Đề tài " Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu "
lượt xem 132
download
Việt Nam đang trong thời kỳ của sự mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, lại một lần nữa các doanh nghiệp chúng ta có thêm vận hội và thời cơ mới trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như phương pháp tổ chức quản lý tiền tiến. Nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Hàng hoá có chất lượng cao đang tràn ngập trên thị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu "
- Đề tài " Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu "
- MỤC LỤC Lời mở đầu........................................................................................................ 1 Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng của doanh nghiệp................ 7 I. Khái quát chung về chất lượng sản phẩm .................................................... 7 1. Chất lượng là gì ? ................................................................................... 7 2. Quan niệ m về chất lượng sản phẩm. ....................................................... 7 3. Sự hình thành của chất lượng sản phẩm. ................................................. 7 4. Những đặc điểm cơ bản của chất lượng sản phẩm .................................. 8 5. Sự phân loại chất lượng sản phẩm - ý nghĩa và mục đích........................ 8 5.1. Chất lượng thiết kế .......................................................................... 8 5.2. Chất lượng thực tế. .......................................................................... 8 5.3. Chất lượng chuẩn ............................................................................. 8 5.4. Chất lượng cho phép. ....................................................................... 9 5.5. Chất lượng tối ưu. ............................................................................ 9 6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. .................................... 9 6.1. Một số yếu tố ở tầm vĩ mô. .............................................................. 9 6.2. Các nhân tố tác động tới chất lượng sản phẩm ở tầm vi mô. ............ 9 7. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. ........................................... 9 8. Vấn đề cơ bản của đảm bảo và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm . 11 9. Lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. .................... 11 II. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp .............................. 11 1. Trước hết ta phải hiểu quản lý chất lượng là gì ? Và vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm?................................................................... 12 1.1. Quản lý chất lượng sản phẩm. ........................................................ 12 1.2. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm. ............................. 12 2. Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩ m. ........................... 13 3. Những yêu cầu chủ yếu trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp....................................................................................................... 13 4. Các chức năng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. ................... 14 5. Hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.... 15 Chương II: Phân tích thực trạng quản lý chất lượng của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu........................................................................................... 16 I. Tổng quan về công ty cp bánh kẹo hải châu .............................................. 16
- 1. Sự ra đời của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu....................................... 16 2. Những giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. ... 16 2.1. Thời kỳ thành lập từ năm 1965-1975 ............................................. 16 2.2. Thời kỳ từ năm 1976-1985 : .......................................................... 16 2.3. Thời kỳ từ năm 1986-1991 : .......................................................... 17 2.4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay : ...................................................... 17 3. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu ......................................................................................................... 17 3.1. Chức năng, nhiệ m vụ của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ............. 17 3.2. Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu ........... 18 4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới CLSP của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ................................................................................... 22 4.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu . ...................................................................................... 22 4.2. Đặc điểm tình hình tài chính của công ty ....................................... 25 4.3. Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty có ảnh hưởng lớn tới CLSP bánh kẹo. .................................................................................... 27 4.4. Đặc điểm máy móc trang thiết bị và quy trình công nghệ của công ty. ............................................................................................................. 29 4.4. Đặc điểm về NVL & công tác quản lý NVL ở công ty. .................. 30 II. Thực trạng chất lượng & công tác QLCL của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ............................................................................................................. 31 1. Khái quát về tình hình chất lượng sản phẩm của công ty. ..................... 31 1.1. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng bánh. ............................. 31 1.2. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kẹo. ........................................ 32 1.3. Thực trạng chất lượng bánh của công ty. ....................................... 32 1.4. Thực trạng chất lượng kẹo của Công ty. ........................................ 33 2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ............................................................................................ 35 2.1. Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng sản phẩ m ở Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ............................................................................... 35 2.2. Đánh giá chung về chất lượng & quản lý chất lượng của Công ty. 41 3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và nâng cao CLSP nói riêng........................................... 43
- 3.1. Thuận lợi. ...................................................................................... 43 3.2. Khó khăn. ...................................................................................... 43 4. Những thành quả đạt được của công tác quản lý chất lượng của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ............................................................................. 44 5. Những tồn tại của công tác quản lý chất lượng sản phẩm và nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. ............... 45 5.1. Những tồn tại cần được khắc phục. ................................................ 45 5.2. Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng bánh kẹo của Công ty........................................................................................... 46 5.3. Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.. 46 Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu .................................................................................................. 48 I. Phương hướng cơ bản và giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu . ........................................... 48 II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ...................................................................................................... 49 2.1. Biện pháp về tổ chức quản lý. ............................................................ 49 2.2 Biện pháp duy trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. .................... 50 2.3. Tăng cường khai thác sử dụng công nghệ hiện có và đầu tư nghiên cứu triển khai KHCN mới ............................................................................... 54 2.4. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả NVL. .............. 55 2.5. Xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9002. ................................. 56 2.6 Đổi mới nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. .... 57 III. Một số kiến nghị với các cơ quan và Nhà nước....................................... 59 Kết luận........................................................................................................... 61 Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 62
- LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong thời kỳ của sự mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, lại một lần nữa các doanh nghiệp chúng ta có thêm vận hội và thời cơ mới trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như phương pháp tổ chức quản lý tiền tiến. Nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩ m không ngừng được nâng cao. Hàng hoá có chất lượng cao đang tràn ngập trên thị trường với giá rẻ, mẫu mã lịch sự, sang trọng chất lượng xem như hoàn hảo đã và sẽ lấn lướt các sản phẩm trong nước. Để doanh nghiệp ta không b ị thua ngay trên sân nhà thì sản phẩm của ta phải đạt chất lượng tức phải có sự quản lý chất lượng một cách hết sức nghiêm túc. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học - kỹ thuật, hàng ngày có cả trăm phát minh, sáng chế mới ra đời và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra những sản phẩm có hà m lượng khoa học kỹ thuật cao. Với các nhân tố đó tất sẽ dẫn tới cuộc chạy đua chất lượng và vì thế chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ hoàn thiện lên. Những doanh nghiệp yếu kém về năng lực sản xuất, vốn ít, tổ chức quản lý kém là m sao có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao để lưu thông trên thị trường. Mức sống của con người ngày một cao nhu cầu ngày một đa dạng và phong phú. Họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có giá trị sử dụng, giá trị thẩ m mỹ cao chứ không phải sản phẩ m có giá rẻ, chất lượng thấp. Lại một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp. Nhận thức sâu sắc về vấn đề trên, các doanh nghiệp đã tìm cho mình những bước đi thận trọng với hàng loạt các chiến lược, chính sách và giải pháp nhằ m nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệ u quả sản xuất kinh doanh của mình. Hoà chung dòng chảy đó, Công ty CP bánh
- kẹo Hải Châu cũng không phải là một ngoại lệ. Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các chính sách chất lượng hợp lý luôn coi chất lượng sản phẩ m là trên hết, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu ". Nội dung của đề tài được trình bày qua 3 chương: Chương I- Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Chương II- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu . Chương III- Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng Công ty CP bánh kẹo Hải Châu.
- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Chất lượng là gì ? Nhìn chung theo quan điểm triết học chất lượng là một phần tồn tại bên trong của các sự vật hiện tượng. Còn trong từ điển Tiếng Việt thì chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc. Điều này cho thấy chất lượng mang một ý nghĩa rất rộng và bao trùm lên mọi hình thái tồn tại của thế giới vật chất, kể cả hữu hình và vô hình. 2. Quan niệm về chất lượng sản phẩm. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội không ai phủ nhận tầ m quan trọng của chất lượng sản phẩm. Nó là một yếu tố góp phần đảm bảo sự thành công của một doanh nghiệp nói riêng và cả một nền kinh tế nói chung. Vậy chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng biểu thị toàn bộ giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Có thể đưa ra khái niệm tương đối khái quát như sau: “Chất lượng sản phẩm hàng hoá là tổng hợp các đặc tính của sản phẩ m tạo nên giá tri sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thoả mãn nhu cầu tiê u dùng với hiệu quả cao, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế xã hội nhất định”. 3. Sự hình thành của chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất kinh doanh, mục đích lớn nhất đó là phải sản xuất ra những hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mà điều cốt lõi là khách hàng luôn muốn tìm cho mình một sản phẩm có chất lượng cao giá cả hợp lý đây là một điều không dễ dàng gì đối với các nhà cung ứng. Để tạo ra một sản phẩ m có chất lượng không chỉ đơn thuần quan tâm đến một vài công đoạn của việc sản xuất ra sản phẩm mà bất cứ một sản phẩm nào cũng được hoàn thành theo một trình tự nhất định với nhiều nghiệp vụ khác nhau mà nếu một sự yếu kém bất k ỳ
- nào trong trình tự ấy sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này đã được các học giả phân tích một cách chi tiết các công đoạn phải được quản lý, thực hiện theo một chu trình khép kín, vì sản xuất bắt nguồn từ nhu cầu thị trường và cũng quay trở về thị trường để kiể m chứng và tất nhiên chất lượng sản phẩm cũng được hình thành trong chu trình đó. 4. Những đặc điểm cơ bản của chất lượng sản phẩm Nhìn chung, mỗi sản phẩ m khác nhau đều có đặc điểm riêng quy định cho chất lượng sản phẩ m. Song qua khái niệm về chất lượng sản phẩ m chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm sau: - Chất lượng được đo bằng mức độ thoả mãn của người tiêu dùng. - Chất lượng sản phẩm là một khái niệm mang tính tương đối. - Chất lượng sản phẩm có thể được lượng hoá. - Chất lượng là vấn đề luôn được đặt ra ứng với mọi trình độ sản xuất. Từ các đặc điểm trên ta thấy sự cần thiết phải đánh giá đúng mức chất lượng sản phẩ m, so sánh với nhu cầu của người tiêu dùng để sản phẩm luô n mang lại tối đa lợi ích cho người tiêu dùng và lợi nhuận thu được là lớn nhất. Đồng thời phải xem xét đến sự thay đổi của môi trường ngành kinh tế - kỹ thuật để có mức chất lượng hợp lý. 5. Sự phân loại chất lượng sản phẩm - ý nghĩa và mục đích. 5.1. Chất lượng thiết kế Chất lượng thiết kế được thể hiện ở chỗ sản phẩm hoặc dịch vụ đó được thiết kế tốt như thế nào để đạt được mục tiêu. Các sản phẩm có tính năng tác dụng, hình mẫu khác nhau như thế nào đều phụ thuộc vào quá trình thiết kế ra chúng. 5.2. Chất lượng thực tế. Chất lượng thực tế của sản phẩ m là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩ m thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc, phương pháp quản lý... Do vậy nó phản ánh khá chính xác khả năng sản xuất sản phẩ m của doanh nghiệp. 5.3. Chất lượng chuẩn
- Chất lượng chuẩn là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng được cấp có thẩm quyề n phê chuẩn. Chất lượng thiết kế phải dựa trên cơ sở của chất lượng chuẩn đã được doanh nghiệp, Nhà nước quy định để có các chỉ tiêu về chất lượng của sản phẩ m hàng hoá hợp lý. 5.4. Chất lượng cho phép. Để xác định chính xác chất lượng cho phép nhà sản xuất phải căn cứ vào năng lực sản xuất thực tế, phương pháp tổ chức quản lý của doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô khác. 5.5. Chất lượng tối ưu. Chất lượng tối ưu là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, hay nói cách khác sản phẩ m hàng hoá đạt mức chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, có khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm bao gồm cả các yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô. Sẽ không thể có quản lý chất lượng sản phẩ m tốt, có các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩ m nếu như chúng ta không biết chất lượng sản phẩm tốt hay xấu là do đâu. 6.1. Một số yếu tố ở tầm vĩ mô. Các yếu tố này có tác động rất lớn tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, khi nó mang tính tích cực sẽ làm cho doanh nghiệp có vị thế hơn trên thương trường, sản phẩm của họ có sức cạnh tranh cao và ngược lại. 6.2. Các nhân tố tác động tới chất lượng sản phẩm ở tầm vi mô. Sản phẩm là kết quả của một quá trình biến đổi, do vậy chất lượng sản phẩ m cũng là kết quả của quá trình. Mà một quá trình sản xuất lại gồ m nhiều các công đoạn khác nhau. Trong mỗi công đoạn đó nó đều chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản như: Con người; phương pháp tổ chức quản lý; thiết bị công nghệ; nguyên, nhiên vật liệu- đó là điều ta không thể phủ nhận. 7. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.
- Trong thực tiễn ta gặp rất ít sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, mà thường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể tập hợp một số chỉ tiêu sau để đánh gía chất lượng sản phẩm: - Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩ m hàng hoá. - Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật- công nghệ. Bằng cách nào ta có thể kiể m tra, đánh giá về giá trị sử dụng của sản phẩ m. Ta sẽ không có kết luận gì về chất lượng sản phẩ m hàng hoá nếu như không nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng sau: + Chỉ tiêu về cơ lý hoá như khối lượng, thông số kỹ thuật, các thông số về độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, an toàn khi sử dụng và sản xuất... mà hầu như mọi sản phẩm đều có. Các chỉ tiêu này thường được quy định trong văn bản tiê u chuẩn của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, hợp đồng kinh tế... + Chỉ tiêu về sinh hoá như mức độ ô nhiễm đến môi trường, khả năng toả nhiệt, giá trị dinh dưỡng, độ ẩm, độ mài mòn,...Tuỳ vào từng mặt hàng cụ thể và thành phần mỗi chỉ tiêu chiếm mà ta tiến hành kiể m tra các chỉ tiêu này ở một mức độ nhất định, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Nhóm chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mỹ. Các chỉ tiêu này bao gồm: chỉ tiêu về hình dạng sản phẩm, sự phối hợp các yếu tố tạo hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc thời trang... Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩ m phụ thuộc vào ý kiế n chủ quan của nhiều người, khó được lượng hoá và vì vậy đòi hỏi cán bộ kiể m nghiệm hay người tiêu dùng phải có kinh nghiệm, am hiểu thẩ m mỹ. Phần lớn các sản phẩm mang đặc trưng này là các sản phẩ m về nghệ thuật, tranh ảnh, quần áo thời trang, đồ trang sức... - Nhóm các chỉ tiêu kinh tế.
- Các chỉ tiêu kinh tế, nhó m này bao gồ m chi phí sản xuất, chi phí cho quá trình sử dụng, chi phí cho quá trình bảo trì bảo dưỡng, giá cả.... Đây là chỉ tiêu quan trọng luôn được nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá. 8. Vấn đề cơ bản của đảm bảo và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm Khi chúng ta coi chất lượng là trên hết sẽ làm cho chất lượng sản phẩ m của doanh nghiệp đẩy lên ở mức cao, nó cũng đem lại năng suất lao động lớn, đến lượt nó lại tạo thuận lợi cho việc giả m chi phí, tăng thu nhập. Đảm bảo chất lượng của sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng mà họ đã tin tưởng, mua và sử dụng sản phẩm hàng hoá của công ty. Đây chính là trách nhiệ m của các nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Để có được sự tín nhiệm của khách hàng về sản phẩm của mình phải mất rất nhiều thời gian hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm có khi đến hàng chục năm. 9. Lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Trong điều kiện khi mà đời sống của con người đã tăng cao, khi người tiêu dùng muốn loại trừ những phiền hà, cản trở do sản phẩ m kém chất lượng gây ra thì vấn đề phải được giải quyết trước hết là chất lượng sản phẩ m. Để thu hút được người tiêu dùng, các hãng sản xuất phải tập trung mọi nỗ lực để giả i quyết vấn đề chất lượng. Có thể nói chất lượng là yếu tố hàng đầu trong cuộc cạnh tranh, giá cả chỉ là yếu tố sau nó. Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩ m có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng. II. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP Chất lượng sản phẩ m mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, hiểu rõ, hiểu sâu về chất lượng sản phẩ m không chưa đủ nói lên điều gì vì không phả i cứ sản xuất sản phẩm ra là đã có chất lượng mà điều tối quan trọng là chúng ta phải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng mục tiêu đã định. Vậy quản lý chất lượng là gì ? Và quản lý như thế nào cho có hiệu quả lại la vấn đề rất phức tạp và cũng có không ít các quan điểm, các trường phái khác nhau nhìn nhận về
- cùng một vấn đề này. Mà chính lý do đó mà quản lý chất lượng ngày một hoàn thiện hơn tương xứng với tầ m quan trọng của chất lượng sản phẩm. Ta hã y nghiên cứu vấn đề này qua các nội dung sau. 1. Trước hết ta phải hiểu quản lý chất lượng là gì ? Và vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm?. 1.1. Quản lý chất lượng sản phẩm. Cũng như chất lượng sản phẩ m, quản lý chất lượng sản phẩm cũng có nhiều cách nhìn khác nhau do nó phụ thuộc vào đặc điể m của đối tượng quản lý, và vị trí của chủ thể quản lý đối với đối tượng vật chất. Mục tiêu then chốt của quản lý chất lượng sản phẩm là tạo ra những sản phẩ m thoả mãn nhu cầu xã hội. Thoả mãn thị trường với chi phí xã hội thấp nhất nhờ các hoạt động bảo đả m chất lượng của đồ án thiết kế sản phẩ m, tuân thủ đồ án ấy trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng sản phẩ m. Một mục tiêu có thể có nhiều phương pháp khác nhau để cùng đạt được mục tiêu đó. “ Quản lý chất lượng là một hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và thự hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ cho chúng ta một cách sử dụng hợp lý nhất, tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩ m sẽ làm giảm hàng kém phẩ m chất là m ra hàng có chất lượng tốt hơn, làm giảm giá thành sản phẩ m. Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là không mâu thuẫn và hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ công tác quản lý chất lượng. Quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới song nó cũng gây sức ép lớn cho các doanh nghiệp. Trong kinh doanh nếu như đặt mục tiêu lợi nhuận lên
- hàng đầu thì tất về lâu dài doanh nghiệp sẽ nằm ra ngoài quỹ đạo của thị trường. Đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau song chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất. Vậy nên, quản lý chất lượng chính là phương thức mà doanh nghiệp cần tiếp cận và hoà n thiện hệ thống của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng thắng lợ i trên thương trường. 2. Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy, sự thành công của các doanh nghiệp trên thương trường đặc biệt là các doanh nghiệp ở Nhật đều bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng đó là họ khởi nguồn mọi hành động là chất lượng, phương châm là chất lượng. Điều đó giải thích tại sao sản phẩ m của Nhật luôn được người tiêu dùng tín nhiệ m,nó mang lại sức cạnh tranh to lớn bên cạnh những sản phẩ m được sản xuất ở một số ước Tây Âu, Bắc Mỹ… Quản trị chất lượng là công việc, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với ý nghĩa chiến lược, đồng thời phải quán triệt quản lý tác nghiệp ở từng phân xưởng, tổ đội sản xuất vì thế có các nguồn thông tin hai chiều. Quản trị nói chung và quản lý chất lượng nói riêng không có thông tin thì không thể thực hiện quản ý và thông tin trong mối quan hệ tương tác đòi hỏ i phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, có như thế cán bộ lãnh đạo quản lý chất lượng mới có các quyết định đúng đắn. Quản lý chất lượng phải được các cấp trong doanh nghiệp thấm nhuần các mục đích,vai trò, ý nghĩa của nó đối với hãng và chính bản thân các nhân viên. Các doanh nghiệp phải tổ chức các chương trình đào tạo, có thể đào tạo trong hoặc ngoài công việc cho ban giá m đốc hãng, các thành viên của ban quản lý, trưởng phòng, đốc công, công nhân, thiết lập lên nhu cầu các nhó m hoạt động vì chất lượng. 3. Những yêu cầu chủ yếu trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp
- Quản lý chất lượng sản phẩ m phải chú ý tới con người, ta đã tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và khẳng định con người là nhân tố cơ bản nhất quyết định đến việc tạo ra chất lượng sản phẩm cao hay thấp. Từ giá m đốc cho tới người công nhân đều phải thấy được trách nhiệm của mình về vấn đề chất lượng. Quản lý chất lượng sản phẩm tập trung vào các quá trình, quản lý hệ thống. Nâng cao tính linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống và các quá trình từ thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩ m. Đồng thời xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc về chất lượng sản phẩ m và có biện pháp tác động nhằm ngăn chặn những nhân tố đó. Trong đó cần sử dụng vòng tròn chất lượng và các công cụ thống kê để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Phát triển và tập trung ưu tiên cho những vấn đề quan trọng nhất trong công tác quản lý. 4. Các chức năng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm được hiểu một cách rộng rãi và toàn diện, báo quát mọi chức năng cơ bản của quá trình quản lý. Nó được tiến hành theo trình tự: Nghiên cứu nhu cầu – thiết kế – thi công- chế tạo… đến lưu thông sử dụng sản phẩm. - Chức quy định (hoạch định) chất lượng sản phẩm: Chức năng hoạch định mang tính quyết định đến hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm. Hoạt động này cho phép doanh nghiệp có một mục tiêu chất lượng, và phương châm hành động vì chất lượng cũng như sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể khai thác. Từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất và thị trường. - Chức năng quản lý chất lượng sản phẩ m gồ m mọi hoạt động các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, hay chi tiết hơn đó là từ khi chuẩn bị nguyên, nhiên vật liệu chế tạo thử sản xuất đại trà và chuyển sang mạng lưới lưu thông phân phối rồi sử dụng sản phẩm. - Chức năng đánh giá chất lượng sản phẩm: Để chất lượng sản phẩm hoàn hảo đòi hỏi việc đánh giá chất lượng sản phẩ m phải thực hiện chi tiết và
- tổng hợp có nghĩa là đánh giá từ các yếu tố đầu vào, sản xuất cho tới chất lượng sản phẩm được chế tạo ra. - Chức năng cải tiến và điều chỉnh. 5. Hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp Hiểu rõ được quản lý chất lượng, vai trò , ý nghĩa, mục đích, các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm và việc sử dụng linh hoạt các công cụ trong quản lý các doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được những lợi thế. Nhờ công tác quản lý chất lượng mà công việc của bộ phận trong công ty tiến hành trôi chảy, nâng cao lòng tin của bên ngoài như các cơ quan ngân hàng, cơ quan thuế, các cơ quan hành chính… đối với công ty.
- CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1. Sự ra đời của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công ty mía đường I- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ,do được sự giúp đỡ của hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) nên mới có tên gọi là Hải Châu. Công ty được thành lập ngày 02/09/1965, quá trình hình thành và phát triển có thể được tóm tắt như sau. 2. Những giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. 2.1. Thời kỳ thành lập từ năm 1965-1975 Thời kỳ này do có chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên công ty không còn lưu giữ được các số liệu ban đầu về vốn đầu tư của công ty. Năng lực sản xuất của công ty bao gồm 3 phân xưởng chính là: Phân xưởng bánh; Phân xưởng kẹo; Phân xưởng sản xuất mỳ sợi. Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng máy móc, thiết bị hư hỏng, Công ty được Bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Châu (nay là Công ty bánh kẹo Hải Châu - Bộ Công nghiệp). 2.2. Thời kỳ từ năm 1976-1985 : Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976 Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa Mậu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng giấy phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng là sữa đậu nành và Bột canh. Năm 1982, do khó khăn về bột mỳ và nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi thay lương thực, Công ty được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mỳ lương thực. Trong thời kỳ này, Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động, đồng thời đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca. Bánh kem xốp là sản phẩm đầu tiên
- ở nước ta. Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là 250 người/nă m. 2.3. Thời kỳ từ năm 1986-1991 : Trong thời gian từ năm 1986-1990, tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun, Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ngày. Từ 1990-1991, Công ty lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ, công xuất 2.5-2.8 tấn/ca . Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là 950 người/nă m. 2.4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay : Từ năm 1993 đến năm 2004, Công ty đầu tư mua thêm một số dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Công ty đã thực hiện đấu thầu thiết bị và xây dựng với giá trị thiết bị trên 47 tỷ đồng xây lắp nên 6.5 tỷ đồng công trình xây dựng lắp đặt thiết bị xí nghiệp bánh mềm cao cấp đã cơ bản hoàn thành, đang triể n khai kế hoạch đưa vào sản xuất chính thức trong dịp cuối năm. Công ty dự kiến đưa sản phẩm bánh mề m cao cấp mới đầu tư cùng với sản phẩm hiện có để phục vụ nhân dân trong dịp tết Nguyên đán năm nay. Năm 2004, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá trên cơ sở sắp xếp lại quá trình lao động hợp lý, đẩy mạnh hoạt động sản xuất của Công ty nhằm tăng doanh thu và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. 3. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu Công ty CP bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, song trong cơ chế thị trường công ty độc lập tự chủ hơn trong các vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất hoạch toán kinh doanh từ đó làm tăng tính nhanh nhạy năng động hơn cho tổ chức. Theo quy định của Nhà nước cũng nhu các quy định của công ty về quyền hạn, chức năng nhiệ m vụ thì ta thấy công ty đóng một vai trò rất quan trọng với trách nhiệm khá nặng nề đối với khu vực kinh tế Nhà nước nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tớ i công ty phải thực hiện một số chức năng nhiệm vụ chính sau:
- - Thứ nhất, Công ty tự chủ sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế. - Thứ hai, Công ty cùng với các liên doanh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩ m sang thị trường khu vực và thế giới đồng thời nhập khẩu thiết bị ,công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty mà Công ty không có khả năng tận dụng những vật tư đó ở trong nước. - Thứ ba, Ngoài sản xuất bánh kẹo là chính, Công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được vật tư, lao động đảm bảo đời sống cho người lao động. Từng bước đưa Công ty lớn mạnh trên thương trường. Ngoài các nhiệm vụ trọng yếu trên Công ty CP bánh kẹo Hải Châu còn có nhiệm vụ: - Bảo toàn và phát triển vốn được giao. - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thầ n cho cán bộ công nhân viên chức. Tất cả những chức năng nhiệ m vụ đó đã được quán triệt tới tất cả các phòng ban, từng tổ, nhóm, người lao động để cùng phấn đấu cho mục tiêu của doanh nghiệp. Để hoàn thành được nhiệ m vụ to lớn của mình, đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và cơ chế hoạt động phải gọn nhẹ, có hiệu lực và có hiệu quả. 3.2. Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Bộ máy quản lý của Công ty gồm hai cấp: Công ty và cấp phân xưởng và được bố trí theo cơ cấu trực tiếp chức năng, hệ thống này gắn các chuyên gia làm việc chức năng với các chỉ huy trực tuyến khi ra các quyết định quản trị liên quan đến chức năng mà họ phụ trách nên khắc phục được hạn chế tách rời việc chuẩn bị và ra quyết định, nhờ vậy cũng khắc phục được tình trạng tách rời người ra quyết định với người thực hiện quyết định. Bên cạnh đó còn có ưu điể m là các mệnh lệnh, nhiệ m vụ và thông báo tổng hợp được chuyển lần lượt từ lãnh đạo doanh nghiệp đến cấp dưới cho đến tận cấp dưới cùng một cách trực tiếp do đó đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. * Về cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành và kiể m soát của Công ty như sau:
- Đại Hội Cổ Đông (ĐHCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền tham dự và biểu quyết theo quy định tạ i Điều lệ. Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của Công ty, có toà n quyết quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT Tổng giá m đốc (TGĐ): Là người điều hành các công việc hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hộ i đồng quản trị, do hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệ m: TGĐ là người đại diện pháp nhân của công ty. Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của giám đốc, chịu trách nhiệ m trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệ m vụ được phân công. Đồng thời không tham gia các chức danh quản lý điều hành sản xuất ở đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Tham mưu cho Giá m đốc về các mặt công tác: - Công tác kỹ thuật - Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ - Bảo hiểm xã hội - Kiể m tra chất lượng sản phẩm Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho Giá m đốc về các mặt công tác: - Kinh doanh tiêu thụ sản phẩm - Hành chính và bảo vệ - Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng. Kế toán trưởng Công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán Tài chính, thống kê của Công ty, có các quyền và nhiệ m vụ theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty. * Các phòng ban: Phòng Tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác - Công tác tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương
- - Soạn thảo các quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị - Tuyển dụng, điều động lao động - Công tác bảo hộ lao động - Thảo các quyết định, các chế độ, chính sách - Công tác hồ sơ nhân sự Phòng kỹ thuật và KCS: Tham mưu cho Giá m đốc về các mặt công tác: - Tiến bộ kỹ thuật - Quản lý quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kỹ thuật - Nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã và bao bì mới - Quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị - Soạn thảo các quy trình, quy phạ m kỹ thuật - Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất - Tổ chức đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác: - Xây dựng kế hoạch tổng hợp (1 nă m, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp) - Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu - Công tác tiêu thụ sản phẩ m Phòng kế toán - thống kê - Tài chính. - Giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Tài chính kế toán, thông tin, kinh tế, tổ chức hạch toán trong toàn bộ Công ty và pháp luật Nhà nước và điều lệ tổ chức kế toán theo chế độ chính sách. - Tổ chức bộ máy kế toán từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bộ máy chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng tài khoản hệ thống kế toán phù hợp với điều hành và quản lý kinh tế ở các đơn vị và Công ty. - Phân tích hoạt động kinh tế nhằm phát huy điể m mạnh và hạn chế điể m yếu của Công ty. Phòng hành chính: Tham mưu cho Giá m đốc về các mặt công tác: - Hành chính quản trị - Đời sống - Y tế, sức khỏe - Nhà trẻ mẫu giáo Phòng bảo vệ: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: “Giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty công nghệ phẩm Minh Quân”
42 p | 722 | 301
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
17 p | 398 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 298 | 66
-
Chuyên Đề Tốt Nghiệp - Đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Cung cấp giải pháp tự động hóa PAS"
84 p | 221 | 63
-
Đề tài: Giải pháp để quản trị tri thức có hiệu quả tại ngân hàng kĩ thương Techcombank Việt Nam
31 p | 152 | 40
-
Đề tài Giải pháp cho hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Thủ Dầu Một
66 p | 199 | 40
-
Báo cáo: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng nước sinh hoạt hiệu quả ở phường Linh Trung quận Thủ Đức
18 p | 213 | 29
-
Báo cáo nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
6 p | 176 | 26
-
Dự án: Đề xuất giải pháp quản lý văn bản và điều hành (Edocman Plus)
25 p | 121 | 19
-
Tiểu luận tốt nghiệp Môi trường tài nguyên: Ứng dụng mô hình toán và công nghệ GIS để phân tích rủi ro ngập lụt và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp
73 p | 119 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Khaysone Phomvihane giai đoạn 2015 - 2020
25 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh Vĩnh Phúc
89 p | 84 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững
176 p | 72 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý sử dụng điện các Cơ sở chế biến lúa gạo thuộc huyện Châu Thành - Tiền Giang
94 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài côn trùng trong rừng trồng tại tiểu khu 647 – Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ - Thanh Hóa
80 p | 20 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững
26 p | 65 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Đề xuất giải pháp quản lý đô thị nhà ven kênh rạch tại khu vực Quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh
22 p | 19 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Khí hóa lỏng Đồng Tháp
74 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn