Để mẹ bầu ngủ ngon
lượt xem 3
download
Khi mẹ mang bầu, bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến sinh hoạt điều độ của mẹ cũng có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mẹ không ăn được – cả nhà lo, mẹ mệt – cả nhà cuống, mẹ không ngủ được – cả nhà cũng sẽ đứng ngồi không yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Để mẹ bầu ngủ ngon
- Để mẹ bầu ngủ ngon Khi mẹ mang bầu, bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến sinh hoạt điều độ của mẹ cũng có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mẹ không ăn được – cả nhà lo, mẹ mệt – cả nhà cuống, mẹ không ngủ được – cả nhà cũng sẽ đứng ngồi không yên. Trên thực tế, khi có thai, có rất nhiều yếu tố có khả năng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ. Hiểu rõ được những yếu tố này, mẹ sẽ có cách bảo vệ tốt hơn giấc ngủ của mình, bảo vệ cả sức khỏe của mẹ và của con nữa.
- Những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu mất ngủ - Hình dáng cơ thể thay đổi từng ngày, tư thế ngủ ngày thường có thể không còn tạo được cảm giác dễ chịu. - Cơ thể có khả năng bị đau nhức: đau lưng, chuột rút (vọp bẻ) có thể khiến mẹ bầu trằn trọc. - Tiểu đêm cũng là một triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ. - Xúc động hay căng thẳng, lo lắng về việc sinh nở, việc sắp làm mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu thức suốt đêm. Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các mẹ bầu mất ngủ. Ngoài ra, tùy theo cơ địa của mỗi người cũng có thể có những nguyên nhân khác nữa. Các giai đoạn khác nhau của thai kỳ cũng có thể mang đến những triệu chứng đặc trưng, ảnh hưởng
- đến giấc ngủ của mẹ bầu. Tam cá nguyệt thứ nhất Căng, tức ngực: Là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai, xuất hiện do sự tăng đột biến của estro-gen, căng ngực có thể làm cho bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu, đặc biệt là với những phụ nữ có thói quen nằm sấp khi ngủ: Bạn có thể sẽ phải tìm một tư thế khác để giảm bớt áp lực lên vùng ngực. Nếu quay ngang, nằm ngửa rồi mà vẫn không cảm thấy dễ chịu thì bạn có thể cầu cứu đến những cái gối: chèn trước, chèn sau, ôm, gác…Ngoài ra, tắm nước nóng trước khi ngủ cũng là một phương pháp hữu ích, có thể làm giảm bớt sự căng tức của ngực, đồng thời giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn đấy. Tiểu đêm: Vào toilet mỗi 3 tiếng quả là chẳng thú vị gì! Sự phát triển của dạ con trong thời kỳ này sẽ ít nhiều chèn ép bàng quang khiến cho bạn cảm thấy mắc tiểu thường xuyên. Giải pháp cho vấn đề này
- đơn giản chỉ là sự thu nạp chất lỏng: không uống thêm bất cứ thức uống gì ít nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ giúp bạn hạn chế số lần “thăm” toilet thôi chứ cũng khó lòng kiểm soát hoàn toàn được. Dù sao thì bạn cũng không cần lo lắng quá: tần suất này sẽ giảm bớt vào tam cá nguyệt sau thôi. Đau đầu: Một lần nữa, lỗi là tại sự thay đổi đột biến của hoocmon và các nội tiết tố trong cơ thể bạn, chúng làm cho các mạch máu giãn rộng, tạo ra các cơn đau đầu và làm bạn mất ngủ. Nếu bị quá thường xuyên, bạn có thể nhờ bác sỹ kê toa thuốc giảm đau (thường là acetaminophen). Ngòai ra, bạn cũng có thể đắp lên trán một cái khăn mát để giúp các mạch máu co lại, đồng thời các cơ cũng được thư giãn. Ngoài những triệu chứng trên, bạn cũng có thể trải qua một vài cảm giác khó chịu khác như là cảm giác buồn ngủ vào ban ngày do sự thay đổi nội tiết tố và sự…mất ngủ ban đêm.
- Tam cá nguyệt thứ hai Không tìm được tư thế ngủ: Bụng to khiến bạn không thể nằm sấp nhưng bạn lại nhận được nhiều lời khuyên không nên nằm ngửa vì sức nặng của dạ con sẽ làm ảnh hưởng đến công việc truyền máu của các tĩnh mạch từ phần dưới cơ thể lên tim. Đa số các bác sỹ sẽ khuyên bạn nằm nghiêng bên trái: trong tư thế này, dạ con sẽ được đẩy về phía trước, giảm bớt áp lực cho tim và như vậy em bé sẽ nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết suốt đêm. Bạn cũng có thể nằm ngửa với một chiếc gối kê dưới hông bên phải để dạ con có độ nghiêng trong khi lưng bạn vẫn được “thư giãn”. Chứng ợ nóng: Ợ nóng là triệu chứng xảy ra khi axit tràn ra khỏi dạ dày và trào ngược lên thực quản, bạn sẽ có cảm giác như bị thiêu đốt trong lồng ngực, gần trái tim. Ở người bình thường thì triệu chứng này sẽ chỉ xảy ra khi bạn ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, khó tiêu .
- Tuy nhiên với các mẹ bầu thì thì triệu chứng này xuất hiện thường xuyên hơn nhiều và sẽ đặc biệt khó chịu khi bạn cứ nằm xuống là lại bị ợ nóng. Cách phòng tránh: Cố gắng kê gối để phần trên của cơ thể hơi dốc chứ đừng nằm ngang, như thế bạn sẽ hạn chế được sự trào ngược của axít; không đi nằm ngay khi vừa ăn xong. Bạn cũng không nên uống quá nhiều nước có gas, dùng đồ ăn dầu mỡ cũng như ăn quá nhiều trước khi ngủ và tốt nhất là ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa to, thịnh soạn. Trong tam cá nguyệt thứ hai này, bạn sẽ bớt bị chứng tiểu đêm quấy nhiễu do bào thai đã dịch chuyển lên cao hơn một chút, giảm bớt sự chèn ép xuống bàng quang. Sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể bạn lúc này cũng bắt đầu chậm lại chứ không “đột biến” như trong những tháng đầu của thai kỳ nữa nên những cảm giác khó chịu, bứt rứt cũng sẽ ít làm phiền bạn và giấc ngủ của bạn hơn. Tam cá nguyệt thứ ba
- Quay lại với vấn đề toilet: Trong những tháng cuối của thai kỳ, đầu của thai nhi đã quay xuống dưới để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn của mẹ nên bàng quang sẽ lại bị rơi vào tình trạng bị chèn ép, khiến mẹ lại tiếp tục với điệp khúc “vào toilet”. Trong giai đoạn này, thận của bạn cũng sẽ phải lao động cật lực hơn để lọc máu cung cấp cho “2 mẹ con” nên tần suất của việc sản xuất nước tiểu cũng sẽ tăng gần như gấp đôi. Mẹ nhớ uống nước nhiều vào ban ngày và hạn chế thu nạp chất lỏng gần giờ đi ngủ; mỗi khi đi tiểu, mẹ cũng nên nghiêng người ra phía trước một chút để “trút” hết “nước” ra khỏi bàng quang nhé. Chuột rút: Đang ngủ ngon, bạn bỗng bật dậy la lên đau đớn – bạn bị chuột rút (vọp bẻ). Nguyên nhân rất dễ hiểu, bỗng nhiên trọng lượng cơ thể bạn tăng lên rất nhiều, chuột rút là cách đôi chân của bạn “biểu tình” vì phải nâng đỡ cơ thể cả ngày đây mà. Ngòai ra, sự mất cân bằng của các chất khóang trong cơ thể cũng là nguyên nhân này, bạn sẽ rút ra được
- cách phòng ngừa chứng chuột rút: xoa bóp, co duỗi cơ trước giờ ngủ cũng như thường xuyên tập các bài vận động nhẹ để máu được lưu thông. Ngòai ra, bổ sung đầy đủ canxi, magiê và kali trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ cũng là một biện pháp phòng tránh chuột rút hữu hiệu đấy. Chứng chân không yên: Gặp tình trạng này, bạn sẽ có nhu cầu cử động một phần cơ thể, nếu không sẽ có cảm giác rất khó chịu, cơ bắp sẽ nhức mỏi hoặc như bị kiến bò, bứt rứt…Bổ sung ngay chất sắt và folate bạn nhé, và cũng nên chia sẻ với bác sỹ sản khoa của bạn để được kê thêm vitamin vào toa thuốc bổ hàng ngày. Cơ bản là không có gì phải lo lắng quá vì có rất nhiều phụ nữ mang thai khác cũng có những triệu chứng mất ngủ như bạn, thậm chí một số chuyên gia còn đùa rằng đây là cách Tạo hóa chuẩn bị cho người mẹ tương lai làm quen với việc phải thức đêm trông con nữa. Ngoài những vấn đề phổ biến trên thì cũng còn
- một điểm khó chịu mà có thể mẹ bầu sẽ gặp phải: Ngáy: Thống kê cho thấy có khỏang 30% phụ nữ mang thai đột nhiên gặp phải tình huống khó chịu này. Với một số phụ nữ, ngáy chỉ đơn giản là một trong những “tác dụng phụ” của việc mang bầu. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp nghiêm trọng hơn thế: nó có thể chuyển thành triệu chứng ngưng thở khi ngủ - bạn sẽ ngưng thở trong một khoảng thời gian ngắn trong giấc ngủ. Vì thế nếu ông xã của bạn than thở là nghe thấy tiếng bạn ngáy thì bạn nên nhờ anh ấy để ý đến nhịp thở của bạn, và nếu thấy bạn có triệu chứng ngưng thở thì phải báo ngay với bác sỹ của bạn. Ngưng thở có thể dẫn đến thiếu oxy, việc này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nữa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư thế ngủ cho các bà bầu
12 p | 682 | 242
-
Mẹo nhỏ giúp bà mẹ mang thai ngủ ngon
2 p | 153 | 22
-
Tư thế nằm nào tốt nhất cho bà bầu?
2 p | 238 | 18
-
Ngon giấc khi bầu bí
5 p | 123 | 8
-
Giảm cân khi mang thai – nên hay không?
3 p | 73 | 8
-
Ngon giấc khi bầu bì
4 p | 69 | 4
-
Ngủ ngon khi mang bầu
4 p | 77 | 3
-
Vẫn có thể cưỡi ngựa khi mang bầu?
6 p | 56 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn