intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCĐ môn Sinh học lớp 12 năm 2016-2017 lần 1 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 605

Chia sẻ: Lac Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi KSCĐ môn Sinh học lớp 12 năm 2016-2017 lần 1 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 605 giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCĐ môn Sinh học lớp 12 năm 2016-2017 lần 1 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 605

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN I. NĂM HỌC 2016 ­ 2017 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) Mã đề: 605 SBD: ………………… Họ và tên thí sinh:  ……………………………………………………………….. Câu 1: Một cơ thể (M) mang 3 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân bình   thường tạo giao tử  A BD  = 15%. Kiểu gen của cơ thể (M) và tần số hoán vị gen là Bd Bd BD BD A. Aa ; f = 30%. B. Aa ; f = 40%. C. Aa ; f = 30%. D. Aa ; f = 40%. bD bD bd bd Câu 2: Một loài thực vật có bộ  NST  2n=14. Số loại thể ba (2n+1) khác nhau có thể  xuất hiện trong   quần thể của loài là A. 7. B. 21. C. 15. D. 14. AB DE Câu 3: Giả sử F1 có kiểu gen , các gen tác động riêng rẽ, trội­lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân  ab de xảy ra trao đổi chéo ở cả hai giới. Cho F 1 x F1 thu được F2. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý   thuyết, số kiểu gen tối đa có thể có ở F2 là A. 81. B. 100. C. 256. D. 20. Câu 4: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác ở vùng  mã hoá nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào   sau đây là đúng? A. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin. C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. D. Mã di truyền là mã bộ ba. Câu 5:  Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp.   Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả  phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp. Câu 6: Ở cà độc dược co bô nhiêm săc thê l ́ ̣ ̃ ́ ̉ ương bôi 2n = 24, ng ̃ ̣ ười ta đã phát hiện được các dạng thể  ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. Câu 7: Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin? A. 27. B. 41. C. 25. D. 37. Câu 8: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen   trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 1  tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A. 9/64. B. 27/64. C. 3/64. D. 3/256. Câu 9: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là 2x. Trong trường   hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 605
  2. A. 4x. B. 2x. C. 0,5x. D. 1x. Câu 10: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên   tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’. Câu 11: Đặc điểm nào của mã di truyền chứng minh nguồn gốc thống nhất của sinh giới? A. Tính phổ biến. B. Tính liên tục. C. Tính thoái hoá. D. Tính đặc hiệu. Câu 12: Câu truc cua m ́ ́ ̉ ột nuclêôxôm gồm có A. một đoạn phân tử ADN dai 146 căp nuclêôtit,  qu ̀ ̣ ́ ấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử  histôn. B. môt đoan phân t ̣ ̣ ử ADN dai 146 nuclêôtit, qu ̀ ấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C. một đoạn phân tử ADN dài 146 cặp nuclêôtit, quấn 3/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử  histôn. D. một đoạn phân tử ADN dài 146 cặp nuclêôtit, quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử  histôn. Câu 13:  Gen B có 390 guanin và có tổng số  liên kết hiđrô là 1670, bị  đột biến thay thế    một cặp   nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số  nuclêôtit mỗi loại của gen b là: A. A = T = 610; G = X = 390. B. A = T = 251; G = X = 389. C. A = T = 249; G = X = 391. D. A = T = 250; G = X = 391. Câu 14: Khi xử  lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể  tạo ra   được các dạng tứ bội nào sau đây?  (1). AAAA ; (2). AAAa ; (3). AAaa ; (4). Aaaa ; (5). aaaa Phương án đúng là A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5). Câu 15: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Thể ba nhiễm của loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể  trong tế bào xô ma? A. 20 NST. B. 19 NST. C. 27 NST. D. 17 NST. Câu 16: Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 4, giả sử một cơ thể đực của loài này có bộ NST được   kí hiệu là AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế bào sinh tinh của cơ thể trên đi  vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó: ­ 20% tế bào sinh tinh có xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở cặp Aa, còn cặp Bb thì không xảy ra trao  đổi chéo. ­ 30% tế bào sinh tinh có xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không xảy ra trao  đổi chéo. ­ Các tế bào còn lại đều có hiện tượng xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp NST Aa, Bb. (Biết quá trình trao đổi chéo chỉ xảy ra ở 2/4 sợi crômatit khác nguồn trong cặp tương đồng) Số  tế  bào tinh trùng được tạo ra trong quá trình giảm phân nói trên chứa hoàn toàn NST của mẹ  (không mang đoạn trao đổi chéo của bố) là A. 75. B. 150. C. 200. D. 100. Câu 17: Ở sinh vật nhân thực, loại đột biến nào sau đây xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân? A. Đột biến cấu trúc NST B. Đột biến đa bội. C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến điểm. Câu 18:  Một gen (M) có chiều dài 0,51 m. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi  pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây? A. Thể ăn khuẩn. B. Vi khuẩn Ecôli. C. Virút. D. Nấm.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 605
