intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để ôn luyện môn Sinh một cách hiệu quả

Chia sẻ: Abcdef_7 Abcdef_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

185
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là một số tips nhỏ giúp bạn tổng hợp kiến thức một cách nhanh nhất để vượt qua kì thi tốt nghiệp tới. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 6 môn thi tốt nghiệp cho các học sinh lớp 12 khối THPT và GDTX bao gồm: Toán, Văn, Anh, Lý, Địa và Sinh, với GDTX thay Anh văn bằng môn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để ôn luyện môn Sinh một cách hiệu quả

  1. Để ôn luyện môn Sinh một cách hiệu quả Dưới đây là một số tips nhỏ giúp bạn tổng hợp kiến thức một cách nhanh nhất để vượt qua kì thi tốt nghiệp tới. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 6 môn thi tốt nghiệp cho các học sinh lớp 12 khối THPT và GDTX bao gồm: Toán, Văn, Anh, Lý, Địa và Sinh, với GDTX thay Anh văn bằng môn Sử. Nhiều học sinh cho biết, mặc dù đã đoán trước được năm nay có thể thi Sinh nhưng vẫn không tránh khỏi lo lắng do lười học hoặc đã cố gắng học nhưng không hiệu quả. Lý do bởi Sinh là một môn khoa học đa ngành, muốn giỏi thì các bạn phải học tốt Toán, Lý và cả Hóa. Điều đó khiến cho việc học Sinh trở nên áp lực. Tuy nhiên, việc học mà không có kết quả cao có thể là do cách học của bạn chưa hợp lý. Dưới đây là một số tips nhỏ giúp bạn tổng hợp kiến thức một cách nhanh nhất để vượt qua kì thi tốt nghiệp tới.
  2. Ảnh minh họa. Sinh là môn thi trắc nghiệm, tuy nhiên đề thi không chỉ bao gồm lý thuyết mà còn cả bài tập tính toán. Do vậy, ngoài việc học lý thuyết thì các kĩ năng tính toán cũng rất quan trọng. Muốn tính toán được thì các bạn phải nắm chắc được kiến thức lý thuyết. Do đó, lý thuyết chính là mấu chốt của vấn đề. Lý thuyết chính là nền tảng để bạn xây dựng nên khung kiến thức. Hãy ôn lại lý thuyết Sinh học ngay từ bây giờ. Sách sinh học lớp 12 được nhiều bạn đánh giá là khá dài, nặng và khó học nên nếu không học ngay
  3. từ đầu mà giờ mới lặn lội cầy lại lý thuyết trong đó thì rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản do có quá nhiều kiến thức. Thay bằng quyển sách sinh học dày cộp, các bạn có thể xem lại vở ghi. Thường những kiến thức quan trọng sẽ được các thầy cô cho ghi chép một cách cẩn thận. Đọc lại và đánh dấu những phần mà bạn cho là quan trọng hơn những phần khác. Các bạn cũng nên dùng một cuốn sổ nhỏ tổng hợp lại những công thức tính toán. Điều này sẽ giúp bạn tìm dễ hơn và học cũng đơn giản hơn. Ghi chép lại cũng là một cách học thuộc. Tuy nhiên, bạn không nên học vẹt công thức. Chỉ có hiểu mới có thể áp dụng vào bài tập. Do đó, khi viết xong công thức nào, các bạn nên lấy ví dụ và áp dụng chúng luôn. Nếu làm đúng tức là bạn đã hiểu. Những bài tập áp dụng đó không ở đâu xa, ngay trong cuốn bài tập Sinh học của bạn đấy, hoặc bạn nào muốn luyện tập thành thục hơn thì có thể ra hiệu sách chọn những cuốn bài tập trắc nghiệm Sinh để về tự học.
  4. Ngoài học thuộc lòng lý thuyết, bạn cũng nên áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống với những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Hãy tìm hiểu những khái niệm, hiện tượng một cách thấu đáo để tránh cảm giác lúng túng khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng. Luôn tự đặt câu hỏi tại sao như vậy? Vì sao hiện tượng nó lại diễn ra thế này, thế kia? Chỉ có tìm hiểu và giải đáp được thì bạn mới hiểu sâu được vấn đề. Bạn có thể học thuộc lòng cả trang sách chỉ trong 10 phút nhưng học thuộc nhanh thì cũng sẽ quên nhanh. Nếu khi học các bạn tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý kiến thức bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc thì khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng, các bạn sẽ giải quyết rất nhanh, mặc dù thời gian đầu tư để học có lâu hơn cách học thuộc kia. Sau khi học xong, bạn nên đóng vở lại và tự tưởng tượng trong đầu, tái hiện lại kiến thức xem mình đã thực sự thuộc và hiểu chưa? Phần nào còn lúng túng không nhớ được thì mở lại vở ra xem, rồi lại tái hiện lại
  5. trong đầu. Chỉ đọc thuộc ra miệng thì sẽ rất mau quên. Tái hiện lại kiến thức trong đầu là một cách để kiến thức khắc sâu vào bộ não. Một số điều nên tránh khi học Sinh Không nên học thuộc các câu hỏi và câu trả lời trong các sách bài tập Sinh. Nhiều bạn do lười hoặc không biết cách làm nên thường mở phần đáp án ra khoanh vào rồi học thuộc lòng với hy vọng đề thi sẽ rơi vào câu đó. Đó là một cách học thụ động và không hiệu quả. Một bài bạn may mắn đã trúng được một vài câu, tuy nhiên các đề thi thường không ra đúng 100% so với các câu hỏi trong sách mà số liệu sẽ thay đổi đi một chút. Do đó, nếu không hiểu thực chất của vấn đề hay không biết cách tính toán bài tập đó thì dù có gặp bài tương tự các bạn cũng không thể giải quyết được. Không nên học theo trình tự sách giáo khoa. Nhiều bạn không biết phần nào là trọng tâm nên cứ học tràn lan theo chương trình sách. Điều này không nên chút nào, vừa tốn thời gian lại không hiệu quả. Để giải quyết
  6. vấn đề này, bạn có thể hỏi giáo viên xem chương nào quan trọng để tập trung ôn kỹ phần đó. Việc xác định được phương hướng đóng góp một phần quan trọng vào thành công của bài thi. Cuối cùng, không nên ỷ lại cho rằng không cần học thì vẫn có thể qua mà không bị điểm liệt do Sinh là môn thi trắc nghiệm. Đúng là chỉ cần không có môn nào bị điểm liệt và tổng các môn đạt trên 30 điểm (bao gồm cả điểm cộng) là đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên, không có kiến thức nào là thừa. Hãy học tập chăm chỉ để thu được thành quả. Mỗi ngày hãy bỏ 15 phút ra để đọc lại những kiến thức mình đã tổng hợp và chịu khó thường xuyên làm bài tập vận dụng. Hi vọng những kinh nghiệm trên sé giúp bạn đạt được điểm cao môn Sinh trong kì thi tốt nghiệp tới. Việt Báo (Theo PLXH)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2