intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: " Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ. "

Chia sẻ: Sâu Hư | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:85

178
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài là rất gay gắt. Để hội nhập và phát triển bền vững các ngân hàng nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng cần chủ động tích cực chuẩn bị điều kiện tham gia thị trường tài chính quốc tế thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu, xây dựng chiến lược phát triển quan hệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: " Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ. "

  1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Luận văn Đề tài: " Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ. " 1 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ .......................... 3 CHƯƠNG I:..................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC KÝ KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG .......... 4 I. Lý luận chung về hợp đồng tín dụng ....................................................................... 4 1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng tín dụng .............................................. 4 2. Nội dung của hợp đồng tín dụng .......................................................................... 9 3. Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tín dụng ............................... 11 4. Hợp đồng tín dụng ngoại tệ ................................................................................ 14 II. Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ............................... 16 1. Giao k ết hợp đồng tín dụng................................................................................. 16 2. Thực hiện hợp đồng tín dụng ............................................................................. 21 3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng và việc giải quyết tranh chấp ................................................................................................................................ 26 CHƯƠNG II: ................................................................................................................. 31 THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No& PTNT LÁNG HẠ .......................................................... 31 I. VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ ......................................................................................... 31 1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Láng Hạ ........................................................................................................................... 31 2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ................................ ................................ ........... 32 3. Những kết quả chi nhánh đã đạt được.............................................................. 40 II. THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ................................................................................................... 43 1. Mục đích, yêu cầu về hợp đồng tín dụng tại chi nhánh .................................... 43 2. Ví dụ về hợp đồng tín dụng ................................................................................. 44 3. Thực tiễn ký kết hợp đồng tín dụng ................................................................. 49 4. Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ................................ ...... 53 CHƯƠNG III: ................................ ................................ ................................ ............... 58 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH ..................................................... 58 I. ĐÁNH GIÁ VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH...................................................................................................................... 58 II. CÁC GIẢI PHÁP ................................ ................................................................. 64 1. Công tác nguồn vốn ............................................................................................ 65 2. Công tác tín d ụng ................................................................................................ 66 3. Công tác thanh toán quốc tế ................................ ................................ ............... 68 4. Về nghiệp vụ kế toán ngân quỹ ................................ ................................ ........... 69 - Không ngừng cải tiến phong cách giao dịch với khách hàng, đ ảm bảo tác phong giao d ịch văn minh chuyên nghiệp để tạo lòng tin và có ấn tượng tốt với khách hàng. ..... 69 5. Về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo ................................................................ 69 6. Về công tác kiểm tra, kiểm soát .......................................................................... 70 7. Về công tác tiếp thị thông tin tuyên truyền ......................................................... 70 8. Thực hiện chiến lược khách hàng ................................ ................................ ...... 71 9. Về công tác khác ................................ ................................................................. 71 III. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 72 2 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1. Đối với cơ quan Nhà nước .................................................................................. 72 2. Đối với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ......................................................... 75 3. Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................................. 76 4. Đối với chi nhánh ............................................................................................... 77 5. Đối với khách hàng vay ...................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ .................... 83 MỞ ĐẦU Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức th ương mại thế giới (WTO), kh ả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như các n gân hàng trong nước với ngân h àng nước ngoài là rất gay gắt. Để hội nhập và phát triển bền vững các ngân hàng nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng cần chủ động tích cực chuẩn bị điều kiện tham gia thị trường tài chính quốc tế thông qua hoạt động phát h ành cổ phiếu, xây dựng chiến lược phát triển quan hệ ngân hàng, nhất là h ệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử... Hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân h àng thương mại; cũng giống như các ho ạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng có thời gian hoàn vốn d ài, liên quan đến các điều kiện kinh tế diễn biến trong tương lai nên độ rủi ro rất cao. Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng là hợp đồng tín dụng, mặc dù h ợp đồng tín dụng đã được sử dụng rất lâu nhưng do n ền kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi n ên các văn b ản ban hành ra để điều chỉnh hợp đồng tín dụng khôn g còn phù hợp nữa. Và h ợp đồng tín dụng là một chủng loại của hợp đồng kinh tế. Do đó, hợp đồng tín dụng vẫn còn nhiều vướng mắc như: chủ thể có thẩm quyền ký kết, vấn đề b ảo đảm tiền vay, phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay...Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng là cần thiết để nâng cao h iệu quả hoạt động của hệ thống Ngân h àng, nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình ch ỉ bảo của thầy cô: TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy; THS. Vũ Văn Ngọc và chị Nguyễn Thị Hoài Anh- Cán bộ 3 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hướng dẫn thực tập cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đ ạo chi nhánh đ ã tạo điều kiện cho tôi ho àn thành đề tài này. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC KÝ KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG I. Lý luận chung về hợp đồng tín dụng 1 . Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng tín dụng 1 .1. Khái niệm hợp đồng tín dụng Hợp đồng đ ược định nghĩa là sự thoả thuận bằng lời nói (hoặc văn bản) giữa h ai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực h ành vi, nh ằm xác lập, thực hiện hay chấm dứt các quyền và ngh ĩa vụ pháp lý nhất định trên cơ sở phù h ợp với pháp luật và đ ạo đức xã hội. Từ quan niệm chung về hợp đồng, căn cứ vào bản chất hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau: Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ nhữn g điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời h ạn nhất định, với điều kiện có ho àn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm. 1 .2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng ngân h àng là một dạng của hợp đồng vay, vì vậy nó cũng m ang những đặc điểm của hợp đồng vay tài sản nói chung. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ hợp đồng tín dụng ngân hàng là h ợp đồng đơn vụ theo quy định tại khoản 2- đ iều 405 Bộ luật dân sự. Điều đó có n ghĩa là trong h ợp đồng tín dụng ngân hàng chỉ có bên tín dụng mới có quyền yêu cầu và bên khách hàng có ngh ĩa vụ phải trả đầy đủ số nợ tín dụng khi đến hạn và các ngh ĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 4 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tuy nhiên, do hoạt động ngân h àng có những điểm đặc thù so với các hoạt động kinh doanh khác nên hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng có những đặc điểm riêng. Ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có một số dấu hiệu đặc trưng sau đây để phân biệt với các chủng loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương m ại. 1.2.1. Về chủ thể hợp đồng tín dụng Một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thoả m ãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy đ ịnh như luật tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật ngân hàng…và các văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là điểm khác cơ bản giữa hợp đồng tín dụng với hợp đồng vay khác. Tổ chức tín dụng có th ể yêu cầu khách hàng vay vốn trong hợp đồng tín dụng phải thoả mãn một số điều kiện nhất định về tư cách pháp lý và kh ả n ăng tài chính như: khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực h ành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật và ph ải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 1.2.2. Đối tượng của hợp đồng tín dụng Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải đ ược các bên thoả thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng; ngo ài ra còn có các giấy tờ có giá nh ư quyền sử dụng đất, các tài sản khác như nhà ở… 1.2.3. Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của b ên cho vay Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có th ể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và b ất trắc càng lớn. Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại h ợp đồng khác. Tính rủi ro này xuất phát từ những đặc thù của đối tượng của hợp đồng tín dụng ngân h àng, đ ặc thù của hai bên chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân 5 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng. Hợp đồng tín dụng ngân hàng khác với hợp đồng vay tài sản trong pháp luật d ân sự ở chỗ đối tượng duy nhất của hợp đồng tín dụng ngân hàng là tiền tệ, trong khi đối tượng của hợp đồng vay tài sản có thể là tiền hoặc vật. Tiền tệ với một trong các ch ức năng của mình là phương tiện thanh toán giúp cho khách h àng vay của n gân hàng sử dụng chúng một cách dễ dàng, thậm chí sử dụng chúng ngoài những mục đích m à họ cam kết với ngân hàng khi xin vay. Mặt khác, với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính, là nhịp cầu kết nối giữa nguồn cung và cầu về vốn tiền tệ, các tổ chức tín dụng đã điều tiết từ nơi tạm thời thừa vốn sang tạm thời thiếu vốn, áp dụng các biện pháp thích hợp để huy động vốn tạm thời nh àn rỗi trong xã hội để tạo nên nguồn vốn cho vay. Trên cơ sở nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động, các tổ chức tín dụng thông qua các hợp đồng tín dụng, đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các khách hàng vay thuộc mọi th ành phần kinh tế. Tuy nhiên, chính do ch ức n ăng trung gian này của các tổ chức tín dụng mà các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay sẽ ảnh hưởng ngay đến các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, do tín dụng ngân hàng được hình thành chủ yếu trên cơ sở tiền gửi của dân chúng, n ên rủi ro trong tín dụng ngân hàng không chỉ ảnh h ưởng đến ngân hàng mà còn ảnh h ưởng đến quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng và cả xã hội. Còn đối với hợp đồng vay tài sản phát sinh trong giao dịch dân sự, do người cho vay dùng tài sản của chính mình đ ể cho vay nên khi rủi ro xảy ra thì chỉ người cho vay phải gánh chịu hậu quả. Rủi ro này không làm ảnh đến những người khác và xã hội như đối với hợp đồng tín dụng. Đặc trưng này đã tạo ra cho hợp đồng tín dụng có những n ét đặc thù như điều kiện chặt chẽ về chủ thể, về h ình thức hợp đồng, về các biện pháp bảo lãnh. 1.2.4. Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng m inh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên 6 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các ngh ĩa vụ đối với m ình. 1.2.5. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng luôn nhằm mục đích thu lợi nhuận Khác với hợp đồng vay tài sản yếu tố lãi su ất không phải là yếu tố bắt buộc, m à phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Trong hợp đồng tín dụng tổ chức tín dụng thu lợi nhuận không chỉ nhằm mục đích bù đ ắp cho những chi phí cho các hoạt động của m ình như: trả lãi tiền gửi, trả lương cho nhân viên… mà còn nhằm b ảo đảm cho những hoạt động đặc trưng mang tính rủi ro cao của m ình, bù đắp cho các rủi ro luôn xảy ra đối với tổ chức tín dụng. Nh ư vậy, việc thu lợi nhuận không chỉ xuất phát từ lợi ích của tổ chức tín dụng, m à còn xuất phát lợi ích của người gửi tiền và lợi ích của xã hội. 1.2.6. Hợp đồng tín dụng chỉ được ký kết dưới hình thức văn bản Hợp đồng tín dụng đòi hỏi văn phạm trong việc soạn thảo hợp đồng phải dứt khoát, rõ ràng, ngắn gọn, đủ ý và ngôn ngữ phải chính xác, cụ thể. Hình thức văn b ản là đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng. Mặc dù hợp đồng tín dụng được h ình thành trên cơ sở tín nhiệm, tin cậy lẫn nhau, song do tính chất phức tạp của quan hệ tín dụng ngân hàng xuất phát từ tính rủi ro cao, từ đặc thù về đối tượng, về chủ thể của quan hệ đó, m à hợp đồng tín dụng nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản. 1.2.7. Hợp đồng tín dụng ngân hàng là h ợp đồng ưng thuận Hợp đồng tín dụng đã phát sinh hiệu lực ngay sau khi các bên giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, nhưng đ ã phát sinh qu yền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Còn các h ợp đồng vay khác luôn luôn là hợp đồng thực tế, nghĩa là hợp đồng này chỉ được có hiệu lực khi các bên th ực hiện hành vi chuyển giao cho nhau đối tượng vay m à họ đã thoả thuận. 1 .3. Phân loại Hợp đồng tín dụng có thể phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: 7 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.3.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ an toàn của khách vay hợp đồng tín dụng - Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng chấp thuận để khách h àng sử dụng số tiền của m ình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả và bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản của người vay hoặc người thứ ba theo sự đồng ý của người này. - Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản là sự thoả thuận bằng văn b ản giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng chấp thuận để khách hàng sử dụng số tiền của m ình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm của m ình đối với người đó mà không phải là tài sản b ảo đảm. 1.3.2. Căn cứ vào bản chất hợp đồng có thể chia thành Mặc d ù luật các tổ chức tín dụng không trực tiếo quy định cơ sở để phân đ ịnh, nhưng theo các quy đ ịnh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 th ì căn cứ vào chủ thể ký kết và mục đích của các chủ thể khi giao kết hợp đồng, hợp đồng tín dụng ngân hàng có thể tồn tại dưới hai h ình thức: + Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế: là hợp đồng tín dụng giao kết giữa tổ chức tín dụng và khách hàng là chủ thể kinh doanh nh ư: doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá th ể, người làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hộ gia đ ình…và việc giao kết hợp đồng tín dụng nhằm mục đích kinh doanh. +Hợp đồng tín dụng là hợp đồng dân sự: là những hợp đồng tín dụng được giao kết giữa tổ chức tín dụng với khách hàng mà không ph ải là chủ thể kinh doanh hoặc là chủ thể kinh doanh nhưng việc giao kết hợp đồng tín dụng không nhằm mục đích kinh doanh như: tiêu dùng, học tập… Việc phân loại như trên chỉ có ý nghĩa để xác định cơ sở pháp lý thích hợp cho việc giao kết hợp đồng và xác định thẩm quyền và thủ tục giải quyết các tranh chấp xảy ra từ quan hệ hợp đồng tín dụng. 1.3.3. Căn cứ vào thời hạn cho vay có thể chia thành 8 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: là những hợp đồng tín dụng mà th ời hạn cho vay dưới 12 tháng. + Hợp đồng tín dụng dài hạn: là những hợp đồng tín dụng có thời hạn cho vay từ 1 năm trở lên. 2 . Nội dung của hợp đồng tín dụng Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và không vi phạm điều cấm của pháp luật và nó không trái với đạo đức xã hội. Nội dung của h ợp đồng tín dụng phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc đồng thuận về ý chí; thoả mãn những điều kiện: - Các điều khoản của hợp đồng tín dụng phải do chính các bên so ạn thảo ra trên tinh thần tự nguyện, b ình đẳng và các bên cùng có lợi. - Các điều khoản của hợp đồng tín dụng phải phản ánh ý chí đích thực của các b ên giao kết và phải phù hợp với quy định của pháp luật. - Các điều khoản của hợp đồng tín dụng phải là kết quả của sự đồng ý giữa các b ên giao kết. Sự hoà hợp ý chí chung giữa các b ên ký kết là một trong những điều kiện căn bản để đảm bảo cho sự hữu hiệu của hợp đồng tín dụng. Trái lại, nếu bất k ỳ mộ t điều khoản n ào đó của hợp đồng tín dụng m à có b ằng cớ chứng minh rằng không có sự đồng thuận giữa các b ên lập ước thì đ iều khoản đó có thể bị coi là vô h iệu. Nội dung hợp đồng tín dụng bao gồm: 2 .1. Điều kiện vay - Ph ải là tổ chức có tư cách pháp nhân, m ở tài khoản tại tổ chức tín dụng cho vay, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động và quản lý theo đúng quy định của cơ quan có th ẩm quyền và pháp lu ật của Nhà nước. - Sản xuất kinh doanh phải có lãi và chấp h ành nghiêm chỉnh các chính sách của nh à nước. - Có đủ vốn tự có theo mức quy định, vốn vay chỉ để bổ sung vào tổng mức vốn lưu động cần thiết. 9 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Ch ấp nhận và thực thi mọi quy định trong thể lệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng cho vay vốn. 2 .2. Mục đích sử dụng vốn vay Các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì; sản xuất mặt h àng nào vào h ợp đồng tín dụng. Việc thoả thuận điều khoản này trong hợp đồng tín dụng được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tuỳ tiện vào các mục đích phiêu lưu, m ạo hiểm. Để bảo đảm lợi ích của cả hai b ên và đ ảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng một cách hiệu quả, các b ên có thể thoả thuận về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi. 2 .3. Phương thức thanh toán tiền vay Đây là điều kiện quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Do đó, các bên cần phải thoả thuận rõ ràng số tiền vay đ ược trả theo phương thức nào như: trả to àn bộ một lần, theo từng kỳ hạn hay hoàn trả dần… 2 .4. Điều khoản về đối tượng hợp đồng Trong điều khoản n ày các bên ph ải thoả thuận về số tiền vay, lãi su ất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn. 2 .5. Thời hạn vay Th ời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng b ắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong h ợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Các bên phải ghi rõ trong h ợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả sau. Nếu có thể gia h ạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước về khả năng n ày trong hợp đồng tín dụng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thoả thuận sau trong quá trình thực hiện h ợp đồng tín dụng. Kỳ hạn trả nợ là các kh oảng thời gian trong thời hạn cho vay đ ã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng ph ải trả một phần hoặc toàn bộ tiền vay cho tổ chức tín dụng. 2 .6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng 10 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đây là điều khoản mang tính chất thư ờng lệ, các b ên có quyền thoả thuận về b iện pháp giải quyết tranh chấp nào. Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoản n ày thì việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ đư ợc thực hiện theo quy định của pháp luật. 3 . Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tín dụng 3 .1. Hình thức Theo quy định tại Điều 51 luật các tổ chức tín dụng, mọi hợp đồng tín dụng đ ều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý. Sở dĩ pháp lu ật quy đ ịnh như vậy là vì nh ững ưu điểm sau đây của việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản: - Hợp đồng tín dụng được giao kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ th ể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. - Việc giao kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để cho n gười thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lý, an toàn trong trường hợp cần thiết. - Việc giao kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan có trách nhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn. Chẳng hạn như việc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động thương m ại của các chủ thể kinh doanh trên thương trường. 3 .2. Thời điểm có hiệu lực 3.2.1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng - Chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng có năng lực hành vi dân sự: Điều kiện n ày được quy định nhằm loại bỏ những giao dịch dân sự được xác lập bởi người không có hoặc bị hạn chế năng lực hành vi. Việc quy định điều kiện n ày ch ủ yếu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người không có khả n ăng nh ận thức và điều khiển hành vi của mình trước nguy cơ có th ể bị xâm hại bởi các bên đối ước. 11 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đối với chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng là cá nhân thì năng lực h ành vi d ân sự của chủ thể này được hiểu là kh ả năng của cá nhân bằng hành vi của m ình thực hiện các quyền và ngh ĩa vụ dân sự. Đối với chủ thể của hợp đồng tín dụng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì năng lực hành vi dân sự của những chủ thể n ày được hiểu là khả năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý thông qua người đại diện hợp pháp cho các chủ thể đó. - Mục đích và nội dung của hợp đồng tín dụng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đ ạo đức xã hội. Với điều kiện này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chung và trật tự công cộng, tránh sự xâm hại của các b ên tham gia hợp đồng chỉ vì lợi ích riêng của họ. Nội dung của hợp đồng tín dụng được coi là hợp pháp khi các điều khoản của hợp đồng tín dụng không vi phạm các điều cấm m à pháp lu ật đ ã quy định hoặc không trái với quy tắc và giá trị đạo đức đã đ ược xã hội thừa nhận. - Có sự đồng thuận ý chí giữa các b ên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đ ẳng, tự do: một hợp đồng tín dụng được coi là không có sự đồng thuận khi sự thoả thuận đó giữa các bên b ị các khiếm khuyết như sự nhầm lẫn, sự lừa dối, lừa gạt…khi giao kết hợp đồng. Nhưng các khiếm khuyết này ph ải có ảnh hưởng mang tính quyết định đến ý chí giao kết hợp đồng của các b ên thì mới đ ược coi là sự kiện pháp lý làm cho hợp đồng tín dụng vô hiệu. - Hình thức của hợp đồng tín dụng phù hợp với các quy định của pháp luật n gân hàng: Điều kiện này được quy định trong các văn bản pháp luật về ngân hàng nhằm mục đích ngăn ngừa các rủi ro tín dụng và bảo đảm an to àn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, h ợp đồng tín dụng phải đư ợc giao kết bằng văn bản th ì mới có hiệu lực pháp lý ràng buộc giữa các b ên. Về nguyên tắc khi khoản vay được bảo đảm bằng tài sản th ì hợp đồng bảo đ ảm phải được ký, có hiệu lực trước hoặc cùng với ngày ký h ợp đồng tín dụng. Trường hợp hợp đồng tín dụng được ký trư ớc hợp đồng bảo đảm thì vốn vay được giải ngân sau khi hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực. Nhưng nhiều hợp đồng tín dụng đ ã đ ược ngân hàng và khách hàng tho ả thuận “hợp đồng tín dụng n ày có hiệu lực kể 12 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp từ ngày ký hợp đồng bảo đảm hoặc kể từ ngày h ợp đồng bảo đảm được đăng ký giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm thực chất là hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, theo đó bên bảo đảm với bên nh ận bảo đảm về việc dùng b ảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do vậy, các cán bộ tín dụng hiểu rằng nếu các b ên đ ã thoả thuận giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụ b ảo đảm, thì giao dịch bảo đảm bị vô hiệu sẽ dẫn đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu. Nếu không thoả thuận ngày có hiệu lực của hợp đồng tín dụng sau hoặc cùng với ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm thì các bên ch ỉ còn lựa chọn ngày có hiệu lực của hợp đồng tín dụng trước ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm. Sự thoả thuận này không an toàn cho ngân hàng thu hồi vốn vì sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực và vốn vay được giải ngân, khách hàng có thể thay đổi ý định, không dùng tài sản đ ể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ nữa hoặc hợp đồng bảo đảm không đăng ký được tại cơ quan đăng ký giao d ịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng luôn được coi là n guồn thu nợ quan trọng đối với ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ đến h ạn. 3.2.2. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng Th ời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng là điểm mốc thời gian m à kể từ lúc đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các b ên tham gia hợp đồng tín dụng b ắt đầu phát sinh. Trên th ực tế, pháp luật của từng nước có những quy định rất khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Việc chuyển giao tiền vay (giải ngân) là m ột nghĩa vụ hợp đồng của bên cho vay và nếu họ không thực h iện đúng nghĩa vụ n ày thì về nguyên tắc họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc vi phạm hợp đồng tín dụng. 3.2.3. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng và các hậu quả pháp lý của sự vô hiệu Một giao dịch hợp đồng tín dụng sẽ đương nhiên vô hiệu hoặc có thể bị coi là vô hiệu khi giao dịch đó không thoả mãn đ ầy đủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định. Do việc vi phạm các điều kiện có hiệu lực có thể phương h ại 13 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đ ến lợi ích chung của xã hội hoặc lợi ích riêng của các b ên giao dịch n ên sự tuyên bố hợp đồng tín dụng vô hiệu cũng cần phải được cân nhắc. - Hợp đồng tín dụng vô hiệu toàn bộ: Hợp đồng tín dụng đư ợc các b ên ký kết nhưng mục đích, nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, hoặc hợp đồng tín dụng được xác lập một cách giả tạo để che dấu một giao dịch khác. Hợp đồng bị vô hiệu, các bên không có cơ hội khắc phục các thiếu sót để làm cho hợp đồng tín dụng có hiệu lực trở lại. - Hoặc hợp đồng tín dụng vô hiệu một phần: những hợp đồng tín dụng được các bên ký kết chỉ vi ph ạm các điều kiện thủ tục như: thiếu dấu của pháp nhân, không ghi đầy đủ các yếu tố liên quan đ ến tư cách của các bên; hình thức của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật…Trong trường hợp này các bên có th ể khắc phục những nguyên nhân làm cho hợp đồng tín dụng vô hiệu; để trên cơ sở đó khiến cho hợp đồng tín dụng có hiệu lực trở lại. Nếu quá thời hạn cho phép m à các bên không kh ắc phục được những nguyên nhân làm cho h ợp đồng vô hiệu thì b ên có quyền lợi bị xâm hại có quyền yêu cầu to à án tuyên bố hợp đồng tín dụng vô h iệu. Hậu quả pháp lý do hợp đồng tín dụng vô hiệu: - Không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên ngay từ thời đ iểm giao kết. - Các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trư ớc khi ký kết hợp đồng tín dụng. Sau khi hợp đồng tín dụng bị vô hiệu thì các bên phải tự thu xếp hoàn trả lại cho nhau tất cả những gì đ ã nh ận, đúng như tình trạng ban đầu khi hợp đồng tín dụng chưa được ký kết. 4 . Hợp đồng tín dụng ngoại tệ - Hợp đồng tín dụng ngoại tệ là hợp đồng được ký kết giữa một bên là ngân h àng ngoại thương với khách hàng là cá nhân, tổ chức n ước ngoài. Ho ạt động cấp tín dụng ngoại tệ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề vốn trong hoạt động sản xuất- kinh doanh với các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Việc giao kết hợp 14 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đồng tín dụng ngoại tệ nhằm bù đắp, bổ sung phần vốn ngoại tệ tự có trong sản xuất- kinh doanh. - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nhận cho vay ngoại tệ đối với các doanh n ghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế; các doanh nghiệp đư ợc thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam …Để được ngân hàng ngo ại thương cho vay vốn ngoại tệ, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: + Phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định theo quy định của nh à nước và được cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh. + Phải chấp nhận các nguyên tắc cho vay của ngân hàng ngoại thương. Ngoài ra còn phải chấp h ành đầy đủ các chính sách của nh à nước về quản lý ngoại thương và quản lý ngoại hối. - Ngân hàng ngoại thương cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ để sử dụng vào mục đích: + Nh ập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các d ịch vụ liên quan. + Nhập khẩu hàng hoá đ ể tạo vốn, thu mua hàng hoá xuất khẩu. + Chi trả chi phí về vận tải, bảo hiểm và các d ịch vụ khác. + Thanh toán nợ vay tín dụng thương m ại của các doanh nghiệp đ ã được ngân h àng ngoại thương cấp bảo lãnh nhưng doanh nghiệp chưa có ho ặc chưa đủ tiền để thanh toán cho nước ngoài. - Mỗi lần vay vốn, bên xin vay cùng ngân hàng ngoại thương ký kết hợp đồng tín dụng ngoại tệ theo các điều khoản đã được hai b ên thống nhất. Trình tự ký kết h ợp đồng tín dụng ngoại tệ thực hiện theo chế định ký kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng tín dụng ngoại tệ thường bao gồm các nội dung sau: ngày, tháng, năm ký kết; căn cứ ký kết, lần cho vay, bên đi vay; đối tượng hợp đồng, mục đích sử dụng vốn vay; thời hạn trả nợ; …Theo hợp đồng, doanh nghiệp có thể trả nợ vay trước hạn; n ếu doanh nghiệp không có ngoại tệ để trả, ngân hàng cho vay có th ể thu nợ bằng đồng Việt Nam tương đương theo giá bán ngoại tệ và thực hiện hạch toán thông qua tài khoản mua bán ngoại tệ. 15 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp II. Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 1 . Giao kết hợp đồng tín dụng Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ- pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định. 1 .1. Nguyên tắc giao kết 1.1.1. Hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng dân sự nên các bên khi giao kết phải tuân thủ các nguyên tắc sau a. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Theo nguyên tắc n ày, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết, nếu họ muốn m à không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết do pháp luật quy định. Nhưng tự do của mỗi chủ thể phải “không trái với pháp luật, đạo đức xã hội”. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi chủ thể vừa có quyền “tự do giao kết h ợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, đạo đức xã hội. b. Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Khi các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết hợp đồng, thì ý chí tự nguyện của các bên m ới thực sự bảo đảm; những hợp đồng được giao kết thiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của các b ên sẽ không được pháp lu ật thừa nhận. Tất cả các hợp đồng đư ợc giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đe doạ đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết; vì thế nó bị vô hiệu. 1.1.2. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế n ên các bên khi giao kết phải tuân thủ các nguyên tắc sau a. Nguyên tắc tự nguyện. Hợp đồng là sự thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia quan h ệ h ợp đồng, do đó việc giao kết hợp đồng kinh tế phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Điều đó có nghĩa là các bên tham gia quan h ệ hợp đồng có quyền tự do bày tỏ ý chí của m ình. Việc bày tỏ ý chí đó là tự nguyện chứ không phải do sự áp đặt 16 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cưỡng bức của bất kỳ tỏ chức, cá nhân n ào. Quan h ệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành và có giá trị nếu các b ên thống nhất ý chí với nhau một cách tự nguyện. Trong cơ chế thị trường việc giao kết hợp đồng là nhu cầu của chính người kinh doanh. Do đó, pháp lu ật đ ã ghi nhận nguyên tắc tự nguyện trong việc giao kết hợp đồng kinh tế và là quyền của người kinh doanh- đó là nguyên tắc tự do hợp đồng. Người kinh doanh có quyền tự do lựa chọn bạn h àng, tự do thoả thuận nội dung hợp đồng, tự do về việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. b. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Điều n ày thể hiện ở chỗ khi đàm phán để giao hợp đồng các b ên đều có quyền đ ưa ra nh ững yêu cầu của mình và đ ều có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia mà không bên nào có quyền ép buộc b ên nào. Trong quan h ệ hợp đồng kinh tế quyền và ngh ĩa vụ của các chủ thể phải tương xứng với nhau. Bên nào cũng có quyền và có nghĩa vụ, đều phải chịu trách nhiệm với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ của mình. c. Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản. Khi tham gia quan hệ hợp đồng các bên ph ải trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản với nhau. Các b ên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ n gười khác bảo lãnh b ằng tài sản để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc n ày có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan h ệ hợp đồng. d. Nguyên tắc không trái pháp luật. Các điều khoản m à các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận phù h ợp với pháp luật. Nếu các bên thoả thuận trái pháp luật th ì nh ững thoả thuận đó sẽ không có giá trị (vô hiệu). Khi ký kết hợp đồng phải căn cứ vào chức năng hoạt động kinh tế của mình và tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của b ên cùng ký, n ếu không hợp đồng của các bên ký kết sẽ vô hiệu. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh doanh, buộc các chủ thể kinh doanh chỉ được phép hoạt động trong phạm vi đăng ký kinh doanh. 17 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.3. Hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng đặc biệt Do chủ thể tham gia giao kết cũng như đối tượng của hợp đồng có khác biệt so với các loại hợp đồng khác n ên khi giao kết các b ên tuân theo nguyên tắc riêng như sau: - Nguyên tắc tự do: Thể hiện là tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết đ ịnh trong cho vay của m ình; không một tổ chức, cá nhân n ào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng. Còn đối với khách hàng vay có quyền vay của bất kỳ tổ chức tín dụng nào, có th ể ký kết với một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, được vay theo thể thức nào cũng được theo luật định. - Nguyên tắc vốn vay phải luôn đư ợc giá trị vật tư, hàng hoá tương đương làm b ảo đảm: Cơ sở của nguyên tắc n ày biểu hiện ở chỗ; yêu cầu của quy luật lưu thông và trong phạm vi của cả nền kinh tế hay trong từng thời điểm cụ thể, khối lượng tiền tệ trong lưu thông phải tương ứng với giá trị khối lư ợng hàng hoá trong lưu thông. Ngh ĩa là khi cho một tổ chức kinh tế vay vốn, ngân hàng đ ã đưa một khối lượng tiền tệ nhất định vào lưu thông; vì vậy, phải có một khối lượng giá trị vật tư, hàng hoá tương đương làm đảm bảo. Nguyên tắc n ày đòi hỏi khi vay vốn ngânhàng, ph ải có một khối lư ợng vật tư tương đương thuộc sở hữu của mình để làm đ ảm bảo cho vốn vay. - Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: Vốn vay ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp là nh ằm đáp ứng nhu cầu sản xuất- kinh doanh. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp phải gắn với mục đích kinh doanh- sản xuất. Để được vay vốn b ên đi vay ph ải giải trình với ngân hàng về mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất- kinh doanh. Thực hiện nội dung của nguyên tắc này, ngân hàng và bên đi vay tiến h ành hoạt động của mình được b ình thường, tránh tình trạng đầu tư sai m ục đích, th ất thoát và lãng phí vốn. 1 .2. Trình tự giao kết hợp đồng tín dụng 18 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trình tự ký kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể b ày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau làm xác lập những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Thực chất đó là quá trình mà hai b ên thoả thuận về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng. 1.2.1. Đề nghị giao kết Để thiết lập một quan h ệ hợp đồng bao giờ cũng phải có một bên đưa ra lời đ ề nghị hợp đồng và bên kia ch ấp nhận lời đề nghị hợp đồng đó, tức là có sự thống nhất ý chí của các bên. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chí của mình trư ớc ngư ời khác bằng cách tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng. Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là việc khách h àng biểu hiện ý chí của m ình trước tổ chức tín dụng nơi m ình muốn ký kết (nơi mà m ình muốn vay vốn) bằng cách tỏ cho tổ chức tín dụng biết ý muốn tham gia giao kết một hợp đồng tín dụng. Để bảo đảm quyền lợi của các bên và đ ể h ợp đồng thực hiện tốt thì các bên đ ưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng. Việc đề nghị giao kết hợp đồng đ ược thực hiện bằng cách trao đổi, thoả thuận trực tiếp với nhau. Các b ên trực tiếp bàn bạc thoả thuận xác định các đ iều khoản của hợp đồng, điều kiện của các bên. Nếu các bên thống nhất được với nhau thì cùng nhau làm văn bản hợp đồng và cùng ký vào văn b ản hợp đồng. Quan h ệ hợp đồng tín dụng hình thành kể từ thời điểm các bên ký vào văn b ản và nó sẽ có giá trị nếu nó bảo đảm các điều kiện m à pháp lu ật yêu cầu. Lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã có tính chất ràng buộc đối với người đề n ghị. Như vậy, đ ề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là hành vi pháp lý do một bên thực hiện dư ới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thể hiện ý chí mong mu ốn được giao kết hợp đồng tín dụng. 1.2.2. Hồ sơ vay vốn Để được vay vốn bên đi vay phải gửi đến tổ chức tín dụng phục vụ mình các kế hoạch vay vốn, các hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình xin vay vốn. Theo khoản 1 - điều 55- lu ật tổ chức tín dụng, hồ sơ tín dụng gồm: 19 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
  20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Hợp đồng tín dụng và tài liệu ghi rõ mục đích sử dụng vốn, căn cứ pháp lý về tài sản bảo đảm (nếu có). - Báo cáo th ực trạng tài chính của khách hàng, của người bảo lãnh. - Quyết định cấp tín dụng có chữ ký của người có thẩm quyền; trong trường h ợp quyết định tập thể, phải có biên bản, ghi rõ quyết định đ ược thông qua. - Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến hợp đồng tín dụng. Theo Điều 14- quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân h àng Nhà nư ớc về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thì : - Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy đ ịnh tại đ iều 7 quy chế n ày. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách h àng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, lo ại cho vay v à khoản vay. 1.2.3. Thẩm định hồ sơ tín dụng Hồ sơ tín dụng tốt phải đảm bảo các yếu tố sau: Các thông tin cơ b ản về doanh nghiệp xin vay; thông tin tài chính hiện tại; lịch sử tài chính; thông tin về mục đích vay vốn; thoả thuận hoàn trả khoản vay; các dự toán về hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai và vốn hoạt động; các thông tin cụ thể về giao dịch tín dụng với doanh nghiệp; bản sao của mọi quan hệ có liên quan đến doanh nghiệp xin vay. Hồ sơ tín dụng không chỉ giúp cán bộ tín dụng làm việc tốt hơn mà còn cho phép các cán bộ khác chưa quen với khoản vay, có thể tiếp nhận và xử lý khoản vay đó. Đây cũng là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ cho người kiểm soát ngân hàng và kiểm toán viên trong việc ra quyết định về khả năng chấp thuận khoản vay. 20 Bùi Thị Nga Lớp Luật kinh doanh 4 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2