intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết Lý 6

Chia sẻ: Fscc Zxczxvczxdv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

537
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 2 Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết Lý 6 đới nội dung xoay quanh: sự nở vì nhiệt, hệ thống ròng rọc, nhiệt kế,...để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết Lý 6

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LÝ 6 Câu 1: Trong các cách sắp xếp sự nở vì nhiệt của các chất từ ít tới nhiều (tăng dần) cách nào là đúng? a. Nhôm, thủy ngân, khí ôxi b. Thủy ngân, nhôm, khí ôxi c. Khí ôxi, thủy ngân, nhôm d. Khí ôxi, nhôm, thủy ngân Câu 2: Khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ bị vỡ vì: a. Thủy tinh không nở vì nhiệt b. Thủy tinh nở không đều c. Thủy tinh là chất dễ vỡ d. Thủy tinh ít dãn nở vì nhiệt Câu 3: Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì a. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm b. Khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm c. Khối lượng của vật không đổi, thể tích vật giảm d. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? a. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra b. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại c. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra d. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại Câu 5: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? a. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được b. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn c. Vì chiều dài thanh ray không đủ d. Vì khi tăng nhiệt độ, thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở Câu 6: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi a. Khối lượng
  2. b. Trọng lượng c. Khối lượng riêng d. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng Câu 7: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào a. Chất rắn nở ra khi nóng lên b. Chất rắn co lại khi lạnh đi c. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng d. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 8 Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? a. Cái kìm b. Cái kéo c. Cái cưa d. Cái mở nút chai Câu 9 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của chất khí? a. Giống nhau như chất lỏng, có một sô chất khi đặc biệt không dãn nở khi nhiệt độ tăng mà bị co lại. b. Mọi chất khí đều co lại khi lạnh đi c. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau d. Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của các chất khí tăng Câu 10 Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng a. làm cốt cho các trụ bê tông b. làm giá đỡ. c. làm các dây kim loại. d. trong việc đóng ngắt mạch điện. Câu 11 Sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo nhiệt độ? a. Lực kế. b. Nhiệt kế
  3. c. Ampe kế d. Cân đồng hồ Câu 12 Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi? Chọn câu trả lời đúng: a. Chỉ có thể tích thay đổi b. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi. c. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi. d. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi. Câu 13: Hệ thống gồm nhiều ròng rọc gọi là gì? Có mấy loại ròng rọc? Kể tên? Câu 14: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước lạnh để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? Câu 15 b. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Câu 16: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C Câu 17: Có mấy loại nhiệt kế? Kể tên? Công dụng của từng loại nhiệt kế. Câu 18: Khi hơ nóng băng kép luôn cong về phía thanh nào? Tại sao? Câu 19: Tại sao khi rót nuớc nóng vào cốc thủy tinh dày thì cố dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cố thủy tinh mỏng? Câu 20: Nêu cấu tạo của đòn bẩy, ròng rọc. Đòn bẩy, ròng rọc giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn như thế nào?
  4. Đề ôn thi học môn vật lý lớp 6 .Thời gian 45 phút Trường THCS Lý Tự Trọng 1/ Có 3 thanh kim loại đồng, sắt, nhôm có chiều dài ban đầu là 100cm, khi nhiệt độ của 03 kim loại này đều tăng thêm 50oC thì kim loại nở ra nhiều nhất là: a/ Đồng b/ Nhôm c/ Sắt d/ Ba kim loại nhở như nhau. 2/ Chọn kết luận đúng: a/ Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt. b/ Các chất rắn khác nhau thì bị co dãn vì nhiệt khác nhau. c/ Khi co dãn vì nhiệt, chất rắn có thể gây ra lực lớn. d/ Cả a, b, c đều đúng. 3/ Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? a/ Khối lượng của vật tăng c/ Khối lượng riêng của vật tăng b/ Khối lượng của vật giảm d/ Khối lượng riêng của vật giảm 4/ Tại sao các tấm tôn lợp lại thường có dạng lượn sóng? a/ Để dễ thốt nước b/ Để tấm tôn co dãn vì nhiệt dễ dàng. c/ Cả a, b đều đúng d/ Cả a, b đều sai 5/ Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiệt tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? a/ Rắn, lỏng, khí. b/ Rắn, khí, lỏng c/ Khí, lỏng, rắn d/ Khí, rắn, lỏng 6/ Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? a/ Khối lượng của chất lỏng tăng c/ Khối lượng riêng của chất lỏng tăng b/ Khối lượng của chất lỏng giảm d/ Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 7/ Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? a/ Khối lượng b/ Trọng lượng c/ Trọng lượng riêng d/ Cả khối lượng, trọng lượng, trọng lượng riêng. 8/ Nhiệt kế nào sau đây cò thễ dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? a/ Nhiệt kế rượu c/ Nhiệt kế thủy ngân b/ Nhiệt kế y tế d/ Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được. 9/ Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức thức ăn quá nóng. Vì sao? a/ Vì răng dễ bị sâu. b/ Vì răng dễ bị rụng. c/ Vì răng dễ bị vỡ. d/ Vì men răng dễ bị rạn nứt. 10/ Tại sao các tấm tôn lợp lại thường có dạng lượn sóng? a/ Để dễ thốt nước b/ Để tấm tôn co dãn vì nhiệt dễ dàng. c/ Cả a, b đều đúng d/ Cả a, b đều sai 11/ Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. Vì: a/ Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 oC c/ Rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 100oC o b/ Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100 C d/ Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0oC 12/ Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? a/ Làm bếp bị đè nặng c/ Nước nóng lên, thể tích nước tăng sẽ tràn ra ngồi b/ Lâu sôi d/ Tốn chất đốt 13/ Cốc thủy tinh như thế nào thì khó bị vỡ hơn khi rót nước nóng vào? a/ Thành dày, đáy dày b/ Thành dày, đáy mỏng c/ Thành mỏng, đáy dày d/ Thành mỏng, đáy mỏng 14/ Tại 4oC nước có : a/ Khối lượng lớn nhất. c/ Trọng lượng riêng lớn nhất. b/ Thể tích lớn nhất. d/ Trọng lượng riêng nhỏ nhất. 15/ Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng: a/ Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng c/ Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí b/ Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn d/ Sự dãn nở vì nhiệt của các chất 16/ Các chất rắn, lỏng, khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất? a/ Rắn b/ Lỏng c/ Khí d/ Dãn nở như nhau 17/ Nhiệt kế y tế dùng để đo: a/ Nhiệt độ của nước đá c/ Nhiệt độ của môi trường b/ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi d/ Thân nhiệt của người 18/ Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng: a/ Chất rắn nở ra khi nóng lên c/ Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau b/ Chất rắn co lại khi nóng lên d/ Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau 19/ Băng kép được cấu tạo bằng: a/ Một thanh đồng và một thanh sắt. c/ Một thanh nhôm và một thanh sắt. b/ Một thanh đồng và một thanh nhôm. d/ Hai kim loại khác nhau. 20/ Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
  5. a/ Nhiệt độ của nước đá c/ Nhiệt độ của khí quyển b/ Nhiệt độ của cơ thể người d/ Nhiệt độ của một lò luyện kim 21/ Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn? a/ Để tiết kiệm thanh ra c/ Để uốn cong đường ray. b/ Để tạo nên âm thanh đặc biệt d/ Để tránh hiện tượng hai thanh ray đẩy nhau khi nở ra vì nhiệt. 22/ Ở trạng thái nào nước có khối lượng riêng nhỏ nhất? a/ Trạng thái rắn c/ Trạng thái khí b/ Trạng thái lỏng d/ Khối lượng riêng của nước luôn không đổi 23/ Đánh dấu “X” vào ô nhận định đúng, sai trong các câu sau Khẳng định Đúng Sai Khi làm lạnh chất khí đựng trong bình thì khối lượng riêng của nó thay đổi Các chất rắn, lỏng, khí nở ra vì nhiệt giống nhau Chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn và ít hơn chất khí Thân nhiệt của người bình thường là 39oC 24/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a/ Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì . . . . . . . . . tăng lên nên khối lượng riêng của chất lỏng . . . b/ Chất rắn nở ra vì nhiệt. . . . . . chất lỏng, . . . . . . nở ra vì nhiệt ít hơn chất khí c/ Sự co dãn vì nhiệt khi . . . . . . sẽ gây ra. . . . . .lớn d/ Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của . . . . . . . . . . . . là 0 oC, nhiệt độ của. . . . . . . . . . . . là 100oC 25/ Ghép nội dung ở cột A với cột B để được câu có nội dung đúng. A B Ghép Các chất nở ra khi khác nhau Trong nhiệt giai Farenhai số khoảng được chia là giống nhau Trong nhiệt giai Xenxiut số khoảng được chia là Lạnh đi Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt nóng lên Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt 100 Thể tích khí trong bình giảm khi khí 120 26/ Hãy tính xem 30oC, 40 oC, 50oC, 75 oC, 60oC, 35 oC, 80oC, 100oC ứng với bao nhiêu oF? 27/ Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Làm thế nào để có thể mở dễ dàng? 28/ Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0