  3. BD Bb Câu 19:  Ở phép lai  X A X a Xa Y , nếu có hoán vị gen  ở cả  2 giới, mỗi gen qui định một tính  bd bD trạng và các gen trội – lặn hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình (xét cả yếu tố  giới tính) ở  đời   con là A. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. B. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. C. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 50 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. Câu 20: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở Ecoli, khi môi trường không có lactôzơ thì  prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào gen điều hòa. B. liên kết vào vùng mã hóa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng khởi động. Câu 21:  Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau   quy định. Nếu trong kiểu gen có cả  hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ  có một loại   gen trội A hoặc B hay toàn bộ  gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một   gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy  định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy  định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình hoa đỏ, thân cao   chiếm tỉ lệ A. 6,25%. B. 56,25%. C. 18,75%. D. 25%. Câu 22: Thành phần không thuôc câu truc c ̣ ́ ́ ủa một opêron nhưng có vai trò quyết định đên ho ́ ạt động   của opêron là A. vùng vận hành. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc. Câu   23:  Trong   cơ   chế   điều   hoà   hoạt   động  của   opêron   Lac   ở   vi   khuẩn   E   coli,   vùng  khởi   động  (promoter) là A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã. B. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. C. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế. Câu 24: Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở A. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp  NST tương đồng  trong quá trình giảm phân. B. Hiện tượng phân ly ngẫu nhiên giữa các cặp NST tương đồng trong   giảm phân và tổ hợp tự do  của chúng trong thụ tinh. C. Thay đổi vị trí của các cặp gen trên cặp NST tương đồng do đột biến chuyển đoạn tương đồng. D. Các loại đột biến cấu trúc của các NST ở các tế bào sinh dục liên quan đến sự thay đổi vị trí của  các gen không alen. Câu 25: Giả sử có một phân tử ADN ở vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển Ecoli này  sang môi trường chỉ có N14 thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15? A. 6. B. 2. C. 8. D. 1. Câu 26: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. dịch mã. B. dịch mã và biến đổi sau dịch mã. C. phiên mã. D. phiên mã và biến đổi sau phiên mã. Câu 27: Trong các bộ ba sau đây trên phân tử mARN, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3' UAG 5'. B. 5' AUG 3'. C. 3' UXA 5'. D. 3' AGU 5'. Câu 28:  Một nhóm tế  bào sinh tinh chỉ  mang đột biến cấu trúc  ở  hai nhiễm sắc thể  thuộc hai cặp   tương đồng. Một NST ở cặp số 3 và một NST ở cặp số 5 tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết quá   trình giảm  phân diễn ra  bình thường và không xảy ra trao đổi  chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao  tử không mang nhiễm sắc thể đột biến cấu trúc ở cặp số 3 và số 5 trong tổng số giao tử tạo ra là A. 1/8. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/16.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 605
  4. Câu 29: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu   gồm A. ARN và pôlipeptit. B. ADN và prôtêin loại histon. C. lipit và pôlisaccarit. D. ARN và prôtêin loại histon. Câu 30: Cấu trúc của ôperôn bao gồm những thành phần nào? A. Vùng khởi động, vùng vận hành, vùng kết thúc. B. Vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động. D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành. Ab Câu 31: Ở một loài thực vật, cho cá thể (P) có kiểu gen   (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai  aB giới) tự thụ phấn thu được F1. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số cá thể có kiểu gen  Ab  ở F1 chiếm tỷ lệ là aB A. 51%. B. 24%. C. 16%. D. 32%. Câu 32: Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính X AXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao  tử, ở một số tế bào cặp NST này phân li bình thường trong lần phân bào I nhưng không phân li trong   lần phân bào II. Các tế bào khác giảm phân bình thường. Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể trên  là A. XAXa, XaXa, XA, Xa, O. B. XAXA, XaXa, O. C. XAXA, XaXa, XA, Xa, O. D. XAXA, XAXa, XA, Xa, O. Câu 33: Bản đồ di truyền là A. vị trí của các gen trên môt căp nhi ̣ ̣ ễm sắc thể của một loài. B. trình tự sắp xếp và vị trí tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. C. trình tự sắp xếp và khoảng cách giữa các nuclêôtit  trên phân tử ADN của một loài. D. số lượng các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. Câu 34: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN ­ pôlimeraza có chức năng A. nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi. B. tổng hợp đoạn mồi với trình tự nuclêôtit có nhóm 3' ­ OH tự do. C. nối các đoạn Okazaki với nhau. D. tháo xoắn phân tử ADN. Câu 35:  Ở  bí ngô, kiểu gen (A­bb) và (aaB­) quy định quả  tròn; kiểu gen (A­B­) quy định quả  dẹt;  kiểu gen aabb quy định quả  dài. Cho bí quả  dẹt dị hợp tử  hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được  tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả tròn ở FB là A. 75. B. 40. C. 120. D. 80. Câu 36: Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:   3’… AAATTGAGX…5’  Trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là A. 3’…UUUAAXUXG…5’. B. 5’…TTTAAXTXG…3’. C. 3’…GXUXAAUUU…5’. D. 5’…TTTAAXTGG…3’. Câu 37: Giả sử có 200 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo giao tử, trong đó có 40 tế  bào xảy   ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu? A. 40%. B. 30%. C. 10%. D. 20%. Câu 38: Ở thỏ, gen A qui định lông trắng trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen, cho phép lai P:   Aa x Aa. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, trong một lứa thỏ có 4 con thì xác   suất để có được 3 con thỏ trắng, 1 con thỏ đen là A. 60%. B. 75%. C. 56.5%. D. 42,2%. Câu 39: Một phân tử  ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử  acridin chèn vào mạch   khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 605
  5. A. thay thế cặp G­X bằng cặp A­T. B. thêm một cặp nuclêôtit. C. thay thế cặp A­T bằng cặp G­X. D. mất một cặp nuclêôtit. Câu 40: Ở sinh vật nhân thực, thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. mARN sơ khai. B. mARN trưởng thành. C. Ribôxôm. D. tARN. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 605
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2