intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đồng cỏ vùng miền núi phía bắc việt nam: phần 1 - hoàng chung

Chia sẻ: Trang đặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

104
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Đồng cỏ vùng miền núi phía bắc việt nam: phần 1 trình bày về điều kiện tự nhiên của vùng núi phía bắc việt nam; phương pháp nghiên cứu; phân loại đồng cỏ vùng núi phía bắc việt nam. tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi, mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đồng cỏ vùng miền núi phía bắc việt nam: phần 1 - hoàng chung

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ----------[ — \---------- HOÀNG CHUNG ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ĐỀ TÀI TỪ NĂM 2000 ĐƯỢC SỰ HỖ TRỢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CƠ BẢN - NGÀNH KHOA HỌC SỰ SỐNG NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2004
  2. Đề tài có sự tham gia của Vi Văn Bảo Lê Ngọc Công Phạm Thị Xuyến Ngô Thị Cúc Và một số học viên Cao học 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Đồng cỏ là một cơ sở chủ yếu của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được, do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thúc cải tạo, sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng cũng như tự nhiên. Sự hiểu biết của loài người về đồng cỏ được tích luỹ nhiều hơn cả là từ các loại hình đồng cỏ, thảo nguyên vùng ôn đới. Còn các loại hình đồng cỏ và Savan vùng nhiệt đới được nghiên cứu còn quá ít. Ở Việt Nam đồng cỏ phân bố rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung nhất vẫn là trên các đồi núi và các cao nguyên của trung du và miền núi (Chiếm tới 10 triệu ha). Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, tuỳ theo mức độ bị tác động hàng ngày của con người và gia súc mà nó biểu hiện ra ở các trạng thái khác nhau. Để có cơ sở cho việc xác lập các phương án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ này cùng các dạng thoái hoá của nó, chúng ta không thể không tiến hành điều tra toàn diện các mặt sinh thái, sinh vật học của từng loại hình cụ thể đó. Những tư liệu tương tự như vậy đối với loại hình đồng cỏ Việt Nam hãy còn rất ít, nó mới đề cập đến từ những năm 1950 trở lại đây và phần lớn là những nghiên cứu tản mạn của từng vùng. Dương Hữu Thời 1963, 1965, 1974a, 1974b, 1974c, 1981, Võ Văn Chi, Nguyễn Đình Ngối, 1964, Dương Hữu Thời, Nguyễn Đình Ngối, 1965. Dương Hữu Thời và các tác giả 1965, Trần Nhơn, 1985. Đặc biệt Dương Hữu Thời 1981 có công bố Công trình "Đồng cỏ Bắc Việt Nam" Trong đó đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ bắc Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về thành phần cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới: Lê Sinh Tặng, Nguyễn Chính 1959; Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tặng, 1964; Lê Sinh Tặng, 1969; Trịnh Văn Thịnh và các tác giả, 1974; Điền Văn Hưng, 1975; Nguyễn Đăng Khôi, 1978, 1979, 1981; Võ Duy Giảng, 1983; Dương Thành Liên, 1981; Bùi Xuân An và Ngô Vãn Mâu, 1981. Một số tác giả có đề cập vấn đề cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài mới, phân tích thành phần dinh dưỡng của một số loài cỏ ở Việt Nam. Đoàn Ẩu, Võ Văn Tự, 1976; Hoàng Kim Nhuệ, 1979; Võ Vãn Tự, 1983 . Từ 1975 chúng tôi đã xây dựng một chương trình nghiên cứu đồng cỏ vùng núi bắc Việt Nam. Đã thành lập trạm nghiên cứu định vị ở Ngân Sơn Bắc Kim. Đồng cỏ thuộc vành đai á nhiệt đới tầm thấp, đặc trưng cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam. 3
  4. Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng nghiên cứu ra toàn miền bắc, nghiên cứu một số yếu tố sinh thái, phân loại loại hình và phân bố của nó, thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, năng suất, động thái tự nhiên cũng như trong quá trình sử dụng, nghiên cứu kéo dài đến năm 1985. Từ những năm 1990 trở lại đây chúng tôi nghiên cứu các mô hình rừng trồng cây ăn quả cây công nghiệp... trên một số vùng đồng cỏ của Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh... Nghiên cứu tiếp những đặc điểm sinh thái, sinh vật học... của loại hình đồng cỏ và thảm cây bụi của một số tỉnh miền núi, nghiên cứu một số mô hình chăn nuôi đại gia súc của gia đình, tập thể và của công ty. Tác giả HOÀNG CHUNG 4
  5. Chương một ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 1.1. NHỮNG YẾU TỐ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH Bắc Việt Nam về mặt địa hình có thể chia thành 3 vùng - vùng núi, trung du và đông bằng. Đặc trưng cho cả 3 vùng là sự giảm dần độ cao từ tây bắc xuống đông nam và có những dẫy núi chạy dọc theo hướng này. Vùng núi và trung du chiếm 3/4 diện tích bắc Việt Nam, được phân cách rõ rệt với đồng bằng, có địa hình phức tạp, hiểm trở do bị phân cắt nhiều bởi các sống núi, đồi và thung lũng. Vùng núi và trung du phân biệt rõ ràng. song có sự chuyển tiếp dần. Trong vùng núi, đỉnh cao nhất là Phan - Xi - Păng - 3.148m, tiếp theo là Pú - Lường - 2.893m. Còn lại thì cao trung bình từ 500-l.500m. Vùng núi Bắc Việt Nam được phân thành hai tiểu vùng là Đông Bắc và Tây Bắc. Dãy núi Hoàng Liên Sơn được coi là ranh giới của hai tiêu vùng này. Vùng Đông Bắc nói chung núi thấp hơn Tây Bắc, cao nhất là dẫy Tây Côn Lĩnh - 2.431m, đồng thời độ dốc của các sườn cũng kém hơn, thung lũng các sông, suối rộng hơn. Những dẫy núi cao của vùng Đông Bắc chạy theo nhiều hướng khác nhau, nhưng