Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 254
lượt xem 0
download
Các bạn cùng tham khảo Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 254 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 254
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 20162017 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 MÃ ĐỀ : 254 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:....................................................................Số báo danh:..................................... Câu 1: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là A. công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định. B. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí C. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau. D. không có trường hợp ngoại lệ nào cho việc thực hiện trách nhiệm pháp lí. Câu 2: Cơ sở chủ yếu để hình thành các quy phạm pháp luật là A. ý chí của giai cấp cầm quyền. B. các quan niệm đạo đức và chuẩn mực xã hội. C. các quan hệ kinh tế. D. quan điểm của người có chuyên môn về luật. Câu 3: Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng tôn giáo? A. Người đã theo một tín ngưỡng tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác. B. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. C. Công dân có quyền không theo bất cứ một tôn giáo nào. D. Người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng tôn giáo đó. Câu 4: Trong các tôn giáo sau ở Việt Nam, tôn giáo nào có số lượng người tham gia đông nhất? A. Cao đài. B. Thiên chúa. C. Phật giáo. D. Tin lành. Câu 5: Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào? A. Giai cấp tiến bộ trong xã hội. B. Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức. C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động. D. Toàn thể nhân dân lao động. Câu 6: Người trong độ tuổi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính do hành vi cố ý của mình gây ra? A. Từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi. B. Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 15 đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Câu 7: Câu nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính độc lập tương đối. Câu 8: Theo quy định của Bộ luật lao động nước ta, tuổi được kí kết hợp đồng lao động là bao nhiêu? A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 15 tuổi trở lên. C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ đủ 17 tuổi trở lên. Câu 9: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của A. giai cấp cầm quyền. B. giai cấp tiến bộ. C. tất cả các giai cấp. D. giai cấp nông dân. Câu 10: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. tất cả các quyền và lợi ích của mình. B. lợi ích kinh tế của mình. C. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. quyền, nghĩa vụ của mình. Câu 11: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi A. xâm phạm đến các quy tắc quản lí của nhà nước. B. xâm phạm đến những vấn đề về trật tự xã hội. C. xâm phạm đến các quan hệ tài sản và nhân thân. Trang 1/5 Mã đề thi 254
- D. xâm phạm đến các quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. Câu 13: Lí do nào sau đây khiến pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung? A. Pháp luật do nhà nước ban hành trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân. B. Pháp luật là những quy tắc xử sự được phổ biến rộng khắp cả nước. C. Pháp luật được tổ chức thực hiện và bảo vệ bởi một hệ thống cơ quan nhà nước. D. Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước. Câu 14: Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là A. doanh nghiệp nhà nước thường được hưởng ưu đãi nhiều hơn doanh nghiệp tư nhân. B. công dân có quyền lựa chọn bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, miễn là nộp thuế đầy đủ. C. mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. D. mọi công dân không phân biệt là ai đều có quyền thành lập doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh. Câu 15: Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Các dân tộc không phân biệt chủng tộc, màu da đều được nhà nước bảo vệ. B. Các dân tộc được nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng. C. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. D. Các dân tộc thiểu số được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Câu 16: Học tập là một trong những A. quyền và nghĩa vụ của công dân B. quyền của công dân. C. trách nhiệm của công dân. D. nghĩa vụ của công dân. Câu 17: Thi hành pháp luật là A. làm những việc pháp luật cho phép làm. B. căn cứ vào pháp luật để đưa ra một quyết định. C. không làm những việc pháp luật cấm. D. làm những việc pháp luật quy định phải làm. Câu 18: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là A. công việc của người vợ là nội trợ và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày. B. người chồng phải giữ vai trò chính trong kinh tế và quyết định công việc lớn của gia đình. C. vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. D. người vợ có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái. Câu 19: Pháp luật quy định: Tài sản chung giữa vợ, chồng là A. những tài sản được tặng, cho trước khi kết hôn. B. toàn bộ tài sản hiện có của hai người. C. những tài sản hiện đang có trong gia đình. D. toàn bộ tài sản được hình thành sau khi kết hôn. Câu 20: Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là A. công dân nào cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí do hành vi của mình gây ra. B. không cứ sự ưu tiên nào trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. C. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí. D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trong mọi trường hợp. Câu 21: Do mâu thuẫn trong việc tranh chấp tài sản thừa kế, anh em trong gia đình nọ đã đánh nhau dẫn đến một người bị thương nặng. Hành vi của họ thuộc loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm dân sự và hình sự. C. Vi phạm dân sự và hành chính. D. Vi phạm dân sự. Câu 22: Hoạt động thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm người có công với nước là A. hoạt động tín ngưỡng. B. hoạt động mê tín dị đoan. C. hoạt động tôn giáo. D. hoạt động vi phạm pháp luật. Trang 2/5 Mã đề thi 254
- Câu 23: Khi yêu cầu vợ mình phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. thân nhân. D. tình cảm. Câu 24: Việc nhà nước quy định một tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương là đảm bảo quyền bình đẳng các dân tộc trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục. Câu 25: Anh Huy, vừa tốt nghiệp THPT và quyết định lập nghiệp bằng kinh doanh. Anh đã tham dự một khóa đào tạo ngắn hạn về kinh doanh và chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Anh mang hồ sơ nộp lên ủy ban nhân dân huyện nhưng cán bộ tiếp nhận hồ sơ giải thích anh không được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vì vừa mới qua tuổi vị thành niên, chưa đủ kinh nghiệm. Cách giải thích của cán bộ đó là A. trái quy định của pháp luật về bình đẳng trong lao động. B. trái quy định của pháp luật về tự do tìm kiếm lựa chọn việc làm. C. trái quy định của pháp luật về quyền kí kết hợp đồng lao động. D. trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng trong kinh doanh. Câu 26: Chị Bích đang mang thai ở tháng thứ 8 và là nhân viên công ty X. Do phải giao sản phẩm gấp cho khách hàng, giám đốc công ty X quy định tất cả nhân viên phải làm thêm 2 giờ mỗi ngày. Chị Bích làm đơn xin được miễn không phải làm thêm giờ nhưng giám đốc không đồng ý, buộc chị phải làm thêm như các nhân viên khác. Chị Bích đã khiếu nại quyết định của giám đốc vì căn cứ vào Điều 115 bộ luật lao động, việc giám đốc buộc chị phải làm thêm giờ là không đúng pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền đã xem xét và giải quyết cho chị. Theo em trong trường hợp này pháp luật đang thể hiện vai trò nào? A. Điều chỉnh các quan hệ xã hội. B. Kiểm soát hoạt động của các cá nhân, tổ chức. C. Kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân. D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 27: Chị Lan muốn vào làm việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc công ty đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị Lan đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định về lương nên chị đề nghị giám đốc bổ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương. Giám đốc sẽ là người quyết định lương theo từng tháng nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động? A. Tự nguyện. B. Tự do. C. Bình đẳng. D. Trực tiếp. Câu 28: Trong các hành vi sau, đâu là hành vi vi phạm pháp luật hành chính? A. Thường xuyên đi làm muộn. B. Xây dựng trái phép. C. Trốn thuế với số lượng lớn. D. Đánh người gây thương tích nặng. Câu 29: Anh Nam làm việc cho một doanh nghiệp, do vô ý anh đã làm lộ bí mật kinh doanh nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật, anh Nam sẽ phải chịu trách nhiệm gì? A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 30: Thắng và Mạnh là học sinh lớp 12, tham gia đua xe trái phép bị cảnh sát giao thông bắt và xử phạt. Theo quy định của luật giao thông đường bộ, 2 bạn sẽ bị phạt thế nào? A. Giữ xe và gửi văn bản cảnh cáo về trường. B. Phạt tiền, giữ xe. C. Tạm giam chờ giải quyết. D. Cảnh cáo, giữ giấy tờ xe. Câu 31: Vào giờ tan học, bốn học sinh đi vào đường ngược chiều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Hai bạn lớp 10 (15 tuổi) bị nhắc nhở. Nhưng 2 b ạn lớp 12 thì vừa bị nhắc nhở, vừa bị phạt tiền. Dựa trên kiến thức pháp luật đã học em thấy chú cảnh sát xử phạt như vậy là A. không trái nguyên tắc vì pháp luật quy định không xử phạt tiền với người dưới 16 tuổi. B. trái nguyên tắc vì pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền bình đẳng. C. đúng vì trong mọi trường hợp vi phạm, cứ lớn hơn thì chịu phạt nặng hơn. Trang 3/5 Mã đề thi 254
- D. không đúng vì cùng là học sinh, cùng một lỗi vi phạm thì phải bị xử phạt như nhau. Câu 32: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật? A. Nam là bệnh nhân tâm thần, đã đánh ông A trọng thương. B. Tùng 10 tuổi ăn trộm 500.000 đồng của người hàng xóm. C. Khang 19 tuổi giật túi xách của người đi đường. D. Dũng đang có ý định lấy trộm xe trong bãi gửi xe. Câu 33: Trong các quy tắc sau, quy tắc nào là quy phạm pháp luật? A. Học sinh đến trường phải tuân thủ nội quy nhà trường. B. Phải biết yêu thương, giúp đỡ người hoạn nạn. C. Mọi người đến nơi tôn nghiêm phải biết giữ trật tự. D. Người tham gia giao thông đến giao lộ gặp đèn đỏ phải dừng lại. Câu 34: Trong giờ GDCD ở lớp 12a, một nhóm HS được giao thảo luận về: Nhà nước làm gì để quản lí xã hội bằng pháp luật? Các bạn tranh luận rất sôi nổi. Hoàng nói: Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì trước hết nhà nước phải ban hành pháp luật. Hưng cho rằng: Pháp luật do nhà nước ban hành nên đương nhiên nó sẽ được thực hiện trong xã hội đâu cần phải làm gì nữa. Hoài nói: Nhà nước muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì phải tổ chức để nhân dân thực hiện. Hoa có ý kiến: Kiểm tra giám sát kĩ việc thực hiện pháp luật sẽ giúp nhà nước quản lí xã hội hiệu quả. Theo em các bạn nào nói đúng? A. Hoàng, Hoa, Hoài. B. Hoàng, Hưng, Hoa. C. Hưng, Hoài, Hoa. D. Hoa, Hoàng, Hưng Câu 35: Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người…, nói lên đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính thống nhất. B. Tính quyền lực bắt buộc. C. Tính xác định chặt chẽ. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 36: Việc nhà nước đưa ra xét xử nhiều vụ án, không phân biệt họ là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng về nghĩa vụ. D. Bình đẳng trong lao động. Câu 37: Anh Bình yêu chị An nhưng bị bố mẹ anh Bình ngăn cản quyết liệt vì lí do anh là người ngoại đạo còn chị An theo đạo thiên chúa. Theo em hành vi của bố mẹ anh Bình đã vi phạm điều gì? A. Kì thị, chia rẽ dân tộc. B. Vi phạm luật hôn nhân gia đình và quyền tự do tín ngưỡng. C. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của công dân. D. Vi phạm luật hôn nhân gia đình. Câu 38: Một lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và lặng lẽ làm như các vị khách khác. Lúc đi về, xe đến ngã tư thì gặp đèn đỏ, sợ phải dừng lâu, đồng chí bảo vệ định đề nghị anh cảnh sát giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi nhưng Bác ngăn lại và nói: Không được bắt Pháp luật dành quyền ưu tiên cho mình. (Bài đọc thêm sgk GDCD 12 trang 30). Theo em, việc làm của Bác thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền. B. Bình đẳng về nghĩa vụ. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng trong các quan hệ xã hội. Câu 39: Một học sinh 16 tuổi, chạy xe gắn máy trên 50cc trên đường, có đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật an toàn giao thông. Theo em hành vi của học sinh đó là A. vi phạm luật ATGT và phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi của mình. B. không vi phạm pháp luật vì bạn đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật ATGT. C. vi phạm pháp luật, nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ 18 tuổi. Trang 4/5 Mã đề thi 254
- D. không vi phạm pháp luật vì bạn mới 16 tuổi. Câu 40: Doanh nghiệp không nộp thuế theo quy định của pháp luật. Trường hợp này doanh nghiệp đã A. không thi hành pháp luật. B. không sử dụng pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 5/5 Mã đề thi 254
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 127
4 p | 60 | 5
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 129
4 p | 43 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 125
4 p | 50 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 121
4 p | 39 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 131
4 p | 38 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 130
4 p | 49 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 129
4 p | 29 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 128
4 p | 38 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 127
4 p | 35 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 126
4 p | 68 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 125
4 p | 27 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 124
4 p | 39 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 123
4 p | 32 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 122
4 p | 51 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 121
4 p | 40 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 120
4 p | 42 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 123
4 p | 33 | 1
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Toán 12 năm 2018 - Trường THPT Lê Xoay
6 p | 59 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn