Đề tài : Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
lượt xem 254
download
Giống như các khoa học nghiên cứu về con người, x ã hội học là lĩnh vực nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với người khác nhưng đi sâu hơn trong việc nghiên cứu các hoạt động xã hội, các hành vi xã hội của con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
- ĐỀ TÀI “Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học” G iáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : 1
- PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU:………………………………………………………………………. 3 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA XÃ HỘI HỌC ........................................................ 4 1. Xã hội học ……………………………………………………………………….. 4 2. Quan hệ xã hội…………………………………………………………………... 4 3. Tương tác xã hội………………………………………………………………… 5 4. Vị thế xã hội……………………………………………………………………… 5 5. Địa vị xã hội……………………………………………………………………… 6 6. Vai trò xã hội…………………………………………………………………….. 6 7. Hành động xã hội………………………………………………………………... 7 8. Thiết chế xã hội………………………………………………………………….. 8 9. Bất bình đẳng xã hội…………………………………………………………….. 9 10. Phân tầng xã hội……………………………………………………………….. 10 11. D i động xã hội………………………………………………………………….. 11 II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC………………….. 12 1. Lịch sử ra đời của xã hội học…………………………………………………. 12 2. Điều kiện và tiền đề của sự ra đời của xã hội học…………………………. 13 2.1. Đ iều kiện phát triển kinh tế xã hội………………………………… 13 2.2. Những tiền đề về tư tưởng, lí luận khoa học……………………... 14 2.3. Một số đóng góp của các nhà sáng lập ra xã hội học……………. 15 III. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC…………... 18 1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học………………………………………… 18 2. Chức năng của xã hội học……………………………………………………... 19 2.1. Chức năng nhận thức…………………………………………………. 20 2.2. Chức năng tư tưởng…………………………………………………… 20 2
- 2.3. Chức năng thực tiễn…………………………………………………… 21 2.4. Chức năng dự báo……………………………………………………… 22 2.5 Ch ức năng quản lý ………………………………………………………. 22 2.6. Chức năng công cụ ……………………………………………………… 22 3. Nhiệm vụ của xã hội học…………………………………………………. 23 IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC…………………… 23 1. Xã hội học nông thôn…………………………………………………………….. 23 2. Xã hội học đô thị………………………………………………………………….. 24 3. Xã hội học gia đình……………………………………………………………….. 24 4. Xã hội học về chính sách xã hội………………………………………………... 25 5. Xã hội học về pháp luật và tội phạm………………………………………….. 26 6. Xã hội học về dư luận xã hội và thông tin đại chúng……………………….. 26 7. Xã hội học giáo dục................................................................................................. 28 V. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC……………………. 29 1. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………. 29 2. Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu……………………………………. 30 3. Phương pháp phỏng vấn…………………………………………………………. 31 4. Phương pháp qua sát……………………………………………………………... 32 K ẾT LUẬN…………………………………………………………………………….. 33 3
- LỜI NÓI ĐẦU X ã hội học là một môn khoa học cụ thể, nó nằm trong hệ thống các môn khoa học về xã hội và nhân văn. Xã hội học đã ra đời muộn hơn nhiều môn khoa học khác nhưng đã nhanh chóng phát triển, trở thành một môn khoa học độc lập. Kiến thức về xã hội học liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học, nhất là trong lĩnh vực các khoa học xã hội: dân tộc học, văn hóa học, chính trị học, giáo dục học, tâm lí học… G iống như các khoa học nghiên cứu về con người, x ã hội học là lĩnh vực nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với người khác nhưng đi sâu hơn trong việc nghiên cứu các hoạt động xã hội, các hành vi xã hội của con người. Đ ể hiểu rõ hơn về xã hội học nên em xin chọn đề tài “Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học” làm bài tiểu luận của môn học. 4
- I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA XÃ HỘI HỌC. 1. Xã hội học. Muốn hiểu đúng nội dung và tính chất của xã hội học chúng ta bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của thuật ngữ này. Người đưa thuật ngữ “xã hội học” vào ngôn ngữ khoa học là Auguste Comte lần đầu tiên vào năm 1839. Thuật ngữ này được ghép từ hai chữ Societas (xã hội) gốc latinh và logos (học thuyết) gốc Hy lạp có hàm nghĩa là một khoa học nghiên cứu về x ã hội, mặt xã hội của xã hội loài người. X ã hội học mà Auguste Comte đưa ra là khoa học nghiên cứu vừa trên cơ sở định tính, vừa trên cơ sở định lượng đối với các quá trình xã hội. Theo đó, x ã hội được mô tả như một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc xác định (các tập hợp, nhóm, tầng lớp, các cộng đồng) được cấu trúc và vận hành theo các thiết chế, luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển có tính qui luật. Ngoài các phương pháp thông thường, theo ông, cần nghiên cứu bằng phương pháp thực nghiệm xã hội, xem đó như là cơ sở thực tế của lí luận xã hội học. Nối tiếp Auguste Comte là Emile Durkheim (1858 – 1879), Max Weber (1864 – 1920) và đặc biệt là sự cống hiến của Karl Marx, các tác giả từ góc nhìn khác nhau đã phát hiện các khía cạnh mới, vấn đề mới trong đời sống xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển và phong phú thêm. Mặc dù ngày nay có rất nhiều trường phái xã hội học có quan điểm nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu từ thực tiễn xã hội khác nhau, nhưng các định nghĩa về xã hội học mà họ nêu lên cũng có nhiều điểm tương đồng, những khái quát lí luận giống nhau. Nói một cách khái quát, xã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan x ã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội. Mối tương tác này liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu x ã hội. => Định nghĩa chung xã hội học: X ã hội học là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự h ình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội. 2. Quan hệ xã hội. 5
- Q uan hệ xã hội là khái niệm chỉ m ối quan hệ giữa người và người trong cơ cấu xã hội (nhóm, tập hợp, hội, đoàn), trong các hoạt động và các tương quan xã hội. Q uan hệ xã hội được hình thành trong quá trình hoạt động chung trong đời sống xã hội hàng ngày. Người ta có thể phân biệt quan hệ xã hội thành các lĩnh vực khác nhau: quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng. 3. Tương tác xã hội. Tương tác xã hội là khái niệm chỉ mối quan hệ tương hỗ, lệ thuộc vào nhau của những con người trong xã hội. Phản ánh tương hỗ và sự thông đạt hỗ tương (tác động, ảnh hưởng qua lại) đối với từng cá nhân và các đoàn thể, cộng đồng… là điều kiện vô cùng thiết yếu, nhờ nó, thông qua nó mà các đoàn thể, cả x ã hội mới có thể tồn tại và hoạt động. Con người cũng như các tập hợp, các đoàn thể luôn luôn có những mối tương quan, tác động ảnh hưởng lẫn nhau với nhiều cách, nhiều dạng vẻ, và đời sống xã hội vì thế, luôn luôn là một hệ thống tương quan x ã hội mà trong đó chúng ta ảnh hưởng, tác động với nhau trong môi trường rộng lớn và phức tạp. Thông qua các quan hệ xã hội, mối tương quan xã hội hình thành và thông qua các hoạt động chúng ta ảnh hưởng, tác động đến nhau (với các vai trò, các chức năng, nhiệm vụ cụ thể). Sự tương tác nào cũng có mối liên hệ với các khuôn mẫu, tác phong, chúng luôn luôn hiện hữu, có thể phân biệt được, lặp đi lặp lại và có ảnh hưởng tương hỗ, trong đó hai hoặc nhiều người cùng thực hiện các nhiệm vụ xã hội của họ. Tương tác xã hội không tách rời quá trình xã hội hóa của cá nhân và được nhìn nhận như là một quá trình tất yếu, kéo dài suốt cuộc đời. 4. Vị thế xã hội. V ị thế xã hội là một dạng biểu hiện địa vị của con người, được hình thành trong cơ cấu của xã hội, phụ thuộc vào sự thẩm định và sự đánh giá của x ã hội trong m ột điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Nói cách khác, có thể hiểu vị thế xã hội của một người nào đó chính là đ ịa vị hay thứ bậc mà những người sống cùng thời d ành cho cho trong bối cảnh anh ta sinh sống, lao động và phát triển. Do vậy, vị thế là sản phẩm của đời sống tinh thần, là thái độ và mức độ tôn trọng hay khinh rẻ của xã hội bày tỏ, biểu lộ ra đối với các cá nhân. N hư vậy, những yếu tố tạo nên vị thế tồn tại khách quan ngoài cá nhân, thể hiện ra ở các tiêu chuẩn có tính phổ biến (trong xã hội) về sự tán thành (khẳng định) hay chê bai (phủ định) của xã hội. Đó cũng chính là các chuẩn mực, các giá trị xã hội nghĩa là những điều người ta cho là quan trọng nhất, đáng tôn trọng nhất. 6
- X ã hội luôn luôn biến chuyển và phát triển, do đó vị thế xã hội cũng luôn luôn di chuyển, bởi vì con người và vị thế xã hội của họ luôn luôn có mối tương quan mật thiết với nhau. Trong đời sống xã hội, vị thế x ã hội thường tương quan với quyền lực. Nếu ta hiểu rằng quyền lực xã hội có ý nghĩa là ảnh hưởng của một người có thể có đối với người khác trong x ã hội (đó cũng là biểu hiện vị thế của người ấy). X ét về mặt tâm lí xã hội, người ta thường tin tưởng, tín nhiệm vào những người có vị thế xã hội cao hơn vì họ có ảnh hưởng lớn, rộng rãi đối với toàn xã hội nghĩa là hơn hẳn người bình thường. 5. Địa vị xã hội. Đ ịa vị xã hội là sự phản ánh vị thế x ã hội của cá nhân, do cá nhận đạt đ ược ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc xã hội trong nhóm này khi so sánh với thành viên khác của nhóm khác. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng địa vị xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận về người này một cách tương đối tổng quát xét trong bậc thang xã hội. Cũng có nhiều người thì cho rằng địa vị xã hội là sự kết tinh vị thế xã hội của m ột người. Trong trường hợp này đ ịa vị xã hội của người đó là ổn định được mọi người thừa nhận Một số tác giả trong quá trình nghiên cứu cho thấy một địa vị của cá nhân thường phản ánh những quyền lực và quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng. Trong đời sống xã hội có nhiều biểu hiện khác nhau về địa vị xã hội của mỗi người. Thông thường có: - Đ ịa vị gán: Là loại địa vị mà cá nhân sinh ra được thừa hưởng (gần như tự nhiên) do đặc điểm của quan hệ xã hội của m ình như từ tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc, giòng dõi, gia thế… - Địa vị giành được: Là loại địa vị mà con người nhờ sự phấn đấu, nỗ lực trong các hoạt động sản xuất, đấu tranh, nghiên cứu khoa học… đạt được và được xã hội thừa nhận. 6. Vai trò xã hội. K hái niệm về vai trò xã hội dùng để chỉ vai diễn hoặc trách nhiệm mà cá nhân đảm đ ương thực hiện trong một thời gian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi. Những vai trò này do cá nhân học hỏi, rèn luyện trong quá trình xã hội hóa cá nhân tạo nên. Tất nhiên trong một tổ chức xã hội bao gồm nhiều vai trò xã 7
- hội “phân công”, có người tùy năng lực, điều kiện chủ quan và khách quan có thể có vai trò là người thừa hành, thực hiện. Trong xã hội học khi nghiên cứu vai trò xã hội của cá nhân chúng ta phải nghiên cứu mô tả các đặc điểm của vai trò và các cách thức ảnh hưởng của chúng đối với hành vi của mỗi các nhân. N gười ta thường chú ý đến vai trò định chế tức là lo ại vai trò mà mỗi cá nhân khi sắm vai phải hành động theo khuôn mẫu, cách thức nhất định mà định chế đã chế tài, quy định sẵn. Ngày nay trong xã hội, tất cả các lĩnh vực hoạt động từ chuyên môn khoa học, nghiệp vụ… đều đã được chuẩn hóa dần dần. Do đó muốn tham gia vào bất cứ công việc gì mỗi cá nhân đều phải đ ược chuẩn bị: học hỏi, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn. Và khi đã chính thức hoạt động phải tuân thủ các nội quy, quy chế… nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội, nhằm đạt hiệu quả cao theo đúng chuẩn m ực của các vai trò xã hội mong đợi. 7. Hành động xã hội. Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (Social actions) là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, v.v... Thực chất, hành động x ã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sự bất biến tương đối. Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống x ã hội của con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội. Đ ịnh nghĩa hành động xã hội: Đ ịnh nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội được cho là hoàn chỉnh nhất; ông cho rằng, hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành đ ộng xã hội là một hành động của m ột cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động. Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có 8
- từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. H ành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội. Các kiểu của hành động x ã hội: - K iểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vì nó vẫn được làm như thế từ xưa đ ến nay. - K iểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc. - K iểu hành động duy lý với giá trị hướng tới các giá trị tối hậu. - Kiểu hành động duy lý có mục đích hay còn gọi là kiểu hành động mang tính công cụ. 8. Thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng. Khái niệm thiết chế xã hội là khái niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã hội học. Cũng giống như nhiều khái niệm khác của xã hội học, nội hàm của thiết chế x ã hội cũng chưa được xác định một cách rõ ràng. Sự nhầm lẫn phổ biến nhất là việc đồng nhất thiết chế xã hội với một nhóm thực, tổ chức thực nào đó. Lý do của sự nhầm lẫn này là mặc dù khái niệm thiết chế xã hội rất trừu tượng, nhưng bản thân thiết chế lại hữu hình. N hà xã hội học người Mỹ J. Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đ ã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi - các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn m ẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa m ãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội. Một số đặc điểm của thiết chế xã hội: - Mỗi thiết chế đều có đối tượng, có mục đích nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, trong đó bao hàm những lề lối, tác phong m à những người liên kết với nhau (trong thiết chế) đều theo đó mà hoạt động. - Nội dung của thiết chế thường có tính ổn định, vĩnh cửu. - Các thiết chế đều được tổ chức thành cơ cấu, trong đó các yếu tố tạo thành thiết chế có xu hướng kết lại với nhau, tăng cường cho nhau nhờ các vai trò xã hội và những tương quan xã hội. - Mỗi thiết chế là một cơ cấu tổ chức thống nhất, điều hành như một đơn vị, không một thiết chế nào tách biệt, cô lập, với các định chế khác nhưng mỗi định chế 9
- điều hành như một giai đoạn vì thế có thể nhận định riêng biệt trong tác phong của con người. - Thiết chế phản ánh hệ thống các giá trị, trong đời sống hiện thực đ ược lặp đi lặp lại trở thành các quy phạm, các luật lệ, tạo nên áp lực xã hội trong tiềm thức của m ọi người và mọi người cùng chia sẻ với nhau. 9. Bất bình đẳng xã hội. Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đ ẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Tất cả các xã hội, cả quá khứ hay hiện tại đ ều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau b ởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác nhau. Quá trình của sự khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác. Tuy nhiên, sự khác biệt xã hội chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội không ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giản nhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đ àn bà." Bất bình đ ẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong x ã hội. X ã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những x ã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội. Nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội Ở những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Trong xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất b ình đ ẳng xã hội gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả, cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ , v.v... Những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về ba lo ại căn bản đó là: - C ơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của 10
- cải, tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm x ã hội, bất kể những thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không và đó là nguyên nhân khách quan của bất b ình đẳng xã hội. - Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã hội về địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Cơ sở địa vị x ã hội có thể khác nhau, có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận. Bất kể với nguyên nhân như thế nào, địa vị x ã hội chỉ có thể đ ược giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó; - Ảnh hưởng chính trị: b ất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị. 10. Phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội (Social Strafication) là sự phân chia nhỏ x ã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Đó là một khái niệm để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau. Phân tầng xã hội diễn ra trên m ọi lĩnh vực của đời sống x ã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa… K hi nói đến phân tầng xã hội, các nhà xã hội học đề cập đến bất bình đẳng xã hội, coi đó như một yếu tố cơ b ản