hướng chính vẫn là Tây Bắc - Đông Nam. Nhóm thứ 1.: Được tạo thành do những dẫy núi thuộc loại diệp- thạch, sa - thạch, đá sét; núi thấp hơn, có những vực sâu, ở trong thung lũng các sông địa hình khá đồng nhất. Bao gồm dẫy con voi và các dẫy núi phân chia sông Lô, sông Chảy. Về địa chất nó được hình thành vào thời kỳ Cổ sinh hạ, có độ cao lớn và bị phân cắt nhiều hơn các vùng núi thấp của lưu vực các sông Lục Ngạn, Kỳ Cùng và Bắc Giang. Trong vùng có khu vực Hà Giang gần với biên giới Trung Quốc, một số vùng gần biên giới cao 700 - 900m hay 1.000 - 1.200m như cao nguyên Bắc Hà, Sima Kai, Mường Khương, Quản Bạ, Đồng Văn... vùng này được cấu thành bởi đá gà nai, diệp thạch, granít trong thời kỳ Cổ sinh đại, ở đây thường có hang động, nước chảy ngầm. Nhóm thứ 2.: Những dãy núi được tạo thành từ những núi đá vôi, đặc trưng bởi sự phân cắt liên tục của những vách dựng đứng với không ít nơi được hình thành bởi đá vôi, có nhiều thung lũng nhỏ hoặc to, hay gặp hiện tượng Cacstơ. Ở đây có thể chia thành 3 vùng núi đá vôi. Vùng núi cao từ trung bình tới 1.000m, có thung lũng nhỏ và nằm ở trung tâm Đông bắc Dãy Quảng Yên phân bố ở gần biên giới Trung Quốc cũng có độ cao tương tự nhưng có nhiều thung lũng rộng hơn. Trong vùng Đông Bắc còn có các thung lũng lòng chảo được bồi tụ trong thời kỳ Tân sinh đại. Do có sự thuận lợi về địa hình các thung lũng đã trở thành trung tâm dân cư vùng núi. Trong thung lũng thường trồng lúa, trên đồi trồng các loại cây lâu năm, cây màu, bãi chăn thả gia súc. 5
  6. Vùng Tây Bắc có cấu tạo khác nhau, nó tạo thành hàng loạt những dãy núi song song, nối tiếp nhau chạy từ tây bắc xuống đông nam và độ cao cũng giảm dần theo hướng này. Dãy núi cao nhất ở đây là Hoàng Liên Sơn có đỉnh cao nhất là Phan - Xi - Păng và dẫy núi Pú - Lường cũng là sự nối tiếp xuống phía Nam của dãy này, nó được tạo thành bởi đá gơnai cổ, đá granit, diệp thạch đềvol. Giữa các dãy này có con sông lớn là sông Đà, nó khác với các dẫy núi ở vùng Đông Bắc là có sườn dốc dựng đứng hơn, đỉnh cao và nhọn hơn, có những thung lũng trong các dẫy này (Nghĩa Lộ, Quang Huy, Than Uyên). Phía Tây của dẫy Hoàng Liên Sơn liền với các cao nguyên tạo bởi đá vôi kỷ Đề von hay Các bon và Diệp thạch đệ tam. Trên mỏm Tây Bắc của đai này là cao nguyên Tà phình cao trên 1.000m. phía Nam của cao nguyên Tà Phình tách biệt thung lũng sâu của sông Đà, và trên độ cao hơn 1.000m có cao nguyên Xín - Chải, cao nguyên này cũng bị phân tách với cao nguyên Sơn La rộng và thấp hơn (gần 600m) và thung lũng Thuận Châu. Cao nguyên phía Nam là cao nguyên Mộc Châu có độ cao khoảng 1.000m nó cũng tách biệt với cao nguyên Sơn La bởi khe sâu và dốc của sông Ngân Sáp. Những cao nguyên này nói chung có bề mặt khá bằng phẳng, đặc biệt là cao nguyên Mộc Châu. Hệ núi đá vôi tạo thành cao nguyên này chạy thấp dần theo hướng Đông Nam, xuống tới vùng Đồng Giao đến sát bờ biển hình thành ranh giới của đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hoá. Tiếp theo phần lãnh thổ phía Tây của Việt Nam còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vùng này giữ quan hệ tạo sơn với dẫy núi của các đen đin, Pùsam sao) theo đó tồn tại danh giới Việt - Lào. Vùng này còn tham gia vào việc tạo thành lưu vực sông Hồng Hà. Những vùng này được tạo thành bởi nhiều loại đá mẹ khác nhau (đá granit. đá gơ nai, điệp thạch...) nó có địa hình dạng núi thấp hay trung bình hơi thoai thoải. Không ít những thung lũng lớn nằm trong hệ thống núi này, ví dụ Điện Biên Phủ có chiều dài 25 km, rộng 5-6 km. Sông, suối trong vùng núi chảy xiết, tham gia tích cực vào quá trình tạo thành địa hình, lòng sông đầy đá to, sông đâm vào các tầng đá mẹ, tạo phù sa. Độ dốc của núi và hình dáng của các sườn núi quan hệ mật thiết với đặc điểm đá mẹ hình thành, đặc biệt là độ dốc vùng núi đá vôi. Núi từ đá diệp thạch thấp và bằng hơn các dạng đá mẹ khác - dạng trung gian. Tóm lại địa hình vùng núi Bắc Việt Nam có những đặc điểm chính sau: - Sự tương phản cao giữa vùng đồng bằng Bắc bộ trẻ, bằng phẳng và đồng bằng ven biển với vùng tiếp giáp với nó địa hình phân cách nhiều, địa hình được tạo thành từ đá mẹ cổ sơ và có lịch sử phát triển lâu dài. - Sự tương phản giữa những dạng tương đối bằng phẳng bao quanh các đỉnh núi và sống núi có độ dốc khá dựng đứng của sườn và các thung lũng sông trong vùng núi. - Là sự kém phát triển của các thung lũng, thềm sông, suối cả vùng núi và đồng 6
  7. bằng. - Là sự tồn tại mối quan hệ chặt chẽ của hình dáng địa hình với đặc điểm đá mẹ tạo ra nó. 1.2. YẾU TỐ KHÍ HẬU Bắc Việt Nam trong vùng nhiệt đới gió mùa, ánh sáng đầy đủ, nhiệt cao. Nhưng hai yếu tố là địa hình và cường độ tác động của luồng không khí lạnh từ phương Bắc có ảnh hưởng lớn đến khí hậu Bắc Việt Nam. Từ tháng 9 cho đến tháng 3 năm sau vùng Đông Nam Á (có Việt Nam nằm trong) chịu ảnh hưởng của khí áp cao vùng châu Á, trung tâm của nó là cao áp Xibêri. Từ đó có một bộ phận không khí lạnh di chuyển về phía Nam, tạo ra gió khống chế trong mùa này, nó làm thay đổi đặc điểm khí hậu Bắc Việt Nam, làm tồn tại ở đây có hai mùa, mùa đông lạnh lẽo và khô mà các nơi khác cùng vành đai không có. Sự chênh lệch khí hậu từ Bắc vào Nam (ở Việt Nam) trong mùa hè không lớn. Thí dụ nhiệt trung bình cao ở Lạng Sơn là 27oC (21o52’ N) ở và Nội là 28oC (21o 02') còn ở thành phố Hồ Chí Minh 28oC (20o05’). Nhưng trong mùa đông rất khác biệt: Lạng Sơn 13o3C, Hà Nội 16o6C, Thành phố Hồ Chí Minh 21o7C (tháng 1). Xu hướng chung của luồng không khí lạnh là đi từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình cũng có ảnh hưởng lớn đến khí hậu bắc Việt Nam đặc biệt quan trọng là độ cao các dẫy núi, các vòng cung Ngân Sơn, Phía Biooc, Tam Đảo đặc biệt là Hoàng Liên Sơn và Pú Lường. Chiều cao của nó làm cản trở luồng không khí lạnh phương Bắc. Thí dụ Lạng Sơn tần suất không khí lạnh là 22 lần/ năm, Lai Châu là 7 lần/năm, Hà Nội là 20,6 lần/năm, Sơn La là 11,21 lần/năm, Điện Biên Phủ là 5,2 lần/năm, Vinh là 15,4 1ần/năm, Đồng Hới là 14 1ần/năm. Độ lục địa ảnh hưởng ít đến khí hậu Bắc Việt Nam, địa hình ảnh hưởng lớn, vùng Tây Bắc đầu mùa hè có gió Lào là do địa hình, mùa đông ấm hơn vùng Đông Bắc và đồng bằng là do dãy Hoàng Liên Sơn tạo thành lá chắn. Độ cao cũng có ảnh hưởng đến khí hậu Bắc Việt Nam, thường cứ lên cao 100m thì nhiệt giảm 0,5 - 0,6oC quy luật này đúng cho cả mùa đông và mùa hè. Đa số các nhà khoa học cho rằng khí hậu Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới bị biến tính bởi gió mùa và bị chia thành 3 đai theo độ cao địa hình. Do ảnh hưởng của gió lạnh và địa hình nên khí hậu Bắc Việt Nam có thể chia thành 2 vùng : Tây Bắc và Đông Bắc. Căn cứ theo quy luật biến đổi của khí hậu có thể chia làm 4 mùa. Từ tháng 11 đến tháng 2 là mùa khô lạnh lượng mưa khoảng 100 - 300mm/3 tháng. Nhiệt dao động từ 14 – 19oC, vùng Đông Bắc xuống tới 12oC. Mùa ẩm và mát từ tháng 2 đến tháng 4. Từ tháng 5 đến hết tháng 9 là mùa mưa ẩm. Nhiệt độ trong thời kỳ này đạt trị số tối đa, gió từ biển thổi vào mang theo mưa lớn, thường có bão. Từ cuối tháng 9 đến tháng 11 là mùa hơi khô, mát mẻ, nói chung về nhiệt độ ở tất cả các trạm đều phản ánh cùng quy luật là tháng 12,1,2 có nhiệt độ thấp nhất dao động 7
  8. lừ 13 – 18oC, đến tháng 4 nhiệt tăng nhanh, từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt cao nhất từ 26 – 29oc, tháng 10, 11 giảm dần nhiệt độ. Ở hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc có khác nhau ít nhiều. Thí dụ: Nhiệt tối cao ở Tây Bắc đạt được trong tháng 4 còn ở Đông Bắc đạt được trong tháng 7. Trong vùng núi cao 500m trở lên nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 0oC, còn giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc thì Tây Bắc cao hơn ít nhiều. Sự phân bố mưa trong các vùng khác nhau phụ thuộc vào địa hình. Nguyên nhân của sự khác nhau này liên quan đến hướng núi và gió mùa từ hướng Đông Nam đi vào. Các dẫy núi cao cũng tạo thành bức thành chắn gió lại càng mưa nhiều hơn. Như vùng núi và chân núi Hoàng Liên Sơn, Pú Lường (trạm Sa pa: 2.975m là Tam Đường: 2.663mm,Cao nguyên Sìn - Hồ: 2.698 mm), các dãy núi vùng Tam Đảo : 2564mm, cao nguyên Bắc Quang gần 3000mm, Hà Giang: 2440mm.v.v... Ngược lại ở một số cao nguyên nằm khuất sau các dẫy núi thì lượng mưa giảm xuống như Điện Biên Phủ: l439mm, Cò Nòi: l367mm, Sông Mã: 1286mm, Lục Ngạn: 1265mm, lượng mưa được biểu thị trên hình 1 . Đường cong biểu thị phân bổ mưa có nhiều dạng khác nhau, song có thể khái quát lại trong hai dạng: Kiểu 1 : có 2 cực đại đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Kiểu 2: có 1 cực đại, đặc trưng cho vùng á nhiệt đới (hình 1). Thời gian có nắng vùng Tây Bắc ít thay đổi, nó dao động từ 120 đến 200 giờ/tháng. Tháng 1,2 khoảng 120 - 150 giờ/tháng, sang tháng 3 tháng 4 tăng dần lên 180 - 230 g/tháng.. Vùng Đông Bắc có hơi khác, ở đây giảm xuống từ tháng 1 đến tháng 3 là cực tiểu (từ 30 - 60g/tháng). Sau đó tăng lên và đạt đến tối đa vào 7, 8, 9 có khi cả tháng 10 (từ 170 đến 220 g/tháng), sau đó giảm dần xuống. Độ ẩm tương đối của không khí khá cao, dao động từ 84 - 88 % một số nơi vùng Tây Bắc trong các tháng khô (3, 4) độ ẩm có thể giảm xuống 70 – 73%. Độ ẩm khá cao nên độ bốc hơi nước ở đây thấp. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm không nơi nào đạt 1000mm. Nghĩa là nhỏ hơn nhiều so với tổng lượng mưa. Cường độ bay hơi giảm xuống trong mùa khô, điều này thấy rõ ràng ở vùng Tây Bắc. Tóm lại: Khí hậu Bắc Việt Nam nói chung thuộc khí hậu nhiệt đới, nhưng trong vùng núi thì có chia thành các đai khí hậu: nhiệt đới, á nhiệt đới, nhiệt đới đai cao. Ở từng vùng khác nhau sự phân đai khác nhau. Trên lãnh thổ Bắc Việt Nam các điều kiện khí hậu bị phức tạp hoá bởi sự xuất hiện của không khí lạnh tràn đến và ảnh hưởng của các hệ núi, xem xét toàn bộ các đặc điểm về khí hậu Bắc Việt Nam có thể chia thành 4 mùa và hai vùng khí hậu - Tây Bắc và Đông Bắc theo đặc điểm khí hậu so sánh với các điểm cùng đai, vùng Tây Bắc có nhiều đặc điểm biểu thị gần xích đạo hơn vùng Đông Bắc. Đặc điểm các dòng chẩy: Hệ thống sông ở Bắc Việt Nam rất dầy đặc, điều này rõ ràng có quan hệ với lượng mưa lớn và bay hơi ít đã tạo ra nhiều dòng chảy. Tây Bắc có một số hệ thống 8
  9. sông lớn như, sông Đà, sông Mã. Đông Bắc có hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy, các nhánh như sông Năng, Ngô Quế, vùng Đông Bắc còn có 3 hệ thống sông - hệ thống sông Cầu, Thương, Lục Nam. Hệ thống sông Bằng Giang, Kỳ Cùng, hệ thống ven biển của tỉnh Quảng Ninh, ngoài ra còn có nhiều nhánh sông nhỏ, suối. Biến động các yếu tố khí hậu thuộc vùng Tiên Yên Độ cao: 24,5m; 21019'N; 107023'E Biến động các yếu tố khí hậu thuộc vùng Mộc Châu Độ cao: 956m; 20049'N; 104042'E 9
