ĐỀ LUYỆN THI SỐ 28 - Môn NGỮ VĂN
lượt xem 218
download
Tham khảo tài liệu 'đề luyện thi số 28 - môn ngữ văn', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ LUYỆN THI SỐ 28 - Môn NGỮ VĂN
- ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 28 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Theo anh (chị), tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý?Kể tên hai tác phẩm tiêu biểu của ông ? Câu 2: (3 điểm). Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về câu ngạn ngữ: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người. II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b ). Câu 3.a: Theo chương trình chuẩn.(5 điểm) Anh (chị) hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi? Câu 3.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm). Phân tích nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được quan điểm của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. ------------------------------------------------------------------------------------- Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
- I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 : (2 điểm) a/ Yêu cầu về kiến thức: - Ơ-nít-Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới. - Ông từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh (thế giới thứ nhất, thế giới thứ hai). - Là người đề ra nguyên lí sáng tác: tảng băng trôi. - Dù viết về đề tài gì, ông đều nhằm mục đích viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. - Ông được nhận giải Nôben về văn học năm 1954. - Hai tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả… b/ Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lệch. Câu 2 (3 điểm). a/ Về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều kiểu khác nhau nhưng phải hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục. Cần nêu được các ý chính sau: - Mỗi con vật đều có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp ấy để phân biệt với các con vật khác. Trong số các con vật cùng loài, con công có vẻ đẹp rực rỡ nhất toát lên từ bộ lông của nó. - Học vấn làm đẹp con người (trọng tâm của vấn đề). + Sự hiểu biết tri thức rất quan trọng đối với mỗi người. + Người có tri thức và có tri thức cao sẽ được mọi người tôn trọng, xã hội trọng dụng. + Thái độ học tập đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức làm đẹp cho bản thân. c/ Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm) Câu 3.a: Theo chương trình chuẩn.(5 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách phân tích các chi tiết trong truyện để làm sáng tỏ nét đặc sắc về nghệ thuật và biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Vài nét về tác giả, tác phẩm: Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi – nhà văn của người nông dân Nam Bộ, đã
- thể hiện thành công đời sống gia đình của người dân Nam Bộ trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của mình. - Phân tích những đặc sắc nghệ thuật: + Nghệ thuật kể chuyện (trần thuật): câu chuyện được kể theo dòng hồi ức của Việt - chú giải phóng quân còn trẻ bị trọng thương, lạc đồng đội, một mình nằm giữa chiến trường… Cách kể linh hoạt, giàu cảm xúc, không theo thời gian, không gian mà tự nhiên theo logic chủ quan của tâm lí nhân vật. + Nghệ thuật xây dựng tính cách của nhân vật phong phú, hấp dẫn: qua dòng hồi ức của Việt các nhân vật trong gia đình cách mạng: ba má Việt, chú Năm, chị Chiến, Việt… hiện lên vừa có nét riêng trong tính cách vừa có cùng bản chất: yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với cách mạng, tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. + Mang đậm màu sắc Nam Bộ: Tính cách nhân vật, ngôn ngữ, bức tranh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt và văn hoá của người dân Nam Bộ đều được miêu tả sinh động, chân thực. c/ Cách cho điểm : - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích qúa sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm). a/ Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự để làm sáng tỏ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Về nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh (Phùng): + Phùng là một nghệ sĩ săn tìm cái đẹp và anh đã tìm được cái đẹp ngoại cảnh (hình ảnh con thuyền nhìn từ xa -> cái đẹp lãng mạn của cuộc đời). + Phùng tốt bụng, cao thượng, nhưng cũng ít thực tế, lại bị định kiến chi phối (chứng kiến cảnh bạo hành, anh đã đánh nhau với người đàn ông, anh có cái nhìn định kiến về người đàn ông…). + Phùng đã ngộ ra mối được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời… - Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và cuộc đời: + Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người. + Người nghệ sĩ phải nhìn đời đa chiều, phải có tấm lòng… + Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người. c/ Cách cho điểm : - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích qúa sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tự ôn thi đại học môn toán - Đề số 28
9 p | 182 | 70
-
Đề thi đại học tiếng anh - đề số 28
6 p | 164 | 62
-
Đề thi thử đại học - cao đẳng môn Toán - Đề số 28
4 p | 214 | 27
-
ĐỀ LUYỆN THI VÀ ĐÁP ÁN - TIẾNG ANH ( Số 28 )
5 p | 328 | 15
-
ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC NĂM 2011 - SỐ 28 MÔN: ANH VĂN
8 p | 42 | 9
-
Đề thi thử kì thi quốc gia THPT năm 2015 môn Toán (Đề số 28) - Phạm Tuấn Khải
1 p | 67 | 6
-
Đề thi thử Toán ĐH năm 2013 Đề số 28
6 p | 51 | 6
-
LUYỆN THI ĐH CẤP TỐC HÓA HỌC – ĐỀ SỐ 28
7 p | 53 | 5
-
ĐỀ LUYỆN THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN : TIẾNG ANH – ĐỀ SỐ 28
7 p | 53 | 5
-
Đề Luyện Thi Thử Tốt Nghiệp - Đại Học Năm 2011 - Số 28
5 p | 40 | 4
-
ĐỀ ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH 12 - ĐỀ SỐ 28
6 p | 130 | 4
-
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 (ĐỀ SỐ 28)
5 p | 38 | 4
-
ĐỀ THI THỬ TỔNG HỢP MÔN ANH VĂN – SỐ 28
3 p | 44 | 3
-
KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011- Bài số 28
4 p | 43 | 3
-
Đề Thử Sức Đại Học Môn Toán 2011 - Đề Tham Khảo Số 28
1 p | 71 | 3
-
Đề thi thử Đại học môn Vật lý 2014 đề số 28
10 p | 66 | 3
-
Luyện đề Đại học môn Vật lý - Đề số 28
8 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn