Đề tài: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM
lượt xem 117
download
Cả nước hiện có khoảng 2.526 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng 32,26% so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kế hoạch năm 2010. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5 của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG Đ ẠI HỌC KINH TẾ TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- CAO HỮU LỘC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM Ch uyên ngành: Kinh tế tài chính- ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI H ƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS: NGUY ỂN THỊ UYÊN UYÊN TP.Hồ Chí Minh- Năm 2011
- LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, Quý bạn đọc! Tác giả luận văn: Tôi, Cao Hữu Lộc, học viên cao học khóa 16, Khoa Kinh tế Tài chính- Ngân hàng, xin cam đoan: Đề tài này là do tôi tự nghiên cứu, không sao chép. Mọi số liệu, bản biể u được trích dẫn trong luận văn, các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Mọi sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2011 Người cam đoan CAO HỮU LỘC
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU: ……………………………………………………………………………. 12 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH …………………………………………………………………….. 16 1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH- NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH ………………………………………………….………..……………………16 1.1.1. Rủi ro tài chính là gì, các loại rủi ro tài chính…………..…………………... 16 1.1.1.1. Định nghĩa rủi ro tài chính, rủi ro kiệt giá tài chính ..………………….16 1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp….…….………………..16 1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá …………………………….….…………………..…17 1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất …………………………………………….………..17 1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả h àng hóa …………….………………….17 1.1.2. Nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính: ………………….…………..17 1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính………………….……….……….. ..17 1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá ………… .……….……… .18 1.1.2.1.2. Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất ………...…………………18 1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả h àng hóa .………………....18 1.1.2.2. Tác động của rủi ro tài chính:……………………………….................19 1.1.2.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.…………..19
- 2 1.1.2.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư của doanh nghiệp ….…………………………………………. ………...….…………..20 1.1.2.2.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp …..……………..20 1.1.2.2.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp ………..………...........20 1.2. SẢN PHẨM PHÁI SINH CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ ……………………………………….……………………………………..……. 21 1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forwards) …………………………………….….……….. 22 1.2.2. Hợp đồng giao sau (future) ……………………………………….………… 24 1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (options) ……………………………….……..…….25 1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (swaps) …………………………………….…….…… 26 1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH ……………………………………………...……………..…….............29 1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh …….……….……………...…..29 1.3.1.1 Quản trị rủi ro ……………………………………….………….….......29 1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá …………………..………….…. . 29 1.3.1.3. Các lợi thế hoạt động …………….…………………..………….…......30 1.3.1.4. Th ị trường hiệu quả ……..……….…………………..……….….…....30 1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh……………………..………….….…......30 1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro…….……….……………...…..31 1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức đ ể tìm kiếm lợi nhuận ………………..31 1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm phái sinh không phù hợp …………………..………………….……..………….…..32 1.3.3. Sự cần thiết sử dụng sản phẩm ph ái sinh …..…………….……….…....….. 32 1.4 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN H ÌNH MILLAR WESTERN FOREST PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN SÀN GIAO DỊCH H ÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM ………………………………………………………………..…………………33
- 3 1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME) …………. .33 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam …………………..……………………………………....………………38 1.4.2.1. Tối ưu hóa chi phí dự trữ gỗ nguyên liệu để bán hoặc để chế biến th ành sản phẩm đồ gỗ …………..……………………....…………………………..…38 1.4.2.2. Các d ự báo về biến động giá cả và tỷ giá chỉ làm “sắc nét” cho kế hoạch phòng ngừa, chứ không phải là căn cứ cho quyết định phòng ngừa rủi ro …... 39 1.4.2.3. Quy mô hợp đồng giao sau, thời điểm đáo hạn. ………………….…...39 1.4.2.4. Các bư ớc tiến h ành khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguyên liệu:………..........................................................................................................39 1.4.2.5. Tiến hành nhận diện, đo lường độ nhạy cảm và am hiểu các loại rủi ro công ty đang gánh chịu: ……………………………………………….……....41 1.5. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM. BÀI H ỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM…....…………………42 1.5.1. Kinh nghiệm hoạt động sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam ………….……..42 1.5.1.1. Giới thiệu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC)……42 1.5.1.2. Tình hình ho ạt động kinh doanh của BCEC……………………………44 1.5.1.3. Nguyên nhân BCEC chưa triển khai thành công giao dịch giao sau ….44 1.5.1.4. Giao dịch bằng hợp đồng tương lai trên thị trư ờng Luân Đôn, thông qua môi giới là ngân hàng Techcombank…………………………………………….47 1.5.2. Bài học phát triển sản phẩm phái sinh đ ể phòng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xu ất khẩu gỗ Việt Nam....……………………. 47 1.5.2.1. Thành lập trung tâm giao dịch, cung ứng gỗ cho 3 miền Bắc, Trung, Nam……………………………………………………………………………….49 1.5.2.2.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng giao sau và quyền chọn gỗ xẻ trên sàn giao d ịch Chicago................................50
- 4 1.5.2.3. Đặc thù rủi ro tài chính, phái sinh ngành gỗ có gì khác với cà phê hoặc các nông sản khác:……………………………… ………………………………….51 Kết luận chương 1: ……………………………………………..……………………52 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG Q UẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA........53 2.1. ĐẶC TH Ù RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM ………………………………..….53 2.1.1. Khó khăn về biến động tỷ giá trong xuất khẩu sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nư ớc ngo ài………………………….……………………………...53 2.1.2. Khó khăn do biến động lãi suất từ các khoản vốn vay ngắn hạn và dài h ạn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng………………………………………………...56 2.1.3. Khó khăn về biến động giá cả gỗ nguyên liệu, thu mua gỗ nguyên liệu trong nước và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ n ước ngoài.………………………..……….57 2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.....……….59 2.2.1. Rủi ro tỷ giá: .……………………….……….…………………………..…59 2.2.2. Rủi ro lãi suất: …………………….………….…………………………..…60 2.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa- n guyên vật liệu: …………….…….....…62 2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỔ VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM …………………………………………………………………………….64 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra và xử lý số liệu ………………………....64 2.3.2. Một số giá trị thống kê về cuộc điều tra………………………………………65 2.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc điều tra…………..…...65 2.3.2.2. Nhận diện những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và xu ất khẩu gỗ thường gặp và mức độ quan trọng của mỗi rủi ro ……………….65
- 5 2.3.2.3. Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro phổ biến ở doanh nghiệp: ……………………………………………………………. 68 2.3.2.4. Th ực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh ………………………………..69 2.3.2.5. Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tài chính (kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi)……………………………….70 2.3.3. Nguyên nhân các Doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn xem nhẹ việc sử dụng sản phẩm phái sinh ……………………………………………………………………...71 2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía thị trường ………………………………………...71 2.3.3.2.Nguyên nhân từ điều tiết tỷ giá của Nhà nước,biên độ giao dịch USD…..72 2.3.3.3.Nguyên nhân từ hạch toán kế toán và chi phí …………………………72 2.3.3.4.Nguyên nhân từ trình độ nhận thức của các doanh nghiệp ……………... 73 2.3.4. Đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp đối với rủi ro tài chính thông qua Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo thu nh ập hợp nhất, bảng lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền)……………………..……………….. 74 2.3.4.1. Các chỉ số về tính thanh khoản của công ty: ……………………..…..75 2.3.4.2. Công ty sử dụng đòn b ẩy tài chính:…………………………………...75 2.3.4.3. Độ nhạy cảm về giao dịch đối với tỷ giá ……………………… .…... 76 2.3.4.4. Độ nhạy cảm với lãi suất …………………………………………….… 77 2.3.4.5. Độ nhạy cảm với biến động giá hàng hóa……………………..…….…..79 2.3.5. Tác động của việc xem nhẹ trong việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủ i ro tài chính của các DN sản xuất ch ế b iến và xu ất khẩu gỗ Việt Nam……..80 2.3.5.1. Rủi ro về cân đối dòng tiền……..……………………………………..80 2.3.5.2. Rủi ro về lãi su ất tiền vay………………………………………………82 2.3.5.3. Rủi ro về tỷ giá hối đoái …………………….………………………...82 2.3.5.4. Rủi ro về khả năng tái đầu tư ………………….………………….…...83 2.3.5.5. Khó khăn nh ập khẩu nguyên vật liệu……………….…………….…..83 2.4. NH ỮNG HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM..84
- 6 2.4.1. Chưa nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải. …………………………………………..………………………. 84 2.4.2. Doanh nghiệp hiện nay “Phòng” hơn là “Chống” các biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (những biến động đã xảy ra) ………….………………………....85 2.4.3. Doanh nghiệp còn xem nh ẹ công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính…………………….…………………….………..…………………………….86 2.4.4. Chưa am hiểu và quan tâm việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính trong phòng chống rủi ro. …………………….……….……….……………….………. 86 2.4.5. Chưa xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính…….... 87 2.4.6. Doanh nghiệp có hoặc chưa có giám đốc tài chính: ….….…………….….. 87 2.4.7. Những nhà qu ản trị cấp cao chưa quan tâm đúng mức công tác quản trị rủi ro tài chính…………………………………………………………………..……………. 88 Kết luận chương 2: …………………….………………….…………………………88 Chương 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM …………………………..…………………………89 3.1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP .............…..……………………........90 3.1.1. Doanh nghiệp cần nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính đang gặp phải...........................................................................……..……………………… 90 3.1.2. Nâng cao nh ận thức của doanh nghiệp về rủi ro, về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế sử dụng sản phẩm phái sinh....... .......……….……91 3.1.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản trị rủi ro, thuyết phục hội đồng quản trị và cổ đông chấp thuận việc phòng ngừa rủi ro.........….…………….......……… ..92 3.1.4. Nâng cao nh ận thức, chất lượng của ban quản trị cấp cao và tăng cường vai trò của hội đồng quản trị:. ....………...........................................................................93 3.1.5. Doanh nghiệp xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích hợp........................................………......................................................................95 3.1.6. Doanh nghiệp cần phân biệt giữa quản trị rủi ro và đ ầu cơ, công cụ phái sinh tài chính phải đư ợc sử dụ ng phù hợp..........................................................................96
- 7 3.1.7. Đánh giá đúng đ ắn hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro mang lại.............96 3.1.8. Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính:......................97 3.1.9. Tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh và sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro..............................................................................98 3.1.10. Xây d ựng tổ chức bộ máy nhân sự và quy trìn h cho công tác phòng ngừa rủi ro. ..................................………............................................................................99 3.1.11. Xây dựng chính sách và chương trình qu ản trị rủi ro tài chính phù hợp cho từng doanh nghiệp....………...................................................................................102 3.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA HỆ THỐNG NGÂN H ÀNG VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.................................................................................................. ........................ 1 07 3.2.1.Ngân hàng hỗ trợ tư vấn, tuyên truyền, quảng bá giao dịch phái sinh đến doanh nghiệp ...................................................................................................................107 3.2.2. Ngân hàng cần cải tiến chất lư ợng, đa dạng hóa sản phẩm phái sinh, đào tạo đội ngũ tư vấn có chất lượng..................................................................................…..108 3.2.3. Xác đ ịnh phí quyền chọn hợp lý hơn ......................................................….109 3.2.4. Sử dụng các loại option không phí.........................................................….109 3.2.5. Rút ngắn thời hạn tối thiểu của option.........................................................110 3.2.6. Thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn: .........................................…110 3.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ, BỘ CÔNG THƯƠNG, HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM.....……………………………………………………………111 3.3.1. Giảm rủi ro trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn gỗ nguyên liệu thông qua các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nư ớc có rừng ………..…………...…….111 3.3.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao d ịch Chicago, bên cạnh sàn giao dịch điện tử và ch ợ giao ngay tại 3 miền Bắc Trung Nam…………..…..……………………….……... 112 3.3.3. Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho to àn xã hội, thu hút khách hàng tham gia giao dịch phái sinh..................................................……………….…………………....113
- 8 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM..................................114 3.4.1. Nhà nư ớc cần điều hành h ợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh …….114 3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phát triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp..…....116 3.4.3. Từ phía Ngân hàng Nhà nước: nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước vào thị trường........................................... ….……………………………………..............117 3.4.4. Kiến n ghị đối với Hiệp Hộ i gỗ và Lâm sản Việt Nam.............................…. 119 3.4.5. Kiến n ghị đối với Bộ Tài chính ……………………………………………...120 Kết luận chương 3: …………………………………………………………………....121 KẾT LUẬN: ……………. ……………………………………………………….......122 Tài liệu tham khảo: ………………………………………………………..……….....124 Phụ lục 1: Phiếu điều tra………………………………………………………….…….126 Phụ lục 2: Danh sách các công ty điều tra ……………………………………….…….130 Phụ lục 3 : Đơn vị đo lường gỗ ở thị trường h àng hóa Mỹ và đ ặc điểm giao dịch gỗ xẻ trên sàn CME…………………………………………………..………….……….…….......134 Phụ lục 4 : Bảng cân đối KT hợp nhất của Công ty CP k ỹ nghệ gỗ Trường Thành…..137
- 9 DANH MỤC BẢNG KÊ Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ (2000-2010). Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (10 nước có kim ngạch xuất kh ẩu cao). Bảng 2.3: Số liệu thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam (đến tháng 6/2008). Bảng 2.4: Cơ cấu vốn vay của một số doanh nghiệp sản xuất chế biến và xu ất khẩu gỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2010. Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn phiếu điều tra. Bảng 2.6 : Thống kê thăm dò lo ại rủi ro DN thường gặp . Bảng 2.7: Thống kê thăm dò m ức độ quan ngại rủi ro. Bảng 2.8: Kết quả điều tra loại rủi ro DN quan ngại nhất. Bảng 2.9: Thống kê thăm dò thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp. `Bảng 2.10 : Số liệu các khoản vay và chi phí lãi vay. Bảng 3.1: Tóm lược các tình huống phòng ngừa trong hợp đồng giao sau. Bảng 3.2: Các tình huống phòng ngừa rủi ro .
- 10 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT - DN: doanh nghiệp. - Doanh nghiệp CBG: doanh nghiệp sản xuất chế biến và xu ất khẩu gỗ. - HĐGS: h ợp đồng giao sau. - HĐQC: hợp đồng quyền chọn. - HĐQT: hội đồng quản trị. - QTRR: quản trị rủi ro. - RR: rủi ro. - SPPS: sản phẩm phái sinh. - “Thiên nga đen”: là một thuật ngữ được khai sinh bởi Giáo sư Nassim N. Taleb, một học giả uyên bác nổi tiếng với nhiều nghiên cứu về tính ngẫu nhiên và tri thức của con ngư ời, về môn khoa học thống kê, về những quyển sách bán chạy nhất thế giới của ông và về những cảnh báo trước khủng hoảng m à về sau đều ứng nghiệm. Trước khi người ta tìm ra nước Úc, cư dân ở Lục Địa Già đ ều tin rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng. Nhưng vào đầu thập niên 1790, phát hiện của một nhà tự nhiên học người Anh, John Latham, về loài thiên nga đen ở vùng Tây Nam nước Úc đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Do đó, theo cách diễn giải của Giáo sư Taleb, "những sự kiện mà ai cũng tin rằng hầu như không thể nào xảy ra nhưng lại tác động rất lớn được xem là Thiên Nga Đen" và "khả năng xảy ra của những sự kiện tưởng chừng như không thể cũng tương đương với khả năng không xảy ra của những sự kiện tưởng chừng nh ư vô cùng chắc chắn ".
- 11 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Thống kê thăm dò các lo ại rủi ro doanh nghiệp thường gặp. Hình 2.2 : Mức quan ngại các loại rủi ro của doanh nghiệp. Hình 2.3 : Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh. Hình 2.4 : Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh. Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự công tác quản trị rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp vừa và lớn .
- 12 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cuộ c khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn hiện nay là trầm trọng nhất trong 100 năm trở lại đây và sẽ có tác động trực tiếp ho ặc gián tiếp tới doanh nghiệp Việt Nam là điều không th ể tránh khỏi. So với các nư ớc tư bản có n ền kinh tế th ị trường hàng trăm năm nay, các doanh nghiệp củ a Việt Nam nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm trong kinh tế thị trường. Mặt khác, do có sự bảo hộ của nhà nước quá lâu nên gây ra tâm lý ỷ lại, chủ quan từ phía các doanh nghiệp. Nên m ột khi khủng hoảng tài chính xảy ra hoặc b ị ảnh hưởng của khủng ho ảng tài chính – tiền tệ thế giới như hiện nay làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vô cùng bị động, cứ loay xoay để tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp trong th ời k ỳ khủng hoảng. Người ta hầu như không thể dự đoán được những biến cố kiểu ''Thiên Nga Đen''. Do vậy, thay vì duy trì ảo tưởng rằng có thể lường trư ớc tương lai, các nhà quản trị doanh nghiệp n ên tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng từ những nguy cơ khó nh ận biết. Không một mô hình d ự báo nào dự đoán được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, những tác động vẫn đang tiếp tục khiến các nhà kinh tế học và giáo sư các trường kinh doanh sửng sốt. Những biến cố xác suất thấp, tác động lớn và gần như không thể dự đoán “Thiên Nga Đen” - đang ngày càng thống trị thế giới. Nhờ internet và quá trình toàn cầu hóa, thế giới đã trở thành một hệ thống phức tạp với mạng lưới các mối quan hệ rối rắm và những nhân tố có mối quan hệ chằng chịt. Sự phức tạp không chỉ gia tăng phạm vi ảnh hưởng của các biến cố “Thiên Nga Đen” mà còn khiến người ta không thể dự báo các biến cố dù rất bình thường khác. Thay vì cố gắng dự báo cho bằng được các biến cố xác suất thấp, tác động lớn, các doanh nghiệp nên tìm cách h ạn chế "khả năng phơi nhiễm" trước những biến cố này. Quản trị rủi ro tài chính nên phát huy vai trò giảm thiểu tác động của những điều không biết, thay vì làm một công việc phù phiếm là sáng tạo những kỹ thuật công phu và những minh họa tinh vi để kéo d ài ảo tư ởng về khả năng hiểu biết và d ự đoán môi trường kinh tế, xã hội quanh mình. Cùng với sự h ình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, rủi ro và phòng ngừa, quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh tế học. Các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (forwards),
- 13 Hợp đồng tương lai (future), Hợp đồng quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps)… đang được giới thiệu như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Lý do chọn đề tài: Cả nước hiện có khoảng 2.526 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng 32,26 % so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kế hoạch năm 2010. Mặt hàng gỗ và sản ph ẩm gỗ trở th ành m ặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5 của Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xu ất khẩu gỗ (doanh nghiệp CBG) chủ yếu là xu ất khẩu sản phẩm gỗ vào th ị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số cũng bằng ngoại tệ là đô la Mỹ (80% nguyên vật liệu doanh nghiệp CBG phải nhập khẩu). Trong báo cáo tài chính các công ty kinh doanh ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Điều này cho thấy các công ty đã vận dụng mạnh đòn b ẩy tài chính từ công cụ nợ. Dự kiến năm 2011 và năm 2012 giá cả nguyên vật liệu ngành gỗ, tỷ giá, lãi vay luôn biến động hàm chứa rất n hiều rủi ro. Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất kh ẩu gỗ nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia cả về kinh tế và xã hội. Việc nhận diện các loại rủi ro tài chính thường gặp đối với doanh n ghiệp để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là h ết sức cần thiết. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5. Thế nhưng hiện nay ngành gỗ Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên th ế giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá gỗ nguyên liệu th ế giới. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh gỗ m à còn của người trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng thì việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xu ất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu.
- 14 2. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu. Mục đích: Luận văn tập trung vào trả lời 03 câu hỏi lớn sau: - Bên cạnh các rủi ro về kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất chế biến và xu ất khẩu gỗ ở Việt Nam thư ờng phải đối diện với những rủi ro tài chính nào? - Doanh nghiệp có th ể quản trị rủi ro tài chính như thế n ào đ ể phòng ngừa, né tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại tài chính mà rủi ro có thể gây ra? - Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam như thế nào? Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ h ơn về các mối nguy cơ rủi ro tài chính, hiểu được lợi ích của quản trị rủi ro tài chính, sử dụng công cụ phái sinh tài chính để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh n ghiệp. Đối tư ợng nghiên cứu là các nguy cơ rủi ro tài chính có kh ả năng gây tác động đến khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam. 3. Giới hạn đề tài nghiên cứu. Đặc thù doanh nghiệp thường phải đối diện với rất nhiều loại rủi ro trong quá trình ho ạt động, các rủi ro này h ầu hết đều có mối liên hệ với nhau và hậu quả của nó đều dẫn đến các khoản thiệt hại tài chính. Do vậy đề tài nghiên cứu tổng thể các yếu tố rủi ro tài chính đối với khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam và đề xuất giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính và mục tiêu nghiên cứu đư ợc xác định, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích nh ằm làm rõ các loại rủi ro tài chính và giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ; lợi ích của việc quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Tác giả cũng sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp 141 doanh nghiệp đang ho ạt động để đánh giá mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến rủi ro và quản trị rủi ro tài chính, nhằm minh họa cụ thể hơn nữa về thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay và đề xuất biện pháp n âng cao hiệu quả qu ản trị rủi ro tài chính thích hợp.
- 15 5. K ết cấu luận văn. Kết cấu của luận văn ngoài ph ần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính. Chương 2. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3. Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.
- 16 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH. 1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH - NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH. 1.1.1. Rủi ro tài chính, các loại rủi ro tài chính. 1.1.1.1. Rủi ro tài chính- rủi ro kiệt giá tài chính. Rủi ro tài chính: là những rủi ro liên quan đ ến các thiệt hại có thể xảy ra đối với thị trư ờng tài chính do sự thay đổi của các biến số tài chính: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, ch ứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn b ẩy tài chính - sử dụng nguồn vốn vay - trong kinh doanh . Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những thay đổi từ các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán. Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động lên thu nh ập của doanh nghiệp đư ợc gọi là rủi ro kiệt giá tài chính. Khái niệm rủi ro tài chính và rủi ro kiệt giá tài chính gần như nhau nhưng rủi ro tài chính có ý nghĩa rộng h ơn. Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái kiệt giá tài chính và còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính - sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Trong ph ạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào giới thiệu những vấn đề liên quan đến rủi ro kiệt giá tài chính và chỉ xem xét 3 biến số tài chính là lãi su ất, tỷ giá và giá cả hàng hóa. Như vậy khái niệm liên quan đ ến rủi ro tài chính trong đ ề tài này chỉ hàm ý đ ến rủi ro kiệt giá tài chính. 1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Trước khi ban quản trị đưa ra bất kỳ một quyết định n ào về phòng ngừa rủi ro, họ cần phải nhận diện được tất cả những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Hầu hết các tổ chức phi tài chính đ ều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh, là những rủi ro có liên quan đến bản chất của các hoạt động sản xuất và kinh doanh và các rủi ro n ày là không thể phòng ngừa do “không thể mua đi bán lại được”. Tuy nhiên độ nhạy cảm của giá cả có tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp th ì có th ể phòng ngừa được. Các lo ại rủi ro tài chính bao gồm:
- 17 1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ m à doanh nghiệp không thể dự báo trước. Trong trường hợp các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tỷ giá ngoại tệ mà hàng hóa đ ã được định giá trư ớc, khi tỷ giá có sự biến động có thể tạo ra rủi ro dẫn đến thua lỗ. Tùy theo quy mô sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp có th ể chịu số lỗ do rủi ro về tỷ giá nhiều hay ít. 1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất. Trong ho ạt động kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã đ ược dự tính, song có rất nhiều nhân tố nằm ngo ài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi su ất tiền vay. Chẳng hạn khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh ban đầu bị đảo lộn. Tùy thuộc vào lượng tiền vay của doanh nghiệp và sự biến động của lãi suất mà mức độ tiêu cực của rủi ro lãi su ất cũng sẽ khác nhau. 1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cố định giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có th ể sẽ là một rủi ro lớn. Đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả h àng hóa thay đ ổi hàng ngày. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra thường được ký hợp đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, khi giá cả biến động, nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm đ ã cố định từ trước, nguy cơ thua lỗ là rất lớn. 1.1.2. Nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính. 1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính. Những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận được báo cáo hàng quý của một công ty mà còn có thể định đoạt liệu công ty đó có thể tồn tại hay không. Môt công ty không chỉ cần có các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất, nguồn cung lao động rẻ nhất hoặc là chiến lược tiếp thị tốt nhất; những biến động giá cả đột ngột có thể đẩy những công ty được điều h ành tốt rơi vào tình trạng phá sản. Rủi ro tài chính b ắt nguồn từ vô số các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính như mua bán, đầu tư, vay nợ và m ột số hoạt động kinh doanh khác hoặc là h ệ quả gián
- 18 tiếp của các chính sách thay đổi trong quản lý, trong cạnh tranh, trong các quan hệ quốc tế và thậm chí có thể chỉ do sự thay đổi của thời tiết hay khí hậu. 1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá. Dưới hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods, các nh à nhập khẩu biết được họ sẽ trả bao nhiêu đồng nội tệ để mua hàng hóa và nhà xu ất khẩu biết họ sẽ nhận về bao nhiêu đồng tiền nước m ình. Nếu nhà nh ập khẩu có thể bán cho người tiêu dùng ở một mức giá đem lại lợi nhuận và chi phí của nh à xuất khẩu thấp hơn mức giá xuất khẩu th ì tất đều có lợi trong hoạt động thương m ại. Với việc hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, các qui luật đ ã thay đổi. Cả hai bên tham gia giao dịch hiện nay đ ều phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Mỗi công ty đều muốn tiến h ành giao d ịch bằng đồng tiền của quốc gia mình. Mức lợi nhuận biên của các nhà nhập khẩu có thể bị giảm hoặc bị lỗ nếu đồng tiền của họ giảm giá mạnh và hàng hóa nhập khẩu được định giá bằng đồng tiền của quốc giá xuất khẩu. 1.1.2.1.2 Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất. Diễn biến trên thị trường tài chính Mỹ. Sau khi h ệ thống Bretton Woods sụp đỗ, nh ững bất ổn lãi su ất đ ã giảm đi trong suốt cuối giai đoạn thập kỷ 1970 (m ặc dù lãi suất đã tăng đ ể đói phó với lạm phát). Những bất ổn trong lãi suất của đồng USD trong giai đo ạn thập kỷ 1980 đã lên đ ỉnh điểm. Khi mà Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Mỹ Ông Paul Volcker đã bãi bỏ thông lệ hướng về mục tiêu lãi suất và thay vào đó là bắt đầu hướng về mục tiêu mức tăng cung tiền. Hậu quả lãi su ất biến động thất thường. 1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả hàng hóa. Do xăng d ầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất kinh doanh, việc tăng giá sẽ có những ảnh hưởng nhất định (tăng chi phí) đ ến các DN và nền kinh tế. Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng dầu lửa trong 40 năm qua đều gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính toàn cầu. Tính bất ổn của giá dầu bắt đ ầu gia tăng trong giai đoạn thập kỷ 1980 xảy ra cùng lúc với việc bãi bỏ quy định quản lý xăng dầu ở Mỹ. Giá tăng cao năm 1980 phản ánh tác động của việc Iraq xâm lược Kuwait. Kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh với Iraq lần thứ hai, giá dầu đ ã liên tục phá vỡ các mức kỷ lục và đã vượt qua giá đỉnh năm 1990. Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007-2008 cùng với cuộc khủng hoảng tài chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản năng lượng Việt Nam và bảo vệ môi trường
280 p | 463 | 163
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững
76 p | 409 | 92
-
Chuyên Đề Tốt Nghiệp - Đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Cung cấp giải pháp tự động hóa PAS"
84 p | 221 | 63
-
Nghiên cứu giải pháp sử dụng tuyến cáp ngầm trung áp liên thông giữa các trạm biến áp 110 kv nâng cao độ tin cậy cung cấp điện tại Hà Nội
122 p | 155 | 45
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội
76 p | 163 | 38
-
Báo cáo: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng nước sinh hoạt hiệu quả ở phường Linh Trung quận Thủ Đức
18 p | 213 | 29
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội
188 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0 – 30m nước) tỉnh Sóc Trăng
80 p | 100 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
28 p | 104 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
67 p | 54 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
116 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các đặc điểm nguồn nước và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bị nhiễm mặn do nguồn nước vùng ven biển ĐBSCL (trường hợp nghiên cứu điển hình cho huyện Cần Giuộc, Long An)
193 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
72 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh
72 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
80 p | 19 | 5
-
Báo cáo Đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững nhằm phục hồi cảnh quan rừng tại VQG Chư Yang Sin
18 p | 67 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất Lâm nghiệp tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
80 p | 24 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các đặc điểm nguồn nước và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bị nhiễm mặn do nguồn nước vùng ven biển ĐBSCL (trường hợp nghiên cứu điển hình cho huyện Cần Giuộc, Long An)
27 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn