu 96: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là A. Hoá tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hoá dị dưỡng. D. Quang tự dưỡng. Câu 97: Điều nào sau đây không đúng khi nói về virut? A. Virut sống kí sinh nội bào bắt buộc. B. Hệ gen chỉ chứa ADN hoặc ARN. C. Vỏ capsit được cấu tạo từ nuclêôcapsit. D. Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Câu 98: Một gen có chiều dài 0,408µm và A = 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hiđrô của gen đó là A. 3120. B. 1560. C. 1440. D. 2880. Câu 99: Quan sát một tế bào đang thực hiện phân bào, người ta đếm được 19 NST kép đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào ấy đang ở: A. Kì cuối của giảm phân I. B. Kì giữa của giảm phân II. C. Kì giữa của giảm phân I. D. Kì giữa của nguyên phân. Trang 2/4 Mã đề thi 628
- Câu 100: Trong quá trình hô hấp nội bào, có 10 phân tử glucôzơ được phân giải. Số NADH và FADH 2 được tạo ra lần lượt là A. 100 và 20. B. 20 và 100. C. 60 và 20. D. 10 và 2. Câu 101: Trong hô hấp tế bào, giai đoạn nào tế bào thu được nhiều ATP nhất? A. Đường phân. B. Chuỗi chuyền electron hô hấp. C. Chu trình Crep. D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep. Câu 102: Hoạt động sau đây không xảy ra trong pha sáng của quang hợp là: A. Cacbohiđrat được tạo ra. B. Hình thành ATP. C. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng. D. Nước được phân li và giải phóng điện tử. Câu 103: Trình tự di chuyển của prôtêin từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là A. lưới nội chất hạt bộ máy gôngi màng sinh chất. B. lưới nội chất hạt ribôxôm màng sinh chất. C. lưới nội chất trơn lưới nội chất hạt màng sinh chất. D. bộ máy gôngi lưới nội chất hạt màng sinh chất. Câu 104: Liên kết giữa ôxi và hiđrô trong một phân tử nước là liên kết A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị. C. Liên kết hiđrô. D. Liên kết phôtphođieste. Câu 105: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không được xếp cùng giới với các sinh vật còn lại? A. Nấm mốc. B. Nấm nhầy. C. Nấm men. D. Nấm ăn. Câu 106: Tổ chức sống nào sau đây có cấp cao nhất so với các tổ chức còn lại? A. Quần xã. B. Quần thể. C. Cơ thể. D. Hệ sinh thái. Câu 107: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng khi nói về vi sinh vật? (1) Có kích thước rất nhỏ, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. (2) Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực. (3) Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh. (4) Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. (5) Phân bố rộng rãi trong tự nhiên. A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 108: Phát biểu nào sau đây có nội dung không đúng? A. Dầu, mỡ đều được cấu tạo từ 1glixêrol liên kết với 3 axit béo. B. Phôtpholipit, stêroit là những lipit phức tạp. C. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước. D. Trong mỡ có chứa nhiều axít béo no. Câu 109: Một tế bào có kiểu gen AaBB thực hiện quá trình giảm phân. Nếu xảy ra đột biến làm cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, cặp BB phân li bình thường, thì các loại giao tử được tạo ra là A. AAB, aaB, B. B. AaB, AB, aB. C. AB, aB. D. AaB, B. Câu 110: Ở vi sinh vật, chất nhận electron cuối cùng trong lên men là A. Chất vô cơ. B. Chất hữu cơ. C. O2. D. CO2. Câu 111: Nhận định nào dưới đây đúng? A. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là các nuclêôtit. B. Prôtêin bậc 1 không chứa liên kết peptit. Trang 3/4 Mã đề thi 628
- C. Prôtêin dễ bị biến tính khi nhiệt độ tăng cao. D. Prôtêin không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Câu 112: Cho môi trường có thành phần các chất (g/l) như sau: NaNO39, cao thịt bò10, K2HPO43, NaCl3, nước – 1 lít, thạch – 20g, pH = 7. Môi trường trên là môi trường A. tổng hợp. B. bán tự nhiên. C. bán tổng hợp. D. tự nhiên. Câu 113: Một phân tử mARN có trình tự là: 3' AUG – XAX – UUA – GUX – XXA – AUX – UAG 5 '. Vậy mạch mã gốc sao ra mARN trên có trình tự nuclêôtit là A. 3'ATG – XAX – TTA – GTX – XXA – ATX – TAG5'. B. 5'UAX – GUG – AAU – XAG – GGU – UAG AUX3'. C. 5' TAX – GTG – AAT – XAG – GGT – TAG – ATX3'. D. 3'TAX – GTG – AAT – XAG – GGT – TAG – ATX5'. Câu 114: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây? A. Làm tương. B. Làm nước mắm. C. Muối dưa. D. Làm giấm. Câu 115: Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm có: A. Cacbohiđrat, O2. B. ATP, NADPH, O2. C. Glucôzơ, ATP, O2. D. CO2, H2O, năng lượng. Câu 116: Đường tham gia cấu tạo phân tử ARN là A. Ribôzơ. B. Đêôxiribôzơ. C. Glucôzơ. D. Saccarôzơ. Câu 117: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn: 1. Sự hấp phụ 2. Sinh tổng hợp 3. Xâm nhập 4. Phóng thích 5. Lắp ráp Trình tự đúng là: A. 1, 2, 4, 5, 3. B. 1, 4, 5, 2, 3. C. 1, 3, 2, 5, 4. D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 118: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về enzim? A. Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là lipit. B. Trên bề mặt của enzim có một chỗ lõm hoặc khe nhỏ được gọi là trung tâm hoạt động. C. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hóa. D. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Câu 119: Điều sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi khuẩn là A. Tế bào có nhân chuẩn. B. Có tốc độ sinh sản rất nhanh. C. Cơ thể đa bào. D. Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào. Câu 120: Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào lấy canxi bằng cách nào? A. Vận chuyển thụ động. B. Thực bào. C. Vận chuyển chủ động. D. Thẩm thấu. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 Mã đề thi 628
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Sinh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101
6 p | 33 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
5 p | 57 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
4 p | 40 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
5 p | 46 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
5 p | 31 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
5 p | 44 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
5 p | 49 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
5 p | 37 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
5 p | 63 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
4 p | 50 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
4 p | 24 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
4 p | 30 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
4 p | 25 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 37 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 50 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Sinh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
6 p | 21 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
5 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn