intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản

Chia sẻ: Dinhhai Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

76
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có nội dung trình bày: Chế độ trợ cấp thai sản trên thế giới, chế độ trợ cấp thai sản của Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện trợ cấp thai sản hiện hành và giải pháp. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẢO HIỂM KINH TẾ    Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản Lớp tín chỉ: An sinh xã hội_8 Sinh viên thực hiện: …………………..     Hà Nội, Năm 2016
  2. Mục Lục
  3. 3
  4. LỜI MỞ ĐẦU      Chế độ trợ cấp thai sản có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách BHXH và  là một chế độ không thể thiếu đối với người lao động không chỉ bởi tính nhân văn,   nhân đạo sâu sắc mà còn bởi chính tỉnh chất nội tại của nó là sản xuất ra sức lao  động xă hội. BHXH đã được Liên hợp Quốc thừa nhận và coi đó là một trong những   quyền lợi cơ  bản của con người. Do đó, BHXH cần phải được thực hiện đối với   mọi người lao động. Trong những điều kiện khác nhau của đất nước, chính sách   BHXH cũng có sự  thay đối góp phần to lớn giúp cho người lao động  ổn định cuộc  sống khi họ gặp phải những sự kiện bảo hi ểm. Trong những năm qua, chế  độ  thai   sản đã bảo vệ cho hàng vạn lao động nữ và hàng vạn trẻ em. Với sự phát triển của  nền kinh tế thị trường cũng như sự phát triển và tiến bộ xã. Chế độ thai sản đã góp  phần giảm bớt những gánh nặng cho người lao động đặc biệt là lao động nữ  trong   xã hội. I. Chế độ trợ cấp thai sản trên thế giới  1. Châu Âu:      Châu Âu được xem là như là châu lục có chế độ an sinh xã hội cao nhất thế giới.   Đặc biệt chế độ trợ  cấp sinh đẻ  ở  khu vực Châu Âu rất cao. Trong bối cảnh Châu   Âu ngày càng già hóa  dân số và tình trạng sinh đẻ giảm mạnh thì các nước Châu Âu  khuyến khích các mẹ sinh em bé và có những chính sách phúc lợi trợ cấp thai sản rất  tốt. Các nước Châu Âu như  Iceland, Thụy Điển, Pháp,...được coi là “thiên đường”  của những người sắp làm cha mẹ bởi chế độ ưu đãi rất tuyệt vời. 1.1. Đức 4
  5.      Nước Đức là một trong số những nước có trợ cấp thai sản cao nhất thế giới. Phụ  nữ mang thai ở Đức được hưởng nhiều quyền lợi và những ưu tiên đặc biết như: Bà bầu ở Đức không bị mất việc: Các công ty, xí nghiệp không được phép sa  thải lao động nữ khi đang có bầu dù có đang trả qua thời kỳ suy thoái kinh tế. Khám thai bằng bảo hiểm y tế rất tốt       Có thể nói chế độ  bảo hiểm xã hội của Đức là một trong những nước có chất   lượng nhất châu Âu. Tất cả những người có giấy tờ  hợp pháp sống trên đất nước   Đức đều bắt buộc phải có bảo hiểm xã hội. Ngay khi vào làm việc ở xí nghiệp thì   người lao động đã được đóng bảo hiểm xã hội. Do vây, chi phí mỗi lần khám thai   hay kiểm tra thai kỳ  qua các gia đoạn của các bà mẹ  đều do bảo hiểm chi trả.  Ở  Đức, vào bệnh viện ai cũng được đối xử như ai, không tốt hơn mà cũng chẳng kém  hơn, không bị phân biệt đối xử  người nước ngoài hay người Đức. Có một điều dễ  nhận thấy một điều là dù các bà mẹ có đẻ rơi ở bất kỳ bệnh viện nào thì bà mẹ  và  con của bạn cũng vẫn được chăm sóc kỹ lưỡng và nhiệt tình.       Năm 2014, Chính  phủ  Đức đã thanh toán 53,7 tỉ Euro trợ  cấp nuôi con, chiếm  73% tổng ngân sách dành cho gia đình.      Người Đức cho rằng, 3 năm đầu của trẻ rất cần có cha mẹ bầu bạn nên các bậc  phụ huynh cần dành nhiều thời gian để ở bên cạnh trẻ. Vì thế, trước khi trẻ 3 tuổi,   cha mẹ đều có thể nghỉ thai sản. Nghỉ thai sản của nước Đức được chia thành nghỉ  sinh con của người mẹ và nghỉ nuôi con của cả cha lẫn mẹ, thời gian nghỉ dài nhất   đến khi bé tròn 3 tuổi. Trong đó, có 1 năm là nghỉ phép có lương.      Người mẹ nghỉ thai sản tổng cộng khoảng 14 tuần: trước khi sinh 6 tu ần và sau  khi sinh 8 tuần. 6 tuần trước khi sinh, trừ khi thai ph ụ đồng ý, nhà tuyển dụng không  thể yêu cầu họ làm việc. 8 tuần sau sinh, cho dù sản phụ có muốn làm việc đi chăng   nữa cũng vẫn phải nghỉ   ở  nhà. Trong trường hợp sinh sớm hoặc đa thai, thời gian   nghỉ đẻ có thể kéo dài đến 12 tuần. 5
  6.      Từ khi đứa trẻ sinh ra đến khi 3 tuổi, cha mẹ bé đều có thể xin nghỉ ở nhà chăm   con và hưởng 65% ­ 67% thu nhập bình quân trước khi nghỉ, trợ cấp trung bình mỗi  tháng từ 300 Euro – 1800 Euro ( khoảng 6,8 triệu VND – 41 triệu VND). 1.2. Phần Lan      Phần Lan được ngợi khen như vậy là bởi đất nước này có chế độ phúc lợi xã hội   cao, mức sống của người dân cũng  ở  mức cao và được đảm bảo chế  độ  chăm sóc  sức khỏe toàn diện. Phần Lan được xem là một đất nước tuyệt vời để  sinh đẻ  và  nuôi dạy con với những điều kiện của chế  độ  thai sản đặc biệt. Nhằm kích thích   sinh sản và cải thiện nền dân số già của mình, Phần Lan đưa ra rất nhiều chính sách   để giúp đỡ cho những cặp vợ chồng muốn có con.       Thời gian nghỉ phép có lương của các bậc cha mẹ   ở  Phần Lan kéo dài đến 18   tuần cho người mẹ và 9 tuần cho người bố. Bên cạnh đó họ còn có khoảng 26 tuần   nghỉ chung trong khi vẫn hưởng đến 70­90% tiền lương.      Chính sách hỗ trợ của Phần Lan cũng bao gồm chính sách trợ cấp nuôi con. Theo  đó trợ  cấp dành cho một đứa trẻ  mới sinh trong mỗi gia  đình là 100 euro/tháng  (khoảng 2,6 triệu VND), từ đứa thứ  3 là 141 euro/tháng (khoảng 3,7 triệu VND) và  từ đứa thứ năm sẽ là 182 euro/tháng (tương đương 4,7 triệu VND). Khoản tiền này   có thể  được cung cấp cho đến khi đứa trẻ  17 tuổi. Ngoài ra, mỗi khi một đứa trẻ  được chào đời, chính phủ  sẽ  tặng cho mỗi bà mẹ  một chiếc hộp dụng cụ với đầy   đủ  các đồ  dùng cần thiết cho việc chăm sóc một đứa trẻ: đồ  trẻ  em, túi ngủ, đồ  dùng ngoài trời, sản phẩm tắm cho em bé, tã lót và đệm. Hộp quà này hoàn toàn  miễn phí và được áp dụng với tất cả  mọi người không kể  giàu nghèo. Chính vì   những lý do này mà Phần Lan được bầu chọn là đất nước lý tưởng nhất cho các bà  mẹ. 6
  7. 1.3. Thụy Điển      Thụy Điển là thiên đường để trở thành cha mẹ, và tất nhiên cũng là thiên đường   cho những đứa trẻ. Tại đất nước này, thời gian nghỉ thai sản có thể kéo dài đến vài  năm và được chia cho cả  bố  và mẹ. Các cặp vợ  chồng có con dưới 8 tuổi cũng có   quyền làm việc bán thời gian và tiếp tục công việc cũ.      Chính phủ cho phép một cặp vợ chồng được nghỉ tổng cộng là 480 ngày, được   hưởng 80% thu nhập và thời gian hết sức linh hoạt khi sinh con.       Ví dụ, một người phụ  nữ  có thu nhập khoảng 39.000 USD/năm sẽ  được nhận   2.500 USD/tháng cho 6,5 tháng; cô  ấy cũng có thể lựa chọn nhận 1 nửa số tiền trợ  cấp trên và kéo dài thời gian nghỉ đến 13 tháng hoặc nghỉ dài hơn với mức trợ  cấp   thấp hơn.      Năm 1974, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới thay thế “nghỉ thai sản”   bằng “nghỉ cho bố mẹ” với thời gian ngh ỉ thai sản dành cho cả cha và mẹ Trong bối   cảnh trách nhiệm nghỉ việc chăm sóc con cái không còn chỉ dành cho phụ nữ, nhưng   quy định mới đã không làm thay đổi đột ngột vai trò về giới trong việc chăm sóc con   nhỏ. Người mẹ tiếp tục chiếm đa số  trong nghỉ thai sản và chỉ  một số rất ít người  cha nghỉ chế độ này.      Để thay đổi, chính phủ đã đưa ra một chương trình gọi là “cô­ta dành cho bố” vào   năm 1995. Các ông bố  được 30 ngày nghỉ  để  khuyến khích họ   ở  nhà chăm con và  nếu không sử dụng ngày nghỉ họ sẽ không nhận được trợ cấp nghỉ thai sản.      Việc áp dụng “cô­ta” này đã có ảnh hưởng rộng rãi, tỷ lệ các ông bố sử dụng chế  độ nghỉ thai sản tăng từ 44% lên 77%. Luật đã có tác động rất lớn đối với các ông bố  có thu nhập thấp và những người có con sinh ở nước ngoài. Các ông bố tăng cường  sử  dụng thời gian nghỉ thai sản theo quy định mới vì ý nghĩa của Luật là “hoặc sử  dụng hoặc lãng phí quyền lợi của mình”. 7
  8.         Năm 2002, “cô­ta” này tăng đến 60 ngày cũng khiến cho số  lượng các ông bố  hưởng chế  độ  tăng nhẹ, tuy không biến chuyển mạnh mẽ  như  tác động của Luật   năm 1995. Đến tháng 01/2016, “cô­ta” này được tăng lên 90 ngày. 1.4. Na Uy      Na Uy là một trong những nước có chế độ thai sản cao nhất trong khu vực Châu   Âu. Chế độ chăm sóc trước và sau sinh tại Na Uy là hoàn toàn miễn phí, được hỗ trợ  bởi hệ  thống y tế  công. Điều đó có nghĩa là bà mẹ  tương lai phải trả  chính xác 0  đồng cho các chi phí y tế, các buổi khám chữa bệnh, nằm viện… trong và sau khi   mang thai của họ.      Gia đình bà bầu được chính phủ  Na Uy thanh toán mọi chi phí  trong và sau khi   mang thai, không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan, mà hơn nữa, chính phủ sẽ trả  tiền vì bạn đã có con.      Mọi bà mẹ sẽ nhận được một khoản trợ cấp khoảng 6.000 USD vào tháng thứ 6   của thai kỳ để trang trải cho việc mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón em bé chào đời. Khi  em bé ở trong tháng tuổi thứ 13 đến 23, nếu chưa được gửi đi nhà trẻ, người mẹ sẽ  được nhận hỗ trợ gần 1.000 USD trong tối đa 10 tháng, cho tới khi bé đi nhà trẻ. Bên   cạnh đó, mỗi tháng kể từ khi con sinh ra, chính phủ cũng sẽ trợ cấp một khoản tiền   nhỏ (khoảng 150 USD) cho tới khi trẻ được 18 tuổi. Các mức hỗ trợ này được xem  xét tăng lên cứ 4­5 năm một lần.       Sau khi em bé được sinh ra, toàn bộ  các chi phí khám chữa bệnh, kiểm tra sức  khoẻ thường niên, tiêm chủng, khám răng… đều hoàn toàn miễn phí. Thậm chí các   chi phí liên quan tới đi lại và chi phí dành cho người thân (chồng) khi  ở  cùng cũng  được bệnh viện chi trả hết. Thực tế là khi sinh con tại Na Uy, bệnh viện đã chi trả  hết các chi phí đi lại và ăn cho người thân sản phụ  trong thời gian 4 ngày tôi nằm   viện. 8
  9.      Về quyền lợi thai sản của bố mẹ, Na Uy có một chế độ rất hào phóng. Bạn có  thể lựa chọn giữa việc nghỉ 49 tuần với 100% lương hoặc 59 tu ần với 80% l ương   mỗi tháng với điều kiện bạn đi làm và có hợp đồng lao động ít nhất 6 tháng trước   khi sinh em bé. Đặc biệt, chế độ này được áp dụng với cả cha và mẹ sau khi có sự  xuất hiện của một thành viên mới chứ  không chỉ riêng với mẹ  như  rất nhiều quốc   gia khác. 2. Châu Á:  2.1. Nhật Bản        Nhật Bản là một trong những nước được coi là “thiên đường sinh con” trên thế  giới. Vì tỉ lệ sinh ở đất nước mặt trời mọc là đang ở mức đáng báo động (tức số trẻ  sinh ra không đủ  thay thế  thế  hệ  cũ) nên chính quyền Nhật Bản đã nghĩ đến việc  tăng quyền lợi thai sản để thúc đẩy tỷ lệ  sinh. Các mẹ  chỉ việc ăn ngon, nghỉ ngơi   cho thật tốt, chỉ chờ đến ngày sinh con và các chi phí trong quá trình sinh con sẽ do   chính phủ  chịu trách nhiệm, có vài trường hợp sau khi sinh con xong các mẹ  còn  được nhận một ít tiền hay còn gọi là tiền mừng. Tại Nhật việc sinh con được sự hỗ  trợ  rất tốt từ  phía chính phủ, từ  lúc sinh con cho đến lúc con cái bạn trưởng thành   (học hết trung học) đều nhận được chi phí nuôi dưỡng con cái.          Chế  độ  này không chỉ  dành riêng cho người Nhật mà người nước ngoài cũng  được hưởng chế  độ  này. Hiện nay số  lượng người nước ngoài đang sinh sống tại  Nhật khá đông, vì các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, dịch vụ của Nhật rất tốt nên một   số  gia đình quyết định sinh con tại Nhật. Khi sống tại Nh ật , những ng ười có thẻ  bảo hiểm sức khỏe thì bất cứ ai khi sinh con cũng được nhà nước cho 42man yên.      Tại Nhật tỉ lệ tử vong thai nhi là thấp nhất trên thế giới. Vì vậy, khi sinh con ở  Nhật thật sự rất an toàn cho cả  mẹ  và em bé. Các loại chi phí như  phí đẻ  thường ,  phí nằm viện và tổng tiền các chi phí này là khoảng 42 man yên  (số tiền này sẽ thay  đổi tùy theo số  ngày nằm viện hoặc sử  dụng các dịch vụ  khác mà số  tiền này sẽ  9
  10. khác nhau ). Sau khi trừ đi số tiền đã dùng trong quá trình điều dưỡng tại bênh viện  nếu không vượt quá 42 man thì số tiền còn lại sẽ được gửi đến bạn theo cách thức   được chuyển tiền vào sổ  ngân hàng của bạn . Số  tiền này bạn tự  do sử  dụng.   Trường hợp đẻ  khó tổng các chi phí là 150 man. Trường hợp này phía bảo hiểm sẽ  hỗ trợ chi phí với tỉ lệ là 2/3, còn 1/3 là 50 man yên các bạn sẽ trả. Tuy nhiên được  hưởng khấu trừ tiền điều trị cao và tiền thăm viện  nên sau đó các bạn sẽ nhận được  lại 5 man. Vì vậy số tiền mà các bạn phải chi trả chỉ có 45 man yên trong tổng chi  phí 150 man yên.      Trên thế giới chỉ có nhật bản mới hỗ trợ cho các sản phụ những chế độ như thế  này vì thực tế  các ca đẻ  khó số  tiền phải trả  thật sự  rất cao,. Đây cũng là 1 trong   những chương trình khuyến khích sinh con tại Nhật để  tăng dân số. Có thể  nói tại  Nhật các chi phí sinh đẻ  hầu như  không cần quá lo lắng. Trong trường hợp sinh 3,  nhà nước sẽ  hỗ  trợ  thêm tiên mua sữa và tã em bé. Không những vậy sau khi sinh   con, hàng tháng còn được nhà nước hỗ  trợ  số  tiền lên đến 1man 5sen cho đến khi   học hết trung học. Đối với các trường hợp đẻ  quá khó và phải mất nhiều chi phí   trong quá trình sinh nở hàng tháng sẽ được chính phủ hoàn lại  một phần tiền.      Nhiều phụ nữ lo lắng nếu như có con sẽ phải nghĩ việc, sau khi nghỉ sinh con thì   không thể quay trở lại làm việc. Vấn đề này không nên quá lo, tại các công ty Nhật   hiện nay đều có qui định cho phụ nữ nghỉ ngơi, chăm sóc con trong vòng  1 năm sau  đó có thể  quay lại làm việc bình thường. Theo như  chính sách mới, nhằm hỗ  trợ  cũng như nâng cao giá trị của người phụ nữ trong xã hội, các công ty đều có các chế  độ  riêng cho phụ  nữ  có con như  làm việc từ   9:30  đến  16giờ, hoặc hàng tháng có  ngày nghỉ  riêng cho bố  và mẹ, để  gia đình có thời gian sum họp bên nhau. Thêm 1  điểm mà các mẹ cần chú ý, đó chính là trước khi sinh con  42 ngày và sau khi sinh 56  ngày các mẹ  phải xin phép nghỉ  làm. Thời gian này là nghỉ  không lương  ở  công ty  ( nếu có nhận lương từ  công ty thì dù chỉ  1 man thì cũng không được hưởng bảo   hiểm). Tuy nhiên sẽ nhận được từ bảo hiểm sức khoẻ là 2/3 số lương. 10
  11.      Ngoài ra, có các trường hợp mà chúng ta không biết ví dụ như khi bị sảy thai và  các tình trạng do mang thai gây ra cũng sẽ  được hưởng  2/3 số  lương từ  bảo hiểm  sức khoẻ. Tiền này gọi là tiền hỗ trợ thương tật ( tuy nhiên cần xin phép nghỉ làm và  không nhận lương từ công ty thì mới được hưởng       Ngoài ra nếu các mẹ không thích sinh con tại Nhật do nhiều lý do khác nhau mà  muốn sinh con  ở nước khác. tuy nhiên trong thời gian mang thai cần khám thai định  kỳ ở bên Nhật sau đó xin bác sỹ chuyển về nước bạn muốn sinh, sau khi sinh mang   đầy đủ giấy tờ của con sang lại Nhật người mẹ vẫn có thể xin bảo hiểm nhận số  tiền trợ cấp sinh tại Nhật ( Khoảng 42 man ) tại khu vực mình đang sinh sống 2.2. Thái Lan      Để có thế hưởng chế độ trợ cấp thai sản ở Thái Lan thì những người đang mang  thai hoặc sinh đẻ  có tham gia BHXH phải có thời gian đóng góp trước khi sinh tối  thiểu là 7 tháng đóng góp trong 15 tháng trước khi sinh ( chỉ giới hạn trong 2 tuần   sinh). Với mức thời gian nghỉ là 3 tháng sẽ giúp người lao động nữ hoàn toàn lấy lại  sức khỏe sau khi sinh con, và chuẩn bị tốt tâm lý cho một giai đoạn mới. Lao động  nữ sẽ được hưởng mức trợ cấp là 50% lương trước khi nghỉ trong vòng 90 ngày cho   một lần sinh. Thực hiên trợ cấp một lần là 4000 bạt cho một lần sinh. 3. Châu Phi:      Dân số châu Phi ngày càng tăng và theo ước tính của Liên Hợp quốc, 40% dân số  thế giới sẽ sống  ở châu lục này vào năm 2050. Các nền kinh tế châu Phi cũng đang  tăng trưởng cùng với sự gia tăng của lực lượng lao động, tuy nhiên trong khi một số  quốc gia có xu hướng tăng thời gian nghỉ nuôi con, một số khác đang gặp khó khăn   để thực hiện điều luật này.       Là một trong các nền kinh tế  phát triển của khu vực, Kenya tự hào có một cơ  quan thực hiện luật lao động ấn tượng. Đa số  các luật về  lao động của Kenya đều   rất tốt, trong đó điều luật quy định lao động nữ được nghỉ thai sản ba tháng và không   11
  12. bị  mất quyền nghỉ  phép hàng năm có hiệu lực từ  năm 2007 để  phụ  nữ  có thể  cân   bằng các nhu cầu về công việc và gia đình.       Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ  Kenya cho biết thực tế không hoàn toàn như  vậy.   Rất nhiều công ty tư nhân ở Kenya có vấn đề trong thực hiện chế độ nghỉ thai sản.   Trong những công ty này, các quy định do người chủ  đưa ra. Hầu hết các công ty  không chỉ  không thực hiện chế  độ  nghỉ  thai sản ba tháng mà còn rất ít công ty trả  đầy đủ lương cho lao động nữ nghỉ chế độ.      Hiện các nước châu Phi đã bắt đầu quan tâm đến chế độ nghỉ nuôi con. Theo một  báo cáo của ILO, 82% trong số 50 nước châu Phi được nghiên cứu đã thực hiện tối  thiểu 12 tuần nghỉ thai sản. Nhiều nước gần đây đã tăng thời gian này và Nam Phi  cũng đang trong nỗ lực để tăng thời gian nghỉ thai sản dài hơn nữa. a. Nam Phi       Phụ  nữ  sinh nở  được nghỉ  4 tháng hưởng đến 60% thu nhập. Chế  độ  này hào   phóng hơn rất nhiều quốc gia Châu Phi khác đấy. Chị  em khi sinh nở   ở  đây còn bị  cấm làm việc trong ít nhất 6 tuần sau sinh. b. Tanzania      Phụ nữ ở quốc gia Đông Phi này chỉ được nghỉ hưởng lương đến 84 ngày mỗi 3   năm (100 ngày nếu sinh đôi­ hoặc sinh ba, tư), và họ có thể nghỉ thai sản đến 4 lần  trong khi đang làm việc cho cùng một doanh nghiệp. Người cha chỉ  được nghỉ  3  ngày.      Đến năm 2013, ít nhất 78 trên tổng số 167 quốc gia quy định hình thức nghỉ phép   nhất định dành cho các bậc làm cha khi con mình chào đời. Đó là một sự tiến bộ bởi   vào năm 1994, chế độ nghỉ thai sản dành cho nam giới chỉ tồn tại  ở 40 trên tổng số  141 quốc gia có số liệu.Chế độ thai sản dành cho các bậc làm cha được áp dụng phổ  biến nhất tại các nền kinh tế phát triển, châu Phi, Đông Âu và Trung Á. 4. Châu Mỹ: 12
  13.       Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có một chế độ thai sản ưu đãi và cũng  không phải quốc gia càng phát triển thì trợ cấp xã hội càng cao.     Khác với luật pháp về chế độ thai sản  ở các nước, mặc dù là nước công nghiệp   phát triển nhất thế giới nhưng Mỹ lại nằm trong số các quốc gia có chế độ kém hào   phóng nhất đối với bậc cha mẹ khi sinh em bé. Một người mới làm mẹ bỏ việc khi   sinh con không phải là chuyện bất thường ở Mỹ, các bà mẹ Mỹ chỉ có sáu tuần nghỉ  không lương để chăm con. Dù Mỹ vẫn còn chưa có luật liên bang cho phép nghỉ thai   sản có lương một số  bang đang giải quyết vấn đề  này, một luật mới  ở  New Jork   đảm bảo rằng những người mới làm mẹ có 12 tuần nghỉ được trả lương,  Califorlia  chi trả  55% của sáu tuần,  New Jersey  chi trả  67%,  Rhode Island  chi trả  bốn tuần.  Nếu sống ở một trong bốn bang đó các bà mẹ sẽ được bảo hộ và hội đủ  điều kiện  để  nghỉ  có lương nhưng nếu bạn sống  ở  những nơi khác  ở  Mỹ  thì phụ  thuộc vào   chủ  lao động có tự  nguyện cung cấp những phúc lợi đó hay không vì không có bất   kỳ  chương trình quốc gia nào cung cấp sự  thay thế  tiền lương. Mới đây bà Hillary  Clinton  ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ  ủng hộ  một chương trình quốc  gia cho phép những người mới làm mẹ  nghỉ  12 tuần thai sản có lương. Đây là sự  tiến bộ  so với luật Nghỉ  phép Gia đình và Y tế  năm 1993 của Mỹ  cho nhân viên   chính phủ  hoặc những người trong những công ty tư  nhân với 50 nhân viên được  nghỉ  phép không lương mà không mất việc làm. Nhưng những người chỉ  trích nói  rằng luật này chỉ bảo hộ 60% những người mới làm mẹ và chỉ có 60% nhân viên hội   đủ điều kiện và nhiều người mới là mẹ mới không thể nghỉ việc. Mỹ vẫn chưa bắt   kịp với một thực tế là hầu hết những người phụ nữ ngày nay đi làm, hầu hết những   người mẹ  đi làm thậm trí phần lớn những người có con rất nhỏ  là lực lượng lao  động được trả lương. Xong, một số công ty không chỉ nghỉ thai sản có lương mà còn  cho người mới làm cha được nghỉ 6 tuần có lương. Những người phản đối bộ  luật   nghỉ  phép gia đình có lương lại cho rằng nó có hại cho kinh doanh bởi nó quá tốn   13
  14. kém, những doanh nghiệp nhỏ  không kham nổi gánh nặng  đè lên nó  hay những  khoản tăng thuế. Nhưng những người  ủng hộ ý tưởng này cho rằng chi phí nghỉ thai  sản có lương là rất thấp so với lợi ích đối với gia đình      Thành phố  San Francisco trở thành thành phố  đầu tiên  ở  Mỹ  yêu cầu các doanh   nghiệp trả nguyên lương cho các cặp vợ chồng mới sinh con trong thời gian nghỉ thai   sản.Với quy định đã được hội đồng giám sát địa phương thông qua này các cặp vợ  chồng mới sinh con sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương sáu tuần. Người lao động  chỉ có đủ điều kiện khi họ đã là việc cho công ty 180 ngày, quy định này sẽ có hiệu   lực vào ngày 1/1/2017 đối với các công ty có hơn 50 nhân viên và có hiệu lực sau đó  1 năm với các công ty có khoảng 20 nhân viên. Quy định này tốt cho tất cả  mọi   người liên quan, các cặp bố  mẹ  có thể  giành thời gian chăm sóc cho con mà không  phải vội vã quay trở lại làm việc. Mỹ cần phải chấm dứt việc nhìn các cặp bố mẹ  phải đưa ra quyết định khủng kiếp là chăm con hay làm việc. Quy định mới cũng gây  ra nhiều tranh cãi nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, họ cho rằng mình sẽ  phải   tăng chi phí sản xuất. Quy định mới sẽ còn được phải chờ  đợi một cuộc bỏ phiếu   quan trọng của hội đồng Giám sát địa phương và thị trưởng thành phố ông Ed Lee . II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN CỦA VIỆT NAM 1. Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam      Bảo hiểm xã hội (sau đây được viết tắt là BHXH) xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam  từ những năm 1930 thời kỳ Pháp thuộc. Đây là chế độ trợ cấp do chính quyền thuộc   địa thực hiện đối với nhân dân và viên chức Việt Nam làm việc trong bộ máy hành   chính và lực lượng hành chính của Pháp ở Đông Dương khi bị ốm đau già yếu hoặc   chết. Tuy nhiên, đối với công nhân Việt Nam gần như chính quyền Pháp không công  nhận quyền lợi của họ. Điển hình là công nhân  ở các nhà máy bị ốm đau, bệnh tật  hay chết đều không được hưởng chế độ chữa bệnh, mai táng. Sau cách mạng tháng  14
  15. 8/1945, nước Việt Nam dân chủ  cộng hòa được thành lập. Ngày 12/1946 Quốc hội  thông qua Hiến pháp đầu tiên của nhà nước dân chủ nhân dân. Trong Hiến pháp xác   định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già. Và để quy định về chế độ  trợ  cấp  cho  công  nhân,  Chủ   tịch  Hồ   Chí  Minh   đã  ký   Sắc   lệnh  29/SL  vào  ngày  12/3/1947. Tuy nhiên, do quy định của Sắc lệnh trên chưa điều chỉnh đầy đủ về các   chế độ BHXH, nên đến ngày 22/5/1950 Hồ Chủ tịch đã ký thêm Sắc lệnh số 76/SL   và số 77/SL để quy định cụ thể về các chế độ: Ốm đau, thai sản, hưu trí, chăm sóc y   tế, tai nạn lao động và tiền tuất đối với cán bộ, công nhân viên chức. Đến ngày   6/12/1958 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 523/TTg, quy định chế độ trợ  cấp dài hạn cho quân nhân tình nguyện đã phục viên từ ngày hoà bình lập lại mang   bệnh kinh niên tái phát yếu ốm, không còn khả năng lao động được Hội đồng Giám  định Y khoa xác nhận trợ  cấp do ngân sách đài thọ. Chính sách BHXH và việc tổ  chức thực hiện các chính sách đó thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao đối với công nhân   viên chức, giúp cho họ yên tâm hăng hái lao động sản xuất, góp phần xây dựng chế  độ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam. Song,  nó còn bộc lộ những điểm không phù hợp:        + Đối tượng tham gia còn hạn hẹp, đối tượng được hưởng chế độ BHXH chỉ có   cán bộ công nhân, viên chức, chưa mở rộng đến các thành phần kinh tế khác do đó  đã làm mất đi tính tích cực, tính  ưu việt của chính sách BHXH đối với người lao  động, chưa xác lập được sự công bằng giữa những người lao động trong việc thực  hiện nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH.        + Việc thực hiện các chính sách BHXH còn phân tán không có hiệu quả. Vì thế  nó chưa thực sự trở thành chính sách xã hội lớn. Do đó, Chính phủ đã ban hành Điều  lệ tạm thời về BHXH vào ngày 25/12/1961 kèm theo Nghị định số 218/CP nhằm xây   dựng hệ thống BHXH mới. Trong thời gian thực hiện Điều lệ tạm thời này các chế  độ, chính sách BHXH đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng   thời kỳ, điều đó được thể hiện qua việc Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm  15
  16. thời về  các chế  độ  đãi ngộ  quân nhân trong khi  ốm đau, bị  thương, mất sức lao   động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân   quân tự  vệ  ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự  kèm theo  Nghị định số 161/CP vào ngày 30/10/1964.       Từ  năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả  nước.   Chế độ BHXH bao gồm: Trợ cấp hưu trí; mất sức lao động và tử tuất; cùng với các  chế độ ốm đau; thai sản và tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp do cơ quan đơn vị và  doanh nghiệp đóng góp.      Đến năm 1995, BHXH do Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm   quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử  tuất, tai nạn lao động,  bệnh nghề  nghiệp đối với người nghỉ  việc), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách  nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai  sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc).      Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt   Nam trên cơ sở thống nhất chức năng nhiệm vụ các bộ của bộ Lao Động ­ Thương   Binh và Xã Hội và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, nhằm giúp Thủ  tướng  chính phủ  tổ  chức thực hiện các chính sách, chế  độ  về  BHXH, BHYT và  quản lý  quỹ BHXH.      Ngày 26/01/1995 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị  định số 12/CP về Điều lệ  BHXH đối với năm chế  độ  BHXH: Chế  độ  trợ  cấp  ốm đau; trợ  cấp thai sản; trợ  cấp tai nạn lao động ­ bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất.  Và ngày 15/7/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP quy định về BHXH đối  với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ  sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và sĩ  quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân. Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết  định số  20/2002/QĐ­TTg chuyển hệ  thống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH   Việt Nam và ngày 06/12/2002, Chính phủ  ban hành Nghị  định số  100/2002/NĐ­CP  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam   16
  17. (bao gồm cả  BHYT). Trong suốt thời gian áp dụng chính sách BHXH từ  năm 1945  đến trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có hiệu lực, ta có thể  thấy chính sách  BHXH không ngừng mở rộng đối tượng tham gia, tạo lập được quỹ BHXH độc lập  với ngân sách nhà nước, các chế độ BHXH đã góp phần ổn định đời sống của người   lao động trong quá trình lao động và nghỉ hưu; quy định rõ trách nhiệm của người sử  dụng lao động và nghĩa vụ của người lao động, giải quyết hợp lý hơn mối quan hệ  giữa đóng và hưởng, khắc phục một bước tính bình quân nhưng vẫn đảm bảo tính  xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro. Song, vẫn còn một số mặt hạn chế:   đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tuy đã được mở rộng nhưng số người tham gia   chưa nhiều; quyền lợi và trách nhiệm của người lao động quy định trong các chế độ,  nhất là hưu trí và tử tuất chưa hợp lý, chưa có giải pháp tích cực để chống tình trạng   chiếm dụng, nợ đọng tiền đóng BHXH, quỹ BHXH dài hạn (thực hiện chế độ hưu  trí và tử tuất) chưa bảo đảm cân đối lâu dài. Mặt khác, loại hình BHXH tự nguyện  chưa được quy định cụ  thể, nên người lao động không thuộc đối tượng tham gia  BHXH bắt buộc có nguyện vọng nhưng chưa được tham gia. Trong nền kinh tế thị  trường người lao động luôn phải đối mặt với những rủi ro do bị mất việc làm, trong   khi chính sách về  bảo hiểm thất nghiệp cho người bị thất nghiệp chưa được ban  hành. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp luật về BHXH đa số là những văn bản dưới  luật và tản mạn, nên việc thực hiện các chế  độ  BHXH còn chưa đồng bộ, chưa  thống nhất.      Xuất phát từ tình hình trên, ngày 29/6/2006 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật   Bảo hiểm xã hội tại kỳ họp thứ chín. Luật này quy định ba chế  độ  BHXH đối với   người lao động là: BHXH bắt buộc, BHXH tự  nguyện và BHXH thất nghiệp. Sau   đó, nhằm để  cụ  thể hóa các quy định về  BHXH bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã   hội nói chung và chế  độ  thai sản nói riêng, thì ngày 22/12/2006 Chính phủ  đã ban   hành Nghị định số 152/2006/NĐ­CP. Và đến ngày 29/12/2015 Bộ Thương binh và xã  hội đã ra thông tư mới nhất 59/2015/TT­BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn   17
  18. thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ  ngày 15/02/2016, cụ  thể như sau: I.1 . Điều kiện hưởng chế độ thai sản:         – Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường   hợp sau đây: Lao động nữ mang thai. Lao động nữ sinh con. Người lao động nhận nuôi con nuôi ≤ 4 tháng tuổi. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.         – Người lao động phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng   trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 1.2. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản:      Theo điều 9 Quyết định số 01/QĐ­BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam,   có hiệu lực ngày 01/4/2014: a. Đối với lao động nữ sinh con, gồm:          – Sổ bảo hiểm xã hội.          – Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con .               Nếu sau khi sinh, con ch ết thì có thêm  Giấy báo tử  (bản sao) hoặc Giấy   chứng tử  (bản sao) của con.  Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà  không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện  của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).          – Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe   Mẫu số C70A­HD (Ban hành theo Thông tư số 178/TT­BTC ngày 23/10/2012 của Bộ  Tài chính). 18
  19. b. Đối với lao động nữ  đi khám thai, lao động nữ  bị sảy thai, nạo, hút thai, thai  chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm: ­ Sổ bảo hiểm xã hội. ­ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chưng nh ́ ận nghỉ việc  hưởng  BHXH mẫu  C65­HD hoặc  giấy  khám  thai  (bản chính  hoặc  bản  sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao). ­ Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a­HD). c.  Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi, gồm: ­ Sổ bảo hiểm xã hội. ­ Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao). ­ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11B­HSB. ­ Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a­HD) d. Nếu sau khi sinh con người mẹ  chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi  dưỡng con, gồm: ­ Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ. ­ Sổ bảo hiểm xã hội của người cha. ­ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con. ­ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao). ­ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11A­HSB. ­ Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a­HD). 1.3. Trình tự thực hiện: 19
  20. Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho DN. Bước 2: DN tiếp nhận hồ sơ để: ­ Giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động; ­ Hàng tháng hoặc quý, lập: Danh sách thanh toán chế  độ   ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi   sức khỏe (Mẫu số C70a­HD) nộp cho BHXH quận, huyện. Kèm theo hồ sơ của người lao động cùng toàn bộ phần mềm đã giải  quyết trong tháng hoặc quý để quyết toán. ­ Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa ­ Số lượng: 01 bộ 1.4. Thời hạn giải quyết: ­ DN giải quyết và chi trả  chế  độ  cho người lao động trong thời hạn 03 ngày  làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. ­ Cơ  quan BHXH thanh quyết toán cho DN trong thời hạn tối đa 15 ngày làm  việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 1.5. Thời gian hưởng chế độ thai sản: a. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:      Theo khoản 1 Điều 157 của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH2013 ngay 18/6/2013 ̀   của Quốc hội co hi ́ ệu lực thi hanh k ̀ ể tư ngay 01/05/2013 ̀ ̀ ­ Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. ­ Trường hợp sinh đôi trở  lên thì tính từ  con thứ  02 trở  đi, cứ  mỗi con, người   mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Tối đa không quá 02 tháng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2