Đề ôn thi môn Lịch Sử Việt Nam
lượt xem 107
download
Câu 1: Phong trào yêu nước đầu Tk XX của Việt Nam? Sự giống nhau và khác nhau của 2 phong trào? (1885 -1896) Do cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp tại Việt Nam đã làm chuyển biến bước đầu về kinh tế, xã hội, đặc biệt là xã hội với sự xuất hiện của các giai cấp và tầng lớp mới như: tư sản, tiểu tư sản, công nhân đây là cơ sở kinh tế, xã hội để tiếp nhận luồng tư tưởng từ bên ngoài dội vào....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề ôn thi môn Lịch Sử Việt Nam
- Đề ôn tập thi môn: Lịch Sử Việt Nam Biên Tập: Đào Văn Huyến Email: kiepluhanh9x@gmail.com Câu 1: Phong trào yêu nước đầu Tk XX của Việt Nam? Sự giống nhau và khác nhau của 2 phong trào? (1885 -1896) Do cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp tại Việt Nam đã làm chuyển biến bước đầu về kinh tế, xã hội, đặc biệt là xã hội với sự xuất hiện của các giai cấp và tầng lớp mới như: tư sản, tiểu tư sản, công nhân đây là cơ sở kinh tế, xã hội để tiếp nhận luồng tư tưởng từ bên ngoài dội vào. + Đó là phong trào Cần Vương (1885 - 1896). Với mục đích đánh Pháp giành độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến có vua hiền – tôi giỏi, nhưng thất bại Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881- 1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu (1867 - 1940) hiệu Sào Nam, tự Hải Thụ Sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Trong gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước Từ nhỏ Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh và đã sôi sục nhiệt tình cứu nước. Năm 1900 ông bắt đầu con đường hoạt động cách mạng, chủ
- trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908). Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công. Tháng 5- 1904 thành lập Hội Duy Tân (Quảng Nam). Đánh Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam Hội Duy Tân đã tổ chức phong trào Đông Du. Đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của Nhật Bản. - Tháng 8-1908 chính phủ Nhật Bản cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh, kể cả Phan Bội Châu. - Tháng 6-1912 thành lập Việt Nam Quang Phục Hội tại Quảng Châu(Trung Quốc). Đánh đuổi Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước công hoà Dân quốc Việt Nam. - Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả toàn quyền Anbe Xarô. - Đã đạt được kết quả nhất định, nhưng Pháp dựa vào đó tăng cường khủng bố. Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã Sinh ra tại phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Trong gia đình trung lưu, cha làm chức quan võ nhỏ. Từ nhỏ nổi tiếng thông minh, mẫn cán, năm 1900 đỗ cử nhân, năm 1901 đỗ phó bảng, năm 1902 ra làm quan với chức Thừa biện bộ Lễ. Năm 1904 cáo quan về quê, từ đó dốc lòng vào hoạt động cứu nước. Ông đưa ra chủ trương Cải cách đất nước, nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Năm 1906 mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ. - Nội dung: + kinh tế: chú ý đến việc cổ động, chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh
- doanh... + Mở trường dạy học: dạy theo lối mới, lập trường ở nhiều nơi, dạy chữ quốc ngữ, dạy các môn học mới... + Cải cách trang phục và lối sống: vận động nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn. Những hủ tục phong kiến bị lên án ... Ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. * Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội của nghĩa quân Yên Thế Ai là người tổ chức vụ đầu độc: - Kế hoạch đầu độc: Nghĩa quân Yên Thế kéo về phục sẵn ở xung quanh Hà Nội, bồi bếp bỏ thuốc độc vào thức ăn để đầu độc trại lính Pháp. Khi có pháo lệnh, binh sĩ người Việt sẽ nổi dậy từ bên trong đánh ra, quân của Hoàng Hoa Thám từ bên ngoài đánh vào, nhanh chóng chiếm thành. Nhưng cuối cùng bị lộ và bị thực dân Pháp ngăn chặn. Tuy thất bại nhưng đã gây ra sự hoang mang trong sĩ quan và binh lính Pháp + Đây là sự nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân chứng tỏ họ, ở trong quân đội Pháp là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, dựa vào thế lực bên ngoài và các tầng lớp trên của xã hội rộng lớn. Ở Trung Kỳ, Năm 1906 có cuộc vận động Duy Tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống ở Trung Kỳ. - Nội dung: + kinh tế: chú ý đến việc cổ động, chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh... + Mở trường dạy học: dạy theo lối mới, lập trường ở nhiều nơi, dạy chữ quốc ngữ, dạy các môn học mới... + Cải cách trang phục và lối sống: vận động nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn. Những hủ tục phong kiến bị lên án ... và kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908). Hai ông đều là người yêu nước, thương dân, đều ra nước ngoài tìm đường cứu nước,cứu dân, học hỏi kinh nghiệm của các nước về làm cách mạng ở Việt Nam. - Hai ông đều có những hạn chế như nhau: Chưa xác định hết kẻ thù, đều ảo tưởng với kẻ thù, đều theo khuynh hướng Dân chủ tư sản. Và có sự khác nhau giữa phương pháp đấu tranh:Bạo động của