  10. Địa hình vùng núi trẻ và chuyển đột ngột sang đồng bằng nên ảnh hưởng lớn đến các dòng sông như lòng sông hẹp, dốc, thung lũng có vách dựng đứng, nhiều ghềnh thác đôi khi tạo thành hồ lớn. Trong vùng núi tốc độ dòng chảy lớn do độ dốc của dòng lớn - Sông Hồng 22 cm/km đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì. Sông Đà là 38 - 44 cm/km, do mưa lớn tập trung trong mùa hè nên cũng ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy như sông Hồng mực nước thấp nhất tốc độ dòng chảy là 500 m3/ giây, mùa nước là 30.000m3/ giây, sông nhỏ và suối sự thay đổi càng lớn. Như sông Đà từ 200 đến 1.800 m3/ giây, sông Lô từ 150 đến 10.000m3/giây. Sông Thương, Lục Nam từ 3,6 đến 1200, 1400m3/giây. Lượng vật chất cứng mang theo trong nước cũng thay đổi lớn theo mùa, và tuỳ thuộc vào từng sông. Sông Hồng tại Hà Nội thời kỳ nước thấp là 200 - 300g/1m3 nước, mùa mưa là 2 - 3 Kg/1m3 nước. sông Lô tại Tuyên Quang mùa khô là 15 20g/1m3, còn mùa mưa là 350 - 430g/1m3, sông Cầu là 16 - 65 g/1m3. 1.3. ĐẶC ĐIỂM LỚP PHỦ THỰC VẬT Miền núi Bắc Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm có mưa, tồn tại 3 đai thực bì. Vùng núi thấp thường tồn tại kiểu rừng rậm nhiệt đới thường xanh có gió mùa. có cây lá rộng. Vùng núi trung bình có kiểu rừng rậm nhiệt đới cây lá rộng hỗn giao với lá kim hay cây lá rộng nửa rụng lá. Vùng núi cao có rừng rậm thường xanh khô, cây gỗ thấp, cong queo. Ngoài ra ở vùng thấp còn có rừng tre, nứa một số trong đó có thể có nguồn gốc nguyên sinh, còn phần lớn là thứ sinh. Ở vùng núi đá vôi cũng có loại rừng rậm nhiệt đới mưa mùa trên núi đá vôi, chủ yếu là cây lá rộng, càng lên cao cây càng thấp, cong queo, thưa dần. Trong quá trình hoạt động khai phá, các kiểu rừng trên (đặc' biệt là vùng núi thấp) chỉ còn sót lại từng mảnh trong những vùng xa xôi, hiểm trở, còn phần lớn đã bị thay thế bằng các kiểu rừng thứ sinh. Rừng thứ sinh này tồn tại ở nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc vào độ phì của đất. Rừng thứ sinh thường gặp ngày nay là loại rừng hỗn giao gồm nhiều cây nhỡ, cây bụi, dây leo, cây thuộc thảo, tỷ lệ cây chịu hạn, ưa sáng tăng lên. Cũng có những rừng thứ sinh thuần loại như rừng vầu, nứa, giang, chuối rừng... Rừng thứ sinh bị tiếp tục khai thác nhiều lần sẽ hình thành các kiểu thảm cỏ, hoặc Savan hoặc thảm cây bụi... Đặc biệt do mùa đông lạnh và hơi khô nên phù hợp cho sự phát triển của thảm cỏ. Thường gặp ở đây các kiểu thảm cỏ tranh, cỏ lông và cỏ xương, hay kiểu cỏ tranh lẫn cỏ lông và xương hoặc Savan cỏ như lau, chít, hoặc lau với chít, chè vè, cỏ lào với cỏ tranh, guột... Thảm cây bụi như sim, mua, sầm, thành ngạnh, thanh hao, hỗn 10
  11. hợp hay thuần loại. Hiện nay nhiều nơi trên loại hình này đang được trồng một số cây rừng, cây công nghiệp... các kiểu thảm cây trồng thường gặp nhất hiện nay là rừng bạch đàn, mỡ, bồ đề, long não, lim hoặc hỗn hợp vài loài như lim, lát, ngát, vạng, trám, keo... trong tổ hợp từ 3 - 5 loài. Ngoài ra còn một số kiểu rừng trồng cây công nghiệp như trâu, đồi cây ăn quả, chè và các loại cây kinh tế khác. Trên những vùng đất bằng thấp tồn tại các loại cây lương thực, cây làm thức ăn cho người và gia súc, các loại cây kinh tế khác. 1.4. ĐẤT ĐAI Đất đai vùng đồi núi Bắc Việt Nam có lịch sử hình thành khác nhau, nhưng có chung đặc điểm của sản phẩm phong hoá vùng nhiệt đới ẩm là có nhiều sắt và nhôm. Sắt nằm trong các dạng ôxit là nguyên nhân chủ yếu của màu vàng và đỏ. Trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm, cũng như sự đa dạng của lớp phủ thực vật, quá trình phong hoá và quá trình tạo thành đất xẩy ra mạnh mẽ hơn so với vùng ôn đới. Đồng thời quá trình phong hoá hoá học cũng biểu thị mạnh mẽ hơn là quá trình lý học, khi lớp phủ thực vật bị phá, quá trình phong hoá sẽ bị thay đổi bởi quá trình thoái hoá, đó là sự phá huỷ đất Có nhiều bảng phân loại đất bắc Việt Nam nhưng có lẽ hợp lý hơn là bảng phân loại đất của Viện thổ nhưỡng (1980) và bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 của Hội Khoa học đất Việt Nam (1996). Bắc Việt Nam theo bảng này có 12 lớp phụ và 34 kiểu. Phân bố rộng rãi hơn cả là lớp phụ đất feralít đỏ vàng có mùn trên núi (lớp phụ 10) - 20%. Những kiểu đất chính thường gặp ở vùng núi bắc Việt Nam là: - Kiểu 50: Đất Feralít nâu đỏ trên đá mácma trung tính hay bagiơ, chiếm diện tích - 410.595 ha, thường gặp ở Vịnh Phúc, Tây bắc trên địa hình đồi bát úp. Kiểu 52: Đất Feralít nâu đỏ trên đá vôi. Chiếm 4% diện tích - 208.837ha, gặp ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà tuyên, một số vùng Tây bắc, trong các thung lũng đá vôi. Kiểu 53: Feralít đỏ vàng trên đất sét hay đá biến chất 53% diện tích - 2.990.701 ha. Phân bố vùng đồi và núi thấp của vùng trung tâm bắc Việt Nam, hiện nay vùng đất này không có rừng che phủ, là thảm cỏ hay cây bụi. Kiểu 54: Feralít vàng đỏ trên đá mácma axid chiếm khoảng 10% diện tích - 533.732 ha. Phân bố núi thấp địa hình phân cắt mạnh sườn dốc 20 – 250 - Kiểu 55: Đất vàng nhạt Feralít của đá sa thạch, chiếm tới 22% diện lích - 1.234.190 ha. Phân bố ở đồi núi thấp, địa hình phân cắt mạnh. - Kiểu 56: Đất Feralít vàng nâu trên đất nền phong hoá đệ tứ. Chiếm khoảng 2% diện tích. Phân bố vùng thấp hơn khá bằng phẳng. 11
  12. - Kiểu 57: Đất Feralít vàng nâu chiếm khoảng 2% diện tích 107.991 ha. Phân bố vùng chân núi thấp (Đất trồng lúa). Lớp phụ X: Đất Feralít vàng hơi đỏ có mùn trên núi. Loại đất này phân bố trong rừng trên độ cao từ 600 - 700m đến 1.700 - 1.800 m. Thảm thực vật rừng thường xanh á nhiệt đới, hay rừng rụng lá từng phần (không hoàn toàn). Những lớp phụ và kiểu còn lại có diện tích không đáng kể (dưới 10% lãnh thổ), thường phân bố trên núi cao (Trên 1.800m), ở bờ biển, ở các thềm sông, các thung lũng. Nhìn chung đất bắc Việt Nam rất đa dạng, ở một số nơi phân bố lộn xộn (thê khảm). Đất Feralít đỏ hơi vàng được hình thành trên đá mácma, đá sét đá vôi, đá sa thạch, biến chất chiếm diện tích lớn nhất trong vùng bắc Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong loại đất canh tác trước tiên là trong kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp. Sự phân bố của các lớp phụ và kiểu đất theo độ cao địa hình ở bắc Việt Nam là phù hợp với đai cao của khí hậu. Tuy nhiên sự phân chia vùng khí hậu (theo chiều ngang) không có quan hệ với sự phân chia lớp phụ và kiểu đất trên lãnh thổ bắc Việt Nam. Khi đi lên theo độ cao của núi cấu trúc của lớp đất cũng đơn giản hoá, quá trình phong hoá và hình thành đất xảy ra còn yếu hơn, độ dầy lớp đất giảm xuống lớp đất phủ phức tạp hơn cả là ở đai 0 - 700m (đai nhiệt đới). Đất của đai này được hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau trong các thời kỳ địa chất khác nhau. Ngoài ra việc sử dụng đất ở cường độ cao trong vùng này đã ảnh hưởng lớn và ảnh hưởng rất xấu đến quá trình hình thành đất. 12
  13. Chương hai PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, phân bố lại rác hay tập trung thành vùng trong hai đai nhiệt đới và á nhiệt đới. Để kết quả nghiên cứu đạt được độ chính xác lớn hơn trong điều kiện thời gian và sức lực hạn chế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu theo hai hệ phương pháp là định vị và điều tra trên diện rộng theo vùng và tuyến. 2.1.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ Chúng tôi đã chọn đồng cỏ Thôm - Luồng, Ngân Sơn làm nơi nghiên cứu định vị. Đồng cỏ Ngân Sơn phân bố ở độ cao từ 500 - 1.000m, với diện tích khoảng 6.000 ha. Địa hình chia cắt phức tạp, có nhiều khe sâu, độ dốc trung bình từ 20 – 300, có nơi dốc hơn. Đồng cỏ nhiều nơi đã và đamg sử dụng làm bãi chăn thả, nhưng vẫn có nhiều nơi còn bỏ hoang. Trong đồng cỏ này chúng tôi đã đặt 2 điểm nghiên cứu định vị tại Thôm Luông và Khuổi Luông, cách nhau 6km. Vùng Thôm Luông từ 1974 đã thành lập trại bò với diện tích được giao là 700 ha, có 300 bò. Tại đây chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các mặt trong quần hợp cỏ xương cá + cỏ lông (Arundinella nepalensis + Jschaemul indicum). Đây là quần hợp cỏ điển hình của vùng này và chiếm diện tích chủ yếu của đồng cỏ. Các thí nghiệm nghiên cứu định vị đã được dẫn dắt từ năm 1975 đến năm 1980 theo tháng và theo mùa, tiến hành đồng thời trên 3 môi trường là sườn đồi cao, chân đồi, trên đồi thấp. Đầu năm 1977 chúng tôi làm hàng rào 1 ô rộng 3 ha (trên đồi thấp) để so sánh, từ năm 1981 đến 1985 chỉ theo dõi mỗi năm 1 lần. Từ 1995 chúng tôi trở lại nghiên cứu vùng này với ý đồ tìm hiểu về diễn thế đồng cỏ và các mô hình sử dụng. Vùng Khuổi Luông tiến hành nghiên cứu trong quần hợp cỏ tranh + cỏ lông (Imperata cylindrica + Ischaemum indicumm) ở vùng này số lần nghiên cứu có ít hơn vùng trên. Các phương pháp nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 2 vùng đều thống nhất. 2.1.a. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và thành phần dạng sống Để tiến hành nghiên cứu thành phần loài và thành phần dạng sống, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu trong đồng cỏ Ngân Sơn và đặc biệt trong 2 quần hợp nghiên cứu định vị. Chúng tôi đã tập nhiều tuyến đi qua nhiều môi trường sống cụ thể, tiến hành trong 4 mùa của nhiều năm. Mặt khác trên các điểm nghiên cứu định vị chúng tôi đã làm các ô theo dõi sự biến động cá thể và loài trong nhiều năm, song song với những nghiên cứu về cấu trúc và năng suất. Mẫu thực vật nghiên cứu thành phần loài vừa để nghiên cứu dạng sống nên mẫu lấy đầy đủ cả phần dưới đất, đồng thời có quan sát và mô tả tại chỗ về dạng sống mỗi loài đã lấy mẫu, còn các đợt sau chỉ thống kê. Mẫu thu về được xử lý, xác định tên theo các khoá phân loại thường dùng. Một 13
  14. số mẫu chúng tôi có nhờ các chuyên gia thực vật học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG Hà Nội và Viện Sinh thái và tài nguyên thực vật (Trung tâm KHTN và CN quốc gia) giám định. Phần đang sống, mẫu được mô tả đầy đủ về dạng sống và hình thái của cả hai phần trên và dưới đất, sau đó được sắp xử lại theo kiểu dạng sống theo quan điểm tiến hoá. 2.1.b. Nghiên cứu về cấu trúc Nghiên cứu cấu trúc hình thái: Được tiến hành bằng cách lập các ô tiêu chuẩn, những ô tiêu chuẩn này được đặt trong đồng cỏ (Quần hợp cỏ xuông + cỏ lông) trên các tuyến đi, diện tích ô là 1m2 nếu là thảm cỏ thuần nhất và 4m2 cho các vùng phức tạp, hoặc có nhiều cây bụi, thảm cây bụi: các ô tiêu chuẩn được mô tả theo phương pháp thường dùng trong sinh thái học. - Để nghiên cứu về sự biến động loài và cá thể trong quần xã và quần thể, ngoài việc tiến hành nghiên cứu trên diện rộng ở các mùa khác nhau, chúng tôi còn lập một số ô tiêu chuẩn cố định trong hai vùng chăn thả và bảo vệ theo dõi vài năm, trong các ô này ngoài những chỉ tiêu chung về cấu trúc hình thái còn tiến hành đếm số lượng loài, số cá thể, số chồi và chồi sinh sản của từng loài trong ô và qua các mùa. - Nghiên cứu về cấu trúc thảm cỏ: Để nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của thảm cỏ, chúng tôi đã dùng ô tiêu chuẩn với diện tích 0,25m2, các loài cỏ trong ô được cắt theo tầng cỏ 10cm. Những phần cỏ đã được cắt này sẽ phân thành hai phần tươi và khô. Phần tươi lại được phân chia theo loài, phần tươi của từng loài sẽ được phân thành 3 phần: phiến lá, thân và cuống lá, cơ quan sinh sản, phần chết của từng tầng để riêng, tầng sát mặt đất được phân thành phần khô và phần bán mục. Phần khô là phần chết nhưng còn quan hệ với cơ thể thực vật. Phần bán mục là phần chết đã tách khỏi cơ thể, là mẫu riêng biệt. Nghiên cứu cấu trúc phần dưới đất được tiến hành theo phương pháp đào phẫu diện đất ngay tại ô đã làm phần cấu trúc trên mặt đất. Phẫu diện được đào sâu đến 100cm, rộng 50cm, mẫu đất được lay theo tầng 10cm lừ trên xuống, khối đất lấy là 10 x 10 x 30cm. Mẫu đất từng tầng được ngâm trong dung dịch acidacetíc 7% trong 10 giờ, rồi rửa qua rây có mắt là 1,5 x 1,5mm. Mẫu rễ được phân thành phần sống và phần chết, phần sống được phân ra thành 5 nhóm: thân rễ, rễ cái, rễ bên, rễ bất định, rễ con. Tất cả hai phần trên và dưới đất đều được sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 1100C trong 12 tiếng, rồi cân từng phần riêng. Số lần lặp lại cho từng điểm là 5. 2.1.c. Nghiên cứu năng suất Để xác định khối lượng thực vật của cả 2 phần trên và dưới đất, chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn như phần nghiên cứu cấu trúc sau khi lấy mẫu 14
  15. phần trên mặt đất (cắt sát đất). Chúng tôi lấy mẫu phần dưới đất, tới độ sâu 30cm, chia thành 3 tầng. Mẫu mang về cũng được xử lý như nghiên cứu cấu trúc. Trong ô thí nghiệm định vị mẫu vật được lấy theo tháng và theo mùa; các điểm khác lấy vào tháng 1 và tháng 10 . Để xác định sự tăng trưởng trong năm chúng tôi lay tháng cao nhất trừ đi tháng thấp nhất. Năng suất tổng số được tính toán theo cách tính của Badilêvik và Tilianova (1975). P = ∆T + ∆L + ∆m1 + ∆R + ∆r + ∆m2 Trong đó: P: là năng suất sinh học toàn phần. ∆T : Sự tăng trưởng của phần sống trên mặt đất. ∆L: Sự tăng trưởng của phần chết trên mặt đất. ∆R: Sự tăng trưởng phần sống dưới đất. ∆r : Sự tăng trưởng phần chết dưới đất. ∆m1,2 : Số lượng bị phân huỷ trong năm của phần trên và dưới đất. Để tính diện tích lá chúng tôi tiến hành theo phương pháp trọng lượng. Trước tiên chúng tôi xây dựng bảng hệ số tương quan giữa trọng lượng và diện tích lá cho từng loài. Từ hệ số này tìm diện tích lá cho từng loài và cho cả quần xã. Để xác định tốc độ tích luỹ và phân huỷ đã làm phương pháp bổ sung: Đối với phần trên mặt đất sử dụng các túi lưới mắt nhỏ (1,5 x 1,5mm) bằng sợi tổng hợp trong đựng một khối lượng mẫu cỏ (phần bán mục) có trọng lượng biết trước (xác định trọng lượng theo độ khô không khí), sau đó được đem gắn vào trong ô nghiên cứu (sát đất). Sau 1 tháng lấy về một số, phơi khô không khí, cân. Sau tháng thứ hai lấy tiếp một số nữa và cứ như thế đến hết. (5 túi/ tháng). Đối với phần dưới đất chúng tôi đã làm như sau: cắt bỏ phần trên mặt đất, đào lấy một khối đất nguyên vẹn 10 x 20 x 30cm, sau đó cắt bỏ 2 em bề mặt, gỡ nhẹ lấy thân rễ (còn sống) trong khối đất, phần thân rễ và phần rễ trong lớp đất 2cm được đem rửa sấy khô, cân. Khối đất còn lại được đem vùi vào ví trí cũ, sau 1 tháng lấy lên, đem rửa theo phương pháp trên để lấy rễ. Thí nghiệm này được lặp lại 3 lần ở mỗi đợt sai số của phần năng suất chung ở trên với thí nghiệm này, được coi là số bị phân huỷ trong 1 tháng. 2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỂU TRA TRÊN DIỆN RỘNG Ngoài 2 vùng nghiên cứu định ví, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên diện rộng ở những vùng thuộc Tây Bắc và Đông Bắc. Tại các vùng nghiên cứu chúng tôi cũng lập các tuyến đi, lấy mẫu theo tuyến đi đồng thời tiến hành nghiên cứu về cấu trúc hình thái, cấu trúc thảm cỏ, khối lượng thực vật cả phần trên và dưới đất theo phương pháp 15
  16. ô tiêu chuẩn dọc theo tuyến, số lần lặp lại tại mỗi điểm là 5. Tại vùng nghiên cứu định vị Thôm Luông và Khuổi Luông cũng như các vùng trên tuyến điều tra ở Đông Bắc và Tây Bắc, trong mỗi lần lấy mẫu cỏ đều lấy mẫu đất, thông thường lấy 3 tầng (sâu 30cm), mẫu đất được xử lý và nghiên cứu các chỉ tiêu về: độ ẩm, mùn, N, P, K dễ tiêu và nghiên cứu thành phần cơ giới, độ xốp ở một số điểm. Nghiên cứu thành phần hoá học ở một số loài cỏ vùng Thôm Luông theo phương pháp hiện hành của hoá thực vật (số liệu phân tích nhờ phòng hoá thc vật ĐHKH Tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên). (Các điểm nghiên cứu: Thái Nguyên: Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Bình, Đồng Hỷ; Bắc Kạn, Ngân Sơn, Cho Rã, Na Rì; Cao Bằng: Nguyên Bình: Hoà An, Hoà Quảng; Lạng Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Cao Lộc,, Bắc Sơn; Quảng Ninh, Đông Triều, Tiên Yên, Móng Cái, Tuyên Quang, Na Hang, Sơn Dương; Yên Bái: Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải; Tây Bắc gồm các vùng: Lào Cai: Than Uyên, Phong Thổ, Lai Châu: Điện Biên, Tuần Giáo, Pha Đin; Một Châu, Phú Yên, Bắc Yên, Hoà Bình). 16
  17. Chương ba PHÂN LOẠI ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM 3.1. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÁC QUẦN XÃ THUỘC ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM. 3.1.1. Nguồn gốc Bắc Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt trung bình năm dao động khoảng 20 – 250c, trung bình của các tháng nóng 23 – 280C, trung bình tháng lạnh 12 – 170c, trong vùng núi có thể thấp hơn. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.400 - 2.400mm, một số nơi có thể cao hay thấp hơn, đồng thời chủ yếu tập chung trong các tháng từ 5 đến 1 0 những tháng còn lại lượng mưa dao động từ 20 - 70mm, trong đó có từ 1 đến 3 tháng lượng mưa không đáng kể. Bắc Việt Nam lớp vỏ phong hoá khá dầy, trung bình từ 1,5 - 5m, vì vậy lớp đất cũng lớn, lớp có mùn đạt từ 10 - 25 cái. Mực nước ngầm trung bình là 2 - 3m (theo Phơ - rít - lan 1961, 1964). Những điều kiện thuận lợi của vùng bị thay đổi nhiều trong quá trình phát triển lịch sử, đặc biệt là khí hậu (Vun - phơ, 1944 và các T. G khác). Tổng hợp các yếu tố này tạo điều kiện hình thành rừng nhiệt và á nhiệt đới Bắc Việt Nam, phân bố ở các độ cao khác nhau (Chevalier, 1918; Maurand, 1943, 1953; Schmid, 1962; Thái Văn Trừng, 1972, 1978). Những kiểu rừng nguyên thuỷ này đã bị thay đổi dưới tác động của con người và hình thành các kiểu thứ sinh. Khi nghiên cứu về nguồn gốc thứ sinh của các thảm cỏ trong các vùng nhiệt đới khác nhau, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng, các quần xã cỏ và cây bụi trong vùng nhiệt đới đều hình thành trên những quần xã rừng bị chặt hạ (Cooper, Tai ton - 1968. Pleming, 1968; Schmell, 1970; Dương Hữu Thời 1981). Rõ ràng là khi chặt phá rừng làm nương rẫy, và đất đã làm đất bị cháy và khô đi. Những tác động này được kết thúc vào cuối mùa khô. Đầu mùa mưa ở đây sẽ được gieo các loại cây trồng nông nghiệp. Trải qua nhiều lần như vậy đất sẽ được bỏ hoang, trên nó lại phục hồi dần rừng thứ sinh, và lại tiếp tục bị chặt hạ để trồng trọt. Kết quả dẫn đến rửa trôi mạnh lớp đất mặt, cây gỗ không có điều kiện tái sinh nữa, hình thành nên lớp cỏ hay có lẫn một số loài cây thảo và cây bụi hạn sinh. Trong vùng á nhiệt đới Bắc Việt Nam, trên những chỗ bị tàn phá như vầy hình thành thảm cỏ với những cây hoà thảo, sa thảo, vài năm sau lại bị đốt, làm cho các yếu tố môi trường bị nghèo kiệt dần, làm giảm mực nước ngầm, đặc biệt là làm nghèo thành phần loài thực vật, tăng tỷ lệ cây hạn sinh. Về ngoại mạo nó gần giống thảo nguyên vùng ôn đới. Cũng tương tự như vậy có sự tác động của con người lên lớp phủ,thực vật vùng nhiệt đới, nhưng mức độ tác động thậm chí còn mạnh hơn, làm cho lớp đất bị rửa trôi 17
  18. mạnh hơn, và đặc biệt là hình thành tầng đá ong. Điều này làm cho độ phì đất bị giảm cực đại, giảm khả năng thấm nước của đất, do đó bề mặt bị đốt nóng mạnh trong thời kỳ khô nóng (có khi lên đến 600C). Trong điều kiện đó hình thành các kiểu Savan và Savan giả khác nhau với ưu thế của các loài hạn sinh, vùng núi thấp tồn tại Savan cỏ với sự điểm cây gỗ, cây bụi. Những loài thường gặp là: Miscanthus Floridulus, Saccharum arundinaceunm, Themeda giganthea, Thysallolaena maxima, Chromolaena odorata, Eurva acuminata, Cratosylon cochinchinensis, Phyllanthus emblica, Aporosa dioica...thảm cây bụi hạn sinh thường gặp các loài – Melastoma septemnervium, Rhodomyrtus tomentosa, Memexylon edule, Baeckea frutescens, Dicranopteris linearis, và nhiều loài cây thảo khác. 3.1.2. Phân loại đồng cỏ Phân loại là điều cần thiết trong nghiên cứu thảm thực vật, và trong tư liệu đã có rất nhiều bảng phân loại thực bì. Đối với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Nam Trung Quốc, Đưlit (1958) đã dựa vào độ dẻo và độ phì của đất để phân chia các kiểu rùng thông Pinus yunnanensis; và dựa vào cả địa hình để phân chia như Va-rô-nốp, Da-nat-va (1965). Phân tích các công trình của N.B.Ka-ba-nốp (1971) thấy rằng, khi phân chia ông đã gộp các kiểu vào thành nhóm trên cơ sở độ dầy của lớp đất trên các sườn dốc và mỏm, trên sườn dốc lớp đất mỏng hơn, trên đất đá vôi, trên bãi bồi của các sông, suối trong rừng, trên các khe núi. Phân chia loại hình đồng cỏ chỉ có trong các công trình của Wang (1961, 1965) Chang (1957), Keng (1959). Ở Ấn Độ, thuộc loại đầu tiên có lẽ là Champion (1936) Champion, Griffithe (1948). Bảng phân loại các kiểu rừng và đồng cỏ ngày nay đã có sự thay đổi nhiều trong mối quan hệ với những đơn vị về phân chia kiểu đất Puri (1960); Whyte (1968); Champion, Seth, (1968); Lakshamanan, (1968), Seth, Kinh (1978). Ở Malaixia tồn tại các kiểu rừng khác nhau, nó phụ thuộc từ yếu tố sinh thái, địa hình, và độ ẩm, đã được đề cập bởi Fox, (1971, 1973); Fox, Tan Teong Hing (1971). Trong công trình của Whitmore (1973, 1975) đã nhấn mạnh các kiểu rừng trên lớp vỏ phong hoá của đất mưa ẩm và granít. Ở Inđônixia cũng như Malaixia. việc phân chia các kiểu trong mối quan hệ với thổ nhưỡng, các tác giả nhấn mạnh rằng trong vùng nhiệt đới dù chỉ khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành phần hệ thực vật, cũng như sự phức tạp của quần xã Richards, (1961, 1963); Bruning, (1970, 1973). Những công trình chủ yếu về phân loại thảm thực vật ở Đông dương rất ít, phân loại thảm cỏ lại càng ít hơn. Nó chỉ có rải rác ở từng phần trong các công trình chung về phân chia loại hình của từng tác giả Maurand, (1943, 1954); Dương Hàm Hi, (1956); Vidal, (1958); Thomasius, (1962, 1965, 1966); Trần Ngũ Phương, (1970); Schmid, (1962, 1974); Thái văn Trừng, (1962, 1972, 1978); Lê Kim Biên, Lê Văn 18
  19. Thường (1998); Nguyễn Nghĩa Thìn (1998). Dương hữu Thời (1981) đã mô tả khá tỷ mỉ về thảm cỏ Bắc Việt Nam, ông chia Bắc Việt Nam ra thành 5 vùng. Trong mỗi vùng ông mỏ tả khá nhiều quần xã đặc trưng. Nhưng rất tiếc ông không lập bảng phân loại thảm cỏ. Về vấn đề nguồn gốc đồng cỏ trong đai nhiệt đới : nhiều tác giả cho ý kiến khác nhau. Đa số cho rằng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không có đồng cỏ tồn tại, các quần xã cỏ ở đây phải là loại hình Savan (Diel, 1908; Haudel-Mazzeti, 1921, 1927; Ilinskii. 1937; Maurand, 1943, 1953; Krácnốp, 1984). J. Vidal (1958) khi phân chia thực bì ở Lào đã xếp các quần xã cỏ vào Savan. Trong đai dưới 1.000m thì Savan cây bụi (Savane-arbone). Trên 1.000m (từ 1..000 - 1.800m) nhiệt độ trung bình là 200C, lượng mưa - 2.000mm thì có các kiểu Savan khác nhau (Savan bụi, Savan gỗ, Savan cỏ tranh, Savan Thysanolaena maxima) và thảo nguyên giả (Imperata và Curcuma). Thảo nguyên giả phân bố trong đai 1000 - 1200m. Kerbanôp (1962) khi phân loại thực bì Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), đã gọi các quần xã cỏ thứ sinh là Savan, ông chia Savan bụi và Savan rừng. Savan bụi phát triển trên sườn dốc, có nhiều ánh sáng, theo thành phần loài và đặc điểm chung, nó giống Savan bụi của Vidal (1958). Savan rừng (Savan điểm cây) chiếm diện tích lớn hơn, nó phân bố ở độ cao từ 250m trở lên, và phát triển trên đất rừng bị phá. Trong kiểu này được chia thành 5 tầng, trong đó tầng cỏ là liên tục và khép tán. Theo M. Numata (1979). Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô, mùa hè mưa ẩm. Trong điều kiện như vậy xuất hiện các quần xã cỏ thuộc kiểu đồng cỏ. Savan chỉ gặp ở các vùng có lượng mưa thấp từ 200 - 800mm, và mùa khô kéo dài trên 7 tháng . Vì vậy Bắc Việt Nam không có Savan, Dương Hữu Thời (1981) cũng đã đưa ra kết luận tương tự. Thái Văn Trừng (1970, 1978) khi giải quyết những khó khăn về việc phân chia các đơn vị nhỏ trong hệ thống phân loại thảm thực vật và chia các loại thảm cỏ, ông đã phân chia rừng nhiệt đới theo những điều kiện của nơi sống với sự phân chia ra các kiểu ngoại mạo (kiểu nơi sống, kiểu đất rừng) và gọi các thảm cỏ là "Trảng" - trảng cây bụi, trảng cỏ, theo ông trảng không phải Savan cũng không phải đồng cỏ. H.Walter (1939, 1970) cho rằng, Savan là loại hình thực vật đặc trưng cho vùng nhiệt đới, nó đối lập với rừng và thảm cây bụi và cũng đối lập với thảm có nhiệt đới. Savan là loại hình thực vật cỏ chiếm ưu thế, cỏ là tầng ưu thế sinh thái và trên đó có cây gỗ hay cây bụi mọc rải rác. Nếu không có cây gỗ hay cây bụi thì ông gọi là grassland (đồng cỏ). Như vậy theo ông nhiệt đới có cả Savan và đồng cỏ. Theo quan điểm của T.A.Rabốtnốp (1974) thì đồng cỏ có thể có ở tất cả các đai, đổi khí hậu khác nhau và có nguồn gốc khác nhau. Nhưng đồng cỏ phải có thảm cỏ khép tán với các loài cỏ chủ yếu là trung sinh sống lâu năm có thể ẩm sinh, tuyệt đại ngừng sinh trưởng vào mùa đông, các điều kiện thuộc môi trường đất thì đa dạng 19
  20. nhưng chủ yếu là ở mức độ trung bình, tức độ phì, độ ẩm trung bình, nồng độ các muối cũng trung bình. Tâm đồng với quan điểm phân chia các kiểu thảm thực vật thuộc thảo vùng nhiệt đới của H.Walter, J.Vidal, Kerbanốp..., vận dụng quan điểm của Rabốtnốp về tiêu chuẩn xác định đồng cỏ, chúng tôi phân chia các kiểu thảm thuộc thảo Bắc Việt Nam như sau: - Về loại hình đồng cỏ như tiêu chuẩn của Rabếtnốp đã nêu ở trên, ở Bắc Việt Nam loại hình này chiếm diện tích lớn nhất. - Savan là loại hình thực bì có thảm cây thuộc thảo khép tán và có độ cao nhất định, có cây gỗ hay cây bụi mọc rải rác, gồm những cây hạn sinh, đa số sống lâu năm, có thể ngừng sinh trưởng trong thời gian nắng nóng và không đạt được độ ẩm từ đất, đất có độ phì, độ ẩm, độ pa thấp, nồng độ muối cũng thấp. - Thảo nguyên là thảm cỏ của vành đai á nhiệt đới, bao gồm những cây cỏ hạn sinh là chính, sống lâu năm, ngửng sinh trưởng vào mùa đông do nhiệt độ thấp hay giữa hè do không đạt được độ ẩm, đất có độ phì, độ pH, nồng độ các muối thuộc loại trung bình. Từ thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy: Bắc Việt Nam tồn tại nhiều kiểu Savan, đồng cỏ và các dạng trung gian. Trong đai nhiệt đới, trên những vùng đã bị chặt phá, khi mà đất còn khá tốt, độ ẩm còn khá cao, thì sẽ hình thành ở đây loại hình đồng cỏ vì thảm cỏ ở đây gồm các cây cỏ có thân rễ dài, búi thưa thuộc nhóm trung sinh sống lâu năm ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Trong quá trình tác động tiếp theo con người sẽ làm cho lớp đất mặt bị bào mòn, khả năng giữ nước của đất kém, đất có độ chua cao, trong thảm cỏ tỷ lệ cây hạn sinh tăng lên, cuối cùng chỉ tồn tại ở đây các loài cỏ, cây bụi hạn sinh, và cây đoản mệnh, hình thành Savan cỏ, Savan cây bụi hoặc thảm cây bụi hạn sinh, quá trình này có thể tóm tắt như sau: Rừng nguyên sinh - rừng thứ sinh - Đồng cỏ - Savan cỏ hoặc Savan bụi - Thảm cây bụi hạn sinh. Do đặc điểm của từng vùng và do mức độ tác động khác nhau của con người mà quá trình này có thể bỏ qua từng khâu một. So với kiểu Savan điển hình thi Savan Việt Nam không có hiện tượng ngừng sinh trưởng vào mùa hè, mà chỉ hơi ngừng hay giảm vào thời điểm nắng nóng cúc đại và mưa thì giảm. Ở những vùng có độ cao từ 500 - 700m đến 1200 - 1500m, nhiệt trung bình năm là 1 8 – 220C, lượng mưa trung bình là 1500 - 2500mm , Mưa ở vùng này thường có một cực đại (chương 1) đa phần vào tháng 8. Mùa khô trùng với thời kỳ lạnh (từ phía Bắc đổ vào) kéo dài 5 tháng. Tác động của con người có ít hơn so với đai tồn tại Savan trên, động thái đất trong mối quan hệ với cọn người là không đồng đều ở từng vùng. Một số nơi độ sâu lớp đất mùn còn dầy 25 - 40cm, có nơi chỉ đạt 15 - 20 cm, độ ẩm đất khá cao vào mùa hè, pH trung bình, tầng đá ong nằm sâu 1 – 1,5m, và chưa phát triển mạnh, một vài nơi còn chưa có. Những quần xã có tồn tại trong vùng này chủ yếu là 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2