intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề ôn tập môn Tiếng Việt 5

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

207
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 5 Đề ôn tập môn Tiếng Việt 5 với nội dung liên quan đến: thành ngữ và tục ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, tả cảnh trời chiều, danh từ và động từ,...để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề ôn tập môn Tiếng Việt 5

  1. Ôn tập tiếng Việt 5 Câu 1: (4 điểm) Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. Câu 2: (4 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa: Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông. Câu 3: (4 điểm) Em hiểu nội dung từng tập hợp từ cố định dưới đây như thế nào? a. Học một biết mười. b. Học đi đôi với hành. Đặt câu với mỗi tập hợp từ trên. Câu 4: (4 điểm) Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau: “Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.” (Tô Ngọc Hiến). Câu 5: (9 điểm) “Chiều kéo lên một mảng trời màu biển: Mây trắng giăng – bao con sóng vỗ bờ. Diều no gió – những cánh buồm hiển hiện. Biển trên trời! Em bé bỗng reo to.” Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh trời chiều theo ý đoạn thơ trên. 17
  2. Ôn tập tiếng Việt 5 Câu 1: Em hãy đánh dấu (x) vào trước những chữ đúng là Danh từ; Động từ; Tính từ trong bảng sau: Danh từ Động từ Tính từ Thời gian Hoa lan Măng cụt Vui tươi trồng trọt Xanh tươi Tươi tốt Cây dừa Râm mát Cây cảnh Dưa hấu Hoa đào Câu 2: Em hãy xếp các từ sau thành từng nhóm có cùng đặc điểm rồi đặt tên cho từng nhóm. Mập; hồng hào; cao; xanh xao; tươi tắn; ốm yếu; bụ bẩm; trắng trẻo; đen đúa; vạm vỡ; mảnh khảnh; nhợt nhạt; đen truyền. Câu 3: Em hãy gạch một gạch dưới định ngữ; hai gạch dưới bổ ngữ có trong các câu sau: a) Các bạn tổ em đã làm xong bài. b) Những con chim ấy đang bay về phương Nam. Câu 4: Em hãy đánh số các câu văn sau theo một thứ tự hợp lý để có một đoạn văn hay: - Nhưng bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông . - Trong sự im lặng của dòng sông ,em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thanh thơi trong sáng vô cùng . - Chiều chiều,khi hoàng hôn buôn xuống ,em lại ra sông hóng mát . - Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chảy dài bất tận. - Tối tối , khi ông trăng tròn nằm vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp loáng thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng . Câu 5: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại các câu văn sau cho sinh động, gợi cảm hơn. a) Những bông hoa nở trong nắng sớm. b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên cành. c) Mùa xuân, sân trường tươi xanh màu lá. d) Mặt trời mọc ở phía đông, chiếu những tia nắng vàng xuống đồng lúa xanh rờn. e) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước long lanh. Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu kể về một kỷ niệm sâu sắc nhất của em. 18
  3. Ôn tập tiếng Việt 5 Câu 1: Em hãy đánh dấu (x) vào trứoc những chữ đúng là Danh từ; Động từ; Tính từ trong bảng sau: Danh từ Động từ Tính từ Sách vở Bài làm Bạn học Gắn bó Học bài Thân thiết Chung thủy Chăm chỉ Tìm hiểu Bạn bè Bảng đen Thông minh Câu 2: Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và chỉ ra những màu xanh khác nhau được tả trong đoạn văn và nêu nhận xét về cảnh sắc ở vùng quê Bác. “Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng lúa, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa …” Câu 3: Hãy xác định bộ phận chính (Chủ ngữ, vị ngữ) và các bộ phận phụ (Trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) trong câu văn sau: “Tết năm nay, bố mẹ tôi sẽ xây ngôi nhà thật đẹp”. Câu 4: Em hãy đánh số các câu văn sau theo một thứ tự hợp lý để có một đoạn văn hay: - Tôi chợt nhận ra cái khoảng vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao! - Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. - Tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng chim hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Câu 5: Đọc đoạn văn sau: “Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền. a. Ba câu in đậm ở đầu đoạn văn nhầm nhấn mạnh điều gì? b. Từ câu một đến câu năm, tính chất của những trận mưa được diễn tả như thế nào? Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu tả cảnh buổi sáng nơi em ở. 19
  4. Ôn tập tiếng Việt 5 Câu 1: Dùng dấu gạch dọc tách các từ trong đoạn văn sau rồi cho biết từ nào là từ ghép “Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên”. Câu 2: Cho đoạn văn: “Giữa vườn, lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đoá hoa nở hương thơm ngát”. Trong đoạn văn trên, từ nào là từ láy? Các từ đó thuộc kiểu láy nào? Câu 3: Xác định bộ phận chính trong các câu sau. Cho biết câu nào có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ: a) Tiếng suối chảy róc rách. b) Cờ bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những gốc phố. c) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng chìm trong biển mây mù. d) Tre, nứa, trúc, mai giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Câu 4: Sắp xếp các câu văn sau đây theo một thứ tự hợp lý để có một đoạn văn hay: a) Thế là tôi mạo hiểm trèo lên bắt chú sáo xinh đẹp kia. b) Tôi đang mơ ước có một con sáo biết nói. c) Một hôm tôi phát hiện thấy một chú sáo mỏ vàng cực đẹp trên cây đa cao tít trước nhà. d) Sáng nay, có thể tôi cài lồng không kĩ nên khi đi học về thì không thấy sáo đâu nữa. e) Hôm nào trước khi đi học tôi đều cho sáo ăn. f) Tôi đem sáo về và chăm sóc rất kĩ. Câu 5: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ sau? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó: Khi mặt trời lên tỏ Nước xanh chuyển màu hồng Cờ trên tàu như lửa Sáng bừng cả mặt sông. (NGUYỄN HỒNG KIÊN) Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu để tả khu vườn nhà em. 25
  5. Ôn tập tiếng Việt 5 Câu 1: Dùng dấu gạch dọc tách các từ trong đoạn văn sau rồi cho biết từ nào là từ ghép. “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Câu 2: Trong những cụm từ được gạch chân trong các câu dưới đây, cụm từ nào là từ ghép? Cụm từ nào gòm những từ đơn? a) Những cánh én báo hiệu mùa xuân. b) Cánh én dài hơn cánh chim én. c) Việc học của nó ngày càng xuống dốc. d) Nguy hiểm nhất là lúc xe đi xuống dốc. Câu 3: Hãy sửa các dòng sau đây thành câu theo hai cách khác nhau: a) Khi mặt trời lên. b) Trên nền trời sạch bóng như được dội rửa. c) Lúc em nhìn thấy cặp mắt đầy yêu thương của mẹ. Câu 4: Sắp xếp các câu văn sau đây theo một thứ tự hợp lý để có một đoạn văn hay: - Tấm thảm nhung đen tuyền của bầu trời đêm đính chi chít đầy sao kim cương. - Sao ở đâu mà nhiều thế! - Lóng lánh, lóng lánh như viên ngọc sáng chói, những ngôi sao lúc ẩn lúc hiện sau màn voan mây mỏng. - Không có trăng, chỉ có sao thôi nhưng tôi vẫn nhìn thấy mọi vật. - Tôi đứng tựa trên lan can, lặng người ngắm cảnh đẹp huyền ảo của đêm nay. Câu 5: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ sau? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó: Bé ngủ ngoan quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa ĐINH HẢI Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng, tính tình của ông (bà) em. 26
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2