- Phan Bội Châu và phương pháp đấu tranh:Công khai, hợp pháp của Phan Châu Trinh và 2 ông đều khác nhau về mục tiêu :Đánh Pháp dựa vào đế quốc Nhật và Mục tiêu: Đánh Phong kiến dựa vào đế quốc Pháp. Câu 2: Chiến tranh đặc biệt của Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965? Định nghĩa chiến tranh đặc biệt Diễn biến Trả lời: a, Hoàn cảnh lịch sử: Sau chiến phong trào “ Đồng khởi”, cách mạng miền Nam Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Trên thế giới đồng lúc phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và đang đe dọa hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Để cứa vãn tình thế, đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Kennendy đã chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam từ năm 1981 – 1965. Chiến lược chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ được sử tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu do cố vấn Mỹ chỉ huy dựa vào vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh của Mỹ. b, Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt: Âm mưu: Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ với âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt”. Đây là âm mưu vô cùng thâm độc của loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ. Thủ đoạn thực hiện: Mỹ thực hiện chiến tranh đặc biệt bằng lực lượng chính là ngụy quân với vũ khí và sự chỉ huy của Mỹ. - Mỹ tăng nhanh viện trợ quân cho Ngô Đình Diệm, chúng đưa vào miền Nam ngày càng lớn số cố vấn quân sự và lực lượng hổ trợ chiến đấu, (thêm số liệu…..) - Để kiểm soát nhân dân và cô lập lực lượng cahsc mạng miền Nam, Mỹ ngụy ráo riết dồn dân lập ấp chiến lược chúng dự định dồn 10 triệu dân vào 16000 ấp. - Sử dụng phổ biến các chiến thuật chiến tranh mới như “trực thăng vận” “thiết xa vận”. - Thường xuyên tiến hành những cuộc hành quân càn quét để tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta.
- - Chúng còn tiến hành phong tỏa biên giới, vùng biển nhàm ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Nam. c, Diễn biến: Quân và dân ta chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”: Ngày 20/10/1960 nhằm xây dựng và củng cố lực lượng, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. - Tháng 1/1961, Trung ương cục miền Nam được thành lập thay cho sứ ủy Nam bộ cũ. - Tháng 2/1961, các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Phương pháp và hình thức đấu tranh của nhân dân ta đó là kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đồn thời sử dụng ba thứ quân: bộ đội củ lực, bộ đội địa phương và bộ đội đo thị, băng mũi giáp công đó là: Chính trị, quân sự và binh vận. Thắng lợi quan trọng của ta: Trên mặt trận chống phá bình định:tiêu biểu đó là phong trào ấp chiến lược, cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt giữa việc lập và phá ấp chiến lược. Đến cuối năm 1964 đầu năm 1965 từng mảng lớn ấp chiến lược bị phá trở thành làng chiến đấu. Trên mặt trận chính trị: Phong trào diễn ra mạnh mẽ ở khắp các đô thị lớn như Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn: - Ngày 8/5/1963 hai vạn tăng ni phật tử ở Huế biểu tình. Ngày - Ngày 11/6/1963, tại Sài Gòn hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu làm dấy lên một phong trào phẩn uất… - Ngày 16/6/1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình. - Ngày 1/11/1963 Mỹ đã tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Về mặt trận quân sự: - Năm 1962 đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch vào chiến khu D(miền Đông Nam bộ), U Minh, Tây Ninh… - Ngày 2/1/1963 ta đã giành thắng lợi lớn trong trận ấp Bắc(huyện Cai Lậy -Mỹ Tho) tiêu diệt 450 - Trong Đông Xuân năm 1964 -1965 ta giành thắng lợi trong trận BÌnh Giã, tiêu diệt 1700 tên, thừa thắng ta liên tục giành nhiều thắng lợi như An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quãng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa). - Đến giữa năm 1965, ba chổ dựa chủ yếu của chiến tranh đặc biệt bị lung lay tận gốc, chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
- d, Ý nghĩa: Cách mạng miền Nam luôn ở tư thế chủ động, làm thất bại âm mưu của Mỹ trong việc dùng miền Nam để thực hiện thí điểm một loại hình chiến tranh mới để đàn áp cách mạng thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ THI TUYỂN SINH MÔN LỊCH SỬ 2006
1 p | 482 | 68
-
Đề thi tuyển sinh sau đại học môn Lịch sử Việt Nam
4 p | 178 | 14
-
Đề thi tuyển sinh sau đại học môn Lịch sử Việt Nam 2012 (Đợt 1)
1 p | 156 | 9
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử Việt Nam đại cương năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
1 p | 26 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kì năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 17 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
5 p | 18 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 30 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử Việt Nam hiện đại năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 30 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 23 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Việt Nam cận đại năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 9 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 13 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại 1 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 33 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Việt Nam cận đại năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 26 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại 2 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 19 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử Việt Nam hiện đại năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 5 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Việt Nam đại cương năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 33 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn