MỘT SỐ ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8<br />
<br />
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8<br />
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”,<br />
em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.<br />
Câu 2: (2,0 điểm)<br />
Cho đoạn văn:<br />
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy<br />
ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu<br />
khóc...”.<br />
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)<br />
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.<br />
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ<br />
tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.<br />
Câu 3: (2,0 điểm)<br />
Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng.<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8<br />
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
a. Giống nhau: (1,0 điểm)<br />
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.<br />
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội<br />
đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh<br />
động.<br />
b. Khác nhau: (1,0 điểm)<br />
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện<br />
ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)<br />
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm<br />
nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.<br />
<br />
Câu 2: (2,0 điểm)<br />
a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.<br />
(0,5 điểm)<br />
- Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm)<br />
b/ - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm)<br />
- Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm)<br />
- Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm<br />
cao. (0,5 điểm)<br />
Câu 3: (2,0 điểm)<br />
Đoạn văn tham khảo:<br />
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu<br />
đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con,<br />
lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo<br />
trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối<br />
mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và<br />
ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng<br />
khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng đều<br />
bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy!<br />
<br />
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:<br />
“… Nhưng mỗi năm mỗi vắng<br />
Người thuê viết nay đâu?<br />
Giấy đỏ buồn không thắm;<br />
Mực đọng trong nghiên sầu...”<br />
(Ông đồ)<br />
a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?<br />
b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?<br />
c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của<br />
chúng ?<br />
Câu 2: (4 điểm)<br />
Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà<br />
văn Ô hen ri.<br />
Câu 3: (12 điểm)<br />
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy<br />
chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con<br />
người.<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm<br />
(0,25 điểm)<br />
b. Các trường từ vựng:<br />
- Vật dụng: giấy, mực, nghiên<br />
(0,25 điểm)<br />
- Tình cảm: buồn, sầu<br />
(0,25 điểm)<br />
- Màu sắc: đỏ, thắm<br />
(0,25 điểm)<br />
c. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người<br />
thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu).<br />
(1 điểm)<br />
Phân tích có các ý:<br />
(2,0 điểm)<br />
- Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.<br />
- Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông<br />
ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.<br />
- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào<br />
không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán.<br />
- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng<br />
buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…<br />
Câu 2: (4 điểm)<br />
<br />
- Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”.<br />
(1 điểm)<br />
- Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo: Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi.<br />
Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc<br />
sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sĩ trẻ; Xiu lo<br />
lắng chăm sóc Giôn-xi khi cô đau ốm).<br />
(1,5 điểm)<br />
- Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già vẫn kiên trì làm<br />
người mẫu. Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng”<br />
giữa mưa gió, rét buốt.<br />
(1 điểm)<br />
- “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi.<br />
(0,5 điểm)<br />
Câu 3: (12 điểm)<br />
* Yêu cầu chung:<br />
a. Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm<br />
văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết<br />
hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.<br />
b. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người.<br />
- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần<br />
giải quyết.<br />
- Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man,<br />
trùng lặp.<br />
- Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là<br />
phần văn học hiện thực.<br />
c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết<br />
trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a) Mở bài:<br />
(1,5 điểm)<br />
- Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết<br />
và tình yêu thương).<br />
- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.<br />
b) Thân bài:<br />
(8 điểm)<br />
Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội.<br />
- Tình cảm xóm giềng:<br />
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).<br />
+ Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao).<br />
- Tình cảm gia đình:<br />
<br />
+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng<br />
(Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).<br />
+ Tình cảm cha mẹ và con cái:<br />
• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão<br />
Hạc - Nam Cao).<br />
• Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ<br />
mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).<br />
c) Kết bài:<br />
(1,5 điểm)<br />
Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống<br />
tốt đẹp hơn).<br />
* Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn chứng<br />
chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết đẹp.<br />
<br />