cho việc hình thành nên sự phân tầng xã hội. Một số tác giả lưu tâm đến sự biến đổi hình thức của phân tầng xã hội, và cho rằng điều đó phụ thuộc vào tính chất "mở" của hệ thống xã hội. Một số tác giả khác quan tâm đến sự phân phối không đồng đều các lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, coi đó là nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội và bất b ình đ ẳng xã hội có mối quan hệ mật thiết. Bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả. Sự không ngang nhau về mọi lĩnh vực giữa các cá nhân trong xã hội dẫn đến cơ hội và lợi ích của các các nhân là không như nhau, từ đó dẫn đến việc các cá nhân hay các nhóm xã hội có cùng chung lợi ích sẽ tập hợp lại thành một nhóm. Nhiều 11
- nhóm có cơ hội và lợi ích khác nhau ra đời. Có nhóm lợi ích và cơ hội nhiều, có nhóm thì ít, từ đó dẫn đến phân tầng xã hội. Phân tầng x ã hội không có ý nghĩa tuyệt đối. Do vị thế xã hội của các nhân có thể thay đổi, từng ngày, từng giờ, có cá nhân hôm nay thuộc tầng lớp này, mai lại thuộc tầng lớp khác. Bởi vì cơ hội và lợi ích của họ không còn nằm trong tầng lớp đó nữa. Đ ịnh nghĩa của phân tầng xã hội: Theo nhà xã hội học Mỹ Neil Smelser, "phân tầng xã hội liên quan đ ến những cách thức, trong đó bất bình đẳng dường như từ thế hệ này truyền qua thế hệ khác, tạo nên vị trí hoặc đẳng cấp xã hội". Một định nghĩa khác: "sự phân tầng trong xã hội học thường được áp dụng để nghiên cứu về cấu trúc xã hội bất bình đ ẳng, vì vậy, nghiên cứu về những hệ thống bất bình đẳng giữa những nhóm người nảy sinh như là kết quả không chủ ý của những quan hệ xã hội và quá trình xã hội". Đặc điểm của phân tầng xã hội: - Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, địa vị xã hội, học vấn. - Phân tầng xã hội có phạm vi toàn cầu. - Phân tầng xã hội tồn tại theo lịch sử, theo các thể chế chính trị. - Phân tầng xã hội tồn tại trong các nhóm dân cư, giai cấp, tầng lớp xã hội. 11. D i động xã hội. D i động xã hội (Social mobility), còn gọi là sự cơ động xã hội hay d ịch chuyển xã hội, là khái niệm xã hội học dùng đ ể chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đ ình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Di động xã hội liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này đ ến một vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội. Thực chất di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội. Vấn đề di động xã hội liên quan tới việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan tới điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu x ã hội. Nội hàm của di động xã hội là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác, là sự di chuyển của một con người, một tập thể, từ một địa vị, tầng lớp xã hội hay một giai cấp sang một địa vị, tầng lớp, giai cấp khác. Di động xã hội có thể định nghĩa như sự chuyển dịch từ một địa vị này qua một địa vị khác trong cơ cấu tổ chức. Hình thức di động xã hội 12
- - Thế hệ: Có thể phân biệt di động xã hội theo hai khía cạnh khác nhau: + D i động giữa các thế hệ: thế hệ con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so với địa vị của cha mẹ; + D i động trong thế hệ: là một người thay đổi vị trí nghề nghiệp, nơi ở trong cuộc đời làm việc của mình, có thể cao hơn hoặc kém hơn so với người cùng thế hệ. - Ngang dọc: D i động x ã hội được xác định như là sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội từ vị trí, địa vị xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác. Bởi vậy, khi nghiên cứu di động xã hội, các nhà lý luận còn chú ý tới hình thức: + D i động theo chiều ngang: chỉ sự vận động cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội. Trong xã hội hiện đại, di động theo chiều ngang cũng rất phổ biến, nó liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực, các thị trấn, thành phố hoặc các vùng địa phương; + D i động theo chiều dọc: chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Biểu hiện của hình thức này di đ ộng là sự thăng tiến, đề bạt - di động lên và miễn nhiệm, rút lui, lùi xuống, thất bại - di động xuống. II. L ỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC. 1. Lịch sử ra đời của xã hội học. N gay từ thời cổ đại những vấn đề lớn của cá nhân và xã hội đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà tư tưởng trong các giai đoạn lich sử khác nhau. Nhiều tư tưởng của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà triết học, chính trị học đã ra đời và ảnh hưởng khá sâu sắc đến sự phát triển, sự vận động của x ã hội. Tuy vậy các mô hình xã hội, các ý tưởng vĩ đại về con người, về x ã hội chỉ được xây dựng trên những giả định, những dự đoán trừu tượng, chưa giải thích được cơ cấu và sự vận hành của xã hội trên cơ sở khoa học. Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách m ạng công nghiệp năm 1750 đã đ ưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, x ung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền... Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó 13
- đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau trên b ề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi x ã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. Emile Durkheim một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. V à mãi cho đ ến nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội học m ới xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc lập có đối tượng, chức năng và phương pháp riêng biệt. 2. Điều kiện và tiền đề của sự ra đời của xã hội học. 2.1. Đ iều kiện phát triển kinh tế x ã hội. V ào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, nhiều quốc gia ở Tây Âu nền kinh tế, chính trị có những bước phát triển mạnh mẽ có tính chất đột biến đã tạo nên một khối lượng sản phẩm, của cải vật chất khổng lồ tương đương với tất cả những gì mà con người sáng tạo nên từ khi con người xuất hiện cho đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành. Biến đổi mạnh mẽ trong kinh tế, trong sản xuất đã làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Lao động công nghiệp, cơ khí hóa trong các công xưởng đã thay thế lao động thủ công, làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền. Lối sống đô thị theo phong cách công nghiệp đã đẩy lùi ảnh hưởng của lối sống điền dã, tản mạn, manh mún, kiểu công nghiệp, nông thôn. Các tác phong khuôn mẫu xã hội cổ truyền, có tính ổn định, quen thuộc, được xem là truyền thống bị tấn công, phá vỡ từng mảng và bị thay thế dần. Rất nhiều nhân tố mới, hiện tượng m ới, xã hội mới đã xuất hiện. Hiện tượng cư dân tập trung chen chúc ở đô thị, làm nảy sinh các vấn đề về dân số, về môi trường, về bệnh tật và nạn thất nghiệp. Sự phát triển mạnh của đời sống kinh tế xã hội đã tạo tiền đề cho sự khẳng định vị thế, vai trò của cá nhân trong đời sống xã hội. Ngay từ thời kỳ phục hưng, quyền con người, vai trò của cá nhân đã được xác lập và khẳng định, nhất là việc đề cao sự tự do của con người. X ã hội tư bản được hình thành và củng cố, điều kiện và yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội kiểu mới đ ã khác với thời kỳ phục hưng. X ã hội tư bản đòi hỏi sự tự do của con người phải được đặt trong khuôn mẫu, trong thiết chế xã hội và tuân thủ pháp luật. Nhu cầu nghiên cứu về vai trò của cá nhân trong các tương quan xã hội đặt ra cho xã hội học những vấn đề cụ thể, bức thiết. 14
- H ơn nữa vào thời kỳ này, so với giai đoạn trước, sự giao lưu quốc tế, quan hệ thương m ại, quan hệ thực dân đã tạo ra cơ hội, tiền đề tiếp xúc, làm ăn với nhiều xã hội, nhiều nền văn hóa, nhiều lối sống khác lạ. Họ bắt đầu quan sát, so sánh, đối chiếu và nhận ra rằng xã hội Tây Âu có nhiều điểm khác xa so với xã hội châu Á, châu Úc, châu Mĩ, châu Phi về kinh tế, các quan hệ chính trị, x ã hội,... Từ những tiền đề kinh tế xã hội và sự phát triển kinh tế xã hội kể trên đã đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng nghiên cứu, phát hiện, tìm kiếm các qui luật, xu thế phát triển của xã hội và con người, định hướng cho sự phát triển xã hội tương lai. Không thể nghiên cứu các vấn đề trên chỉ trong phạm vi của triết học, kinh tế học, dân tộc học, văn hóa học và cũng không thể chỉ bằng lòng với các lý thuyết sẵn có, tất cả tạo ra tiền đề cho sự xuất hiện một lý thuyết, một khoa học mới nghiên cứu về sự vận động, phát triển của đời sống xã hội đó là xã hội học. 2.2. Những tiền đề về tư tưởng, lí luận khoa học. X ã hội học cũng như bất kì một khoa học nào khác sẽ không thể nào phát triển được nếu chỉ xuất phát, căn cứ từ các nhu cầu thực tiễn mà thiếu những tiền đề lí thuyết, cơ sở khoa học nhất định. K hi đi sâu nghiên cứu mặt xã hội trong đời sống con người một thực thể sinh động và rất phức tạp, xã hội học phải dựa trên cơ sở lí luận phong phú, làm công cụ cho quá trình nghiên cứu sáng tạo. D ựa vào và kế thừa nhiều thành tựu của các khoa học khác khi xác lập xã hội học, Auguste Comte đã cố gắng làm rõ, phân biệt đối tượng, phương pháp nghiên cứu, hình thành nội dung và cấu trúc của xã hội với tư cách là một khoa học riêng biệt so với các khoa học khác trong hệ thống các khoa học xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, xã hội học cũng đ ã tiếp thu và vận dụng có kết quả, nhất là về phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên, các khoa học về con người, kể cả một số phương pháp của khoa học kỹ thuật. Nhờ vậy mà chất lượng nghiên cứu ngày càng cao, càng có độ tin cậy. Trong các phương pháp ấy phương pháp nghiên cứu theo cấu trúc – hệ thống vốn có trong các khoa học tự nhiên, trong khoa học kỹ thuật (nghiên cứu về vật chất) đã được mô phỏng, chọn lọc, áp dụng vào việc nghiên cứu xã hội và tương quan giữa cá nhân với đời sống xã hội. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu x ã hội học từ trước tới nay người ta đã áp d ụng nhiều phương pháp nghiên cứu của các khoa học khác nhau (như các phương pháp toán học, các phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu triết học…), đặc biệt là các phương pháp định lượng trong các khoa học tự nhiên vào việc tìm hiểu, đo đạc, lượng giá các vấn đề x ã hội, tăng thêm độ chính xác, tường 15
- minh, tính khoa học trong nghiên cứu xã hội học. Ngày nay xã hội học ngày càng cố gắng nâng cao tính chất khoa học của mình qua việc thu thập số liệu, thực hành quan sát, p hân tích dữ liệu, xử lí thông tin, mô tả, biểu diễn tổng quát và áp d ụng những phương pháp, kĩ thuật, thủ thuật nghiên cứu của nhiều khoa học có liên quan. N hờ có tiên đề lí thuyết phong phú, vững chức với quá trình nghiên cứu bám sát thực tế đời sống, trong các công trình nghiên cứu x ã hội học đã thật sự tôn trọng, đảm bảo các điều kiện sau: - Dựa trên các bằng chứng hiển nhiên, có đủ điều kiện có thể thẩm tra, kiểm chứng được độ chính xác. - Thực tiễn xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, do đó trong quá trình nghiên cứu không nên tuyệt đối hóa, xem xét vấn đề với thái độ cực đoan, chỉ chấp nhận sự thật khoa học sau khi đã lật đi lật lại, nghiên cứu vấn đề với nhiều phương pháp, kiểm chứng thử nghiệm khác nhau. - Trong xã hội học có thể lập luận, chứng minh, trả lời câu hỏi nào đó đ ặt ra bằng những kiến thức mới mẻ. Nhưng giá trị của các phát hiện, các lí thyết mới ấy cần được đánh giá sau khi đ ã vận dụng vào thực tế đời sống, không xuất phát từ ý chí chủ quan, hoặc từ thái độ có tính định kiến, từ xúc cảm của người nghiên cứu. - Phải đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, từ những việc đơn giản, riêng lẻ cho đến việc tập hợp, xử lí đánh giá những vấn đề lớn, không thiên vị, thành kiến đối với đối tượng. - N ghiên cứu xã hội rộng lớn muốn chính xác cần tiêu chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá, khảo sát, kiểm tra và phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu một cách chính xác, tie mỉ khách quan. Tóm lại, sự phát triển nhanh chóng của xã hội Tây Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đ ã đòi hỏi sự xuất hiện cảu khoa học nghiên cứu về sự vận động và phát triển của xã hội. 2.3. Một số đóng góp của các nhà sáng lập ra xã hội học. a). Auguste Comte (1798 – 1857). Ô ng sinh tại Montpellier, nước pháp, trong một gia đình theo đạo Giatô theo xu hướng quân chủ. Trong các tác phẩm đầu tiên của mình, Auguste Comte đã phân tích sự khủng hoảng của x ã hội Tây Âu hồi đầu thế kỷ 19 với sự sụp đổ của x ã hội thần học và quân sự, đồng thời là sự ra đời của xã hội khoa học và công nghệ. 16
- Ô ng đã phát hiện, xây dựng nên quy luật ba trạng thái trong đó trình bày ba giai đo ạn phát triển tinh thần của con người: - Kỷ nguyên thần học, trong đó tinh thần giải thích các hiện tượng bằng những thực thể hay sức mạnh có hình người. - Kỷ nguyên siêu hình học, trong đó tinh thần giải thích các hiện tượng bằng những thực thể trừu tượng. - Kỷ nguyên thực chứng, trong đó tinh thần thiết lập những liên hệ đều đặn gọi