intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề số 6 - Bài tập HK Luật lao động

Chia sẻ: Nguyễn Thừa Toán | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

299
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Người lao động từ chối làm thêm giờ và cách trả lương làm thêm giờ của doanh nghiệp là đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm) ; 2. Tranh chấp lao động nói trên là tranh chấp về quyền hay lợi ích? cơ quan có thẩm quyền giải quyết? (3 điểm)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề số 6 - Bài tập HK Luật lao động

  1. PHỤ LỤC
  2. 2 1. Người lao động từ chối làm thêm giờ và cách trả lương làm thêm giờ của doanh nghiệp là đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm) Người lao động từ chối làm thêm giờ là sai. * - Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 44 BLLĐ; Điều 69 BLLĐ; khoản 3 Đi ều 6 BLLĐ; khoản 3 Điều 7 BLLĐ Như chúng ta đã biết: “TƯLĐTT (sau đây gọi tắt là thoả ước tập thể) là văn bản thoả thuậnn giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động và SDLĐ, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong QHLĐ. Thoả ước tập thể do đại diện của tập thể và NSDLĐ thương l ượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai…” (Khoản 1 Điều 44 BLLĐ). Theo Điều 69 BLLĐ quy định: “NSDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số ttrường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của NSDLĐ” Mà trong tình thuống này, doanh nghiệp M và tập thể lao đ ộng đã kí TƯLĐTT có nội dung quy định về thời hạn lao động, nghỉ ngơi như sau: “Khi có nhu cầu, doanh nghiệp có quyền huy động NLĐ làm thêm giờ. Trong thời gian làm thêm giờ, NLĐ chỉ được trả lương làm thêm giờ nếu đã làm vi ệc đ ủ thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy đinh” . Khi TƯTT được gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương để đăng kí. Sở Lao động không có ý kiến gì nên TƯLĐTT trên có hiệu lực. Sau khi TƯLĐTT có hiệu lực thì “NLĐ có nghĩa vụ thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành h ợp pháp c ủa NSDLĐ” (Khoản 3 Điều 7 BLLĐ ). Còn “NSDLĐ có nghĩa vụ thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT và những thoả thuận khác với NLĐ, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với NLĐ” (Khoản 3 Điều 8 BLLĐ). Do vậy, NLĐ từ chối làm thêm giờ (vì cho rằng Điều 69 BLLĐ sửa đổi thì đây là v ấn đ ề ph ải được thoả thuận giữa hai bên) là SAI. TƯTT này đã có hiệu lực và nếu không
  3. 3 vi phạm quy định tại Điều 69 BLLĐ thì NLĐ ph ải chấp hành và th ực hi ện TƯLĐTT đã kí kết. Cách trả lương làm thêm giờ của doanh nghiệp là sai. * Theo quy định của pháp luật lao động thì th ời gian ph ải ng ừng vi ệc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ thì vẫn được coi là thời gian làm vi ệc c ủa NLĐ (Điều 9 Nghị định 195/ CP ngày 32/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về th ời gi ờ làm vi ệc, th ời giờ nghỉ ngơi). Trong tình huống trên, NLĐ làm thêm với tổng số là 4 giờ nhưng khi trả lương làm thêm giờ doanh nghiệp đã trừ đi 2 giờ là th ời gian ng ừng vi ệc vì lý do mất điện coi như thời gian bù đắp vào thời giờ làm việc tiêu chu ẩn. Cách trả lương như trên của doanh nghiệp M là sai quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 62 BLLĐ quy định: “3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu”. Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 62 BLLĐ thì tiền lương làm thêm giờ sẽ do doanh nghiệp M và NLĐ tập thể thoả thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Và việc trả lương cho NLĐ được quy định tại Khoản 1 Điều 61 BLLĐ về làm thêm giờ ít nhất là 150% vào ngày thường; ít nhất 200% vào ngày nghỉ hàng tuần; ít nhất 300% vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương; nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. 2. Tranh chấp lao động nói trên là tranh chấp về quyền hay l ợi ích? cơ quan có thẩm quyền giải quyết? Điều 157 BLLĐ (sửa đổi, bổ sung) quy định: “1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa NLĐ,, tập thể lao động với NSDLĐ.
  4. 4 Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ với NSDLĐ và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với NSDLĐ. 2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ho ặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sửa dụng lao động vi phạm. 3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về vi ệc tập th ể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so v ới quy đ ịnh c ủa pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao đ ộng đã đ ược đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với NSDLĐ. 4. Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. 5. Điều kiện lao động mới là việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao đ ộng tập thể, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác trong doanh nghiệp”. Đối chiếu với các quy định trên với tình huống trong bài xét thấy tranh chấp trong tình huống là tranh chấp về lợi ích giữa tập thể lao động với NSDLĐ, bởi nó là tranh chấp giữa những người cùng làm việc trong Doanh nghiệp M. Mặt khác, nội dung tranh chấp là việc sửa đổi, bổ sung về điều khỏan thời giờ làm việc, nghỉ ngơi được quy định trong thỏa ước đã ký trước đó do tháng 2/2008, xét thấy thoả ước lao động đã ký kết có đi ều khoản quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi không rõ ràng, quy định một cách chung chung “trong thời gian làm thêm giờ, người lao động chỉ được trả l ương làm thêm giờ nếu đã làm việc đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy đ ịnh”; lợi ích của NLĐ chưa được đảm bảo, nảy sinh những vấn đề mới Công đoàn c ơ sở yêu cầu NSDLĐ bàn bạc để sửa đổi, bổ sung nội dung th ỏa ước lao đ ộng
  5. 5 nhưng NSDLĐ không đồng ý. Theo quy định tại khỏan 5 Điều 157 BLLĐ (sửa đổi, bổ sung) hướng dẫn điều kiện lao động mới là việc sửa đ ổi, b ổ sung thỏa ước lao động tập thể. Do đó, căn cứ vào khỏan 3 Điều 157 BLLĐ (sửa đổi, bổ sung) thì tranh chấp lao động trong tình huống trên là tranh ch ấp lao động tập thể về lợi ích. Như vậy, tranh chấp lao động trên là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Theo khoá luận tốt nghiệp,Võ Lê Dũng, “tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích” (tr11,12) tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thường có các đặc điểm cơ bản sau: - Luôn tồn tại và phát sinh từ những bất đồng về “lợi ích” gi ữa t ập th ể NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động, khi có sự vi ph ạm đ ến quy ền và l ợi ích các bên chủ thể tranh chấp. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của loại hình tranh chấp này, “lợi ích”- đối tượng tranh chấp lao động tập thể về lợi ích chính là những điều kiện làm việc mới (trong trường hợp trên, cụ thể là về tiền lương làm thêm giờ và thời giờ làm việc). - Là loại hình tranh chấp thường dẫn đến đình công. Tập th ể NLĐ yêu cầu NSDLĐ đáp ứng những lợi ích mà họ cho rằng mình x ứng đáng đ ược hưởng , do đó trang chấp lao động tập thể về lợi ích thường dẫn đến đình công. Theo đó, căn cứ vào Điều 169 BLLĐ sửa đổi, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: “1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động, 2. Hội đồng trọng tài lao động”. Thủ tục hoà giải tranh chấp lao động về lợi ích của HĐHGLĐCS ho ặc HGVLĐ được quy định tại Điều 170 BLLĐ và khoản 1, khoản 2- Điều 165a BLLĐ; Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08/08/2007của Chính Phủ; Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 23/10/2007 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội . Như vậy, khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra thì tranh chấp đó trước tiên được hòa giải bởi chủ thể: HĐHGLĐ cơ sở hoặc HGVLĐ. Trong trường h ợp hòa gi ải không
  6. 6 thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khỏan 1 Điều 165a của Bộ luật này mà HĐHGLĐ cơ sở hoặc HGVLĐ không ti ến hành hòa gi ải m ỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu HĐTTLĐ giải quy ết. Do bản ch ất c ủa tranh chấp lao đông tập thể về lợi ích là tranh chấp về những phát sinh bên ngoài những quy định, những thoả thuận đã và đang ứng giá trị. Sau khi th ương lượng nhưng không thành, các bên sẽ tiến hành hoà giải. Theo quy định của BLLĐ, chỉ có những chủ thể trên mới có thẩm quyền thực hiện các bước hoà giải nhằm giải quyết các tranh chấp lao động bởi các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thường không có sự vi phạm pháp luật, không có các quy định làm căn cứ trực tiếp cho việc phân định lợi ích giữa các bên nên cần có một cơ chế ba bên thích hợp để có thể giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở những nguyên tắc nhất định theo sự thoả thuận hợp pháp của những bên tranh chấp. Do đó, không thể giải quyết bằng một phán quyết của cơ quan tư pháp là Toà án. 2.1. Hội động hoà giải lao động cơ sở là một tổ chức được nhà nước trao quyền hoà giải các vụ tranh chấp lao động tại doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời không phân biệt thành ph ần kinh tế theo đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp. HĐHGLĐ cơ sở tiến hành giải quyết các vụ tranh chấp lao động chứ không chỉ tranh chấp t ập thể về lợi ích. Thành phần HĐHGLĐ cơ sở gồm số lao động ngang nhau c ủa bên NLĐ và bên NSDLĐ, hai bên có thể lựa chọn thêm số thành viên tham gia. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được quy định cụ thể tại Điều 162 BLLĐ; Nghị định 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08/08/2007của Chính Phủ; Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 23/10/2007 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội. - Khác với HĐHGLĐ cơ sở, Hoà giải viên lao động cũng được nhà nước trao thẩm quyền hoà giải các vụ tranh chấp lao động. HGVLĐ là một công chức hành chính làm việc tại phòng Lao động- th ương binh và xã h ội được cử ra để thực hiện chức năng hoà giải các tranh chấp lao đ ộng quy đ ịnh tại Điều 157 BLLĐ sửa đổi, bổ sung (các tranh chấp lao động cá nhân,
  7. 7 tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và một số tranh chấp trong các quan hệ lao động ). Hoạt động của HGVLĐ được quy định cụ thể tại Điều 163 BLLĐ; Nghị định 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08/08/2007 của Chính Phủ; Thông tư số 22/2007/TT- BLĐTBXH ban hành ngày 23/10/2007 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội. Như vậy, so với BLLĐ 2006, BLLĐ sửa đổi bổ sung đã mở r ộng th ẩm quyền của HGVLĐ. Luật hiện hành quy định “ Hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải …đối với các tranh chấp lao động cá nhân xảy ở nơi ch ưa thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, tranh chấp về thực hi ện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề” - Điều 165 BLLĐ sửa đổi, bổ sung . Thay vì bắt buộc hoà giải bằng HĐHGLĐCS nh ư trước, NLĐ có th ể yêu c ầu HGVLĐ tiến hành hoà giải. HGVLĐ là công chức của cơ quan nhà nước về lao động nên họ không thuộc bên nào, do đó đảm bảo được tính khách quan, đóng vai trò là trung gian kết nối giữa các bên, đồng thời, họ có chuyên môn và có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc tranh chấp nên khả năng hoà giải thành công sẽ cao hơn. Sau quá trình hoà giải, các bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động nếu như quá trình hoà gi ải không thành ho ặc h ết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ không tiến hành hoà giải. 2.2. Hội đồng trọng tài lao động (HĐTTLĐ) được thành lập và cơ cấu theo quy định tại Điều 164 BLLĐ; Nghị định 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08/08/2007 của Chính phủ; Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 23/13/2007 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội. Pháp luật quy định Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thu ộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh) có trách nhiệm thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động của HĐTTLĐ. Số lượng thành viên của HĐTTLĐ là số lẻ và không quá 7 người (khác với trước đây là không quá 9 người) tạo sự linh hoạt, nhanh gọn về thủ tục mà vẫn đảm bảo tính khách
  8. 8 quan, công bằng… “Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hoà giải theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu” - khoản 5, Điều 164 BLLĐ sửa đổi, bổ sung. Thời hạn HĐTTLĐ tiến hành hoà giải không quá 7 ngày k ể từ - ngày nhận được đơn yêu cầu. Trước khi hoà giải HĐTTLĐ ph ải ti ến hành các thủ tục theo quy định cuả pháp luật về các hoạt động phục vụ cho công tác hoà giải. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì HĐTTLĐ lập biên + bản hoà giải thành có chữ kí của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và th ư ký HĐTTLĐ. Hai bên có nhiệm vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên b ản hoà giải thành. Nếu hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên + tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì HĐTTLĐ lập biên bản hoà giải không thành có ch ữ ký của các bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký HĐTTLĐ. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc không thành được gửi cho hai bên tranh ch ấp trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. - Trường hợp HĐTTLĐ hoà giải không thành hoặc h ết th ời h ạn gi ải quyết tranh chấp lao động tập thể quy định tại Điều 171a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 “thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm kể từ ngày xảy ra hành vi mà m ỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm” mà HĐTTLĐ không tiến hành hoà giải thì tập thể lao động có quy ền ti ến hành các th ủ t ục để đình công. 3. Giả thiết tập thể lao động có ý định đình công đ ể gây s ức ép v ới doanh nghiệp. Anh/chị hãy tư vấn để việc đình công của tập thể lao động là đúng pháp luật. Để một cuộc đình công được coi là hợp pháp vần tuân th ủ nh ững đi ều kiện về mục đích đình công, đối tượng được phép đình công, thời điểm đình
  9. 9 công, thủ tục đình công, chủ thể lãnh đạo đình công, ph ạm vi đình công, cách thức đình công. Như đã phân tích ở phần 2, tranh chấp lao động ở đây là tranh ch ấp lao động tập thể về lợi ích. Mục đích của cuộc đình công đã th ể hi ện rõ là nh ằm mục đích gây sức ép cho phía NSDLĐ để yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung một phần thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể ký trước đó. Cùng v ới đó, để tiến hành được cuộc đình công, thì Doanh nghiệp M không thuộc trường hợp doanh nghiệp bị cấm đình công theo quy định tại Điều 175. Đó là: doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích và doanh nghiệp thi ết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng theo danh m ục do Chính phủ quy định. Danh mục cụ thể các doanh nghiệp không đ ược phép đình công được quy định trong Nghị định số 122/2007/NĐ-CP. Do đó, nếu thấy Doanh nghiệp M thuộc các trường hợp quy định trong trường hợp này, thì chúng ta không tư vấn cho họ tổ chức đình công. Nếu doanh nghi ệp M không thuộc các trường hợp doanh nghiệp không được phép đình công, lúc đó chúng ta sẽ tư vấn cho họ làm những công việc để việc đình công của tập thể lao động là đúng pháp luật. Điều 174 BLLĐ (sửa đổi, bổ sung) quy định: “Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 174a và Điều 174b của Bộ luật này để định công trong trường hợp quy định tại khỏan 2 Điều 170a của Bộ luật này mà tập thể lao động không yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết hoặc trong trường hợp quy định tại khỏan 3 Đi ều 171 c ủa B ộ luật này”. Như vậy, thời điểm có quyền đình công là sau khi tranh chấp lao động tập thể đã được đưa ra giải quyết theo thủ tục hòa giải nhưng chưa giải quyết được do Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành hoặc h ết thời hạn giải quyết hòa giải theo quy định của pháp luật mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành giải quyết. Trình tự, th ẩm quy ền gi ải quy ết hòa giải đã được nhóm phân tích ở phần 2. Do đó, trước khi tiến hành các thủ tục để tiến hành đình công, tranh chấp tập thể lao động này cần được tiến hành đúng trình tự, th ủ t ục hòa gi ải.
  10. 10 Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành ho ặc h ết thời hạn giải quyết hòa giải theo quy định của pháp luật mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành giải quyết thì tập th ể lao đ ộng Doanh nghi ệp M tiến hành đình công theo những trình tự, thủ tục sau: Điều 172a quy định: “Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban chấp hành công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã đ ược thông báo v ới công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương (sau đây gọi chung là đại diện tập thể lao động)”. Do đó, để việc đình công của tập thể lao động của Doanh nghiệp M là đúng pháp luật, trước tiên cu ộc đình công này do BCH công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập th ể lao đ ộng t ổ ch ức và lãnh đạo (người khởi xướng) tùy theo cơ cấu doanh nghiệp có BCH công đoàn hay không. Sau khi có người tổ chức và lãnh đạo đình công thì nh ững người này tiến hành những công việc sau: Người tổ chức và lãnh đạo việc đình công tổ ch ức lấy ý ki ến đ ể - đình công bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký. Nếu Doanh nghiệp M có dưới ba trăm người lao động thì lấy ý + kiến trực tiếp của người lao động. Nếu Doanh nghiệp M có từ ba trăm người lao động trở lên thì l ấy + ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, T ổ tr ưởng t ổ công đoàn và Tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không có công đoàn c ơ s ở thì l ấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất. Sau khi có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số NLĐ nếu doanh - nghiệp M có dưới ba trăm NLĐ hoặc trên 75% nếu Doanh nghi ệp M có t ừ ba trăm NLĐ trở lên thì BCH công đoàn cơ sở hoặc đ ại di ện t ập th ể lao đ ộng ra quyết đình đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu.
  11. 11 Nội dung quyết định đình công phải thỏa mãn những yêu c ầu quy + định tại khỏan 2 Điều 174b BLLĐ (sửa đổi, bổ sung): nêu rõ thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công, có chữ ký của người đại diện BCH công đòan cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động; trường h ợp là đ ại di ện c ủa BCH công đòan cơ sở thì phải đóng dấu của tổ chức công đòan. Nội dung bản yêu cầu phải thỏa mãn những yêu cầu quy đ ịnh t ại + khỏan 3 Điều 174b BLLĐ (sửa đổi, bổ sung): những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; kết quả lấy ý kiến đồng ý đình công; thời điểm bắt đầu đình công; địa điểm đình công; địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết. Sau khi ra quyết định đình công, ít nhất là năm ngày trước ngày - bắt đầu đình công được ấn định trong quyết định đình công và bản yêu cầu, BCH công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động doanh nghiệp M c ử đại diện nhiều nhất là ba người để trao quyết định đình công và b ản yêu c ầu cho NSDLĐ, đồng thời gửi một bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và m ột b ản cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Đến ngày quyết định đình công, BCH công đoàn cơ sở hoặc đại - diện tập thể lao động Doanh nghiệp M tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công. Tuy nhiên, khi tổ chức đình công cần lưu ý việc tuân thủ quy ết định hoãn hoặc ngừng đình công. Theo Điều 176 BLLĐ (sửa đổi, bổ sung) “khi xét thấy các cuộc đình công có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng cho nền kinh t ế quốc dân, lợi ích công cộng, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan Nhà nước, tổ chức có th ẩm quy ền gi ải quyết”. Việc tuân thủ quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Th ủ t ướng Chính phủ là một trong các điều kiện hợp pháp của cuộc đình công. Do đó, khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Th ủ t ướng Chính ph ủ, t ập thể lao động Doanh nghiệp M buộc phải dừng cuộc đình công n ếu ch ưa di ễn ra (hoãn đình công) hoặc phải ngay lập tức quay trở lại làm việc nếu cu ộc đình công đang tiến hành (ngừng đình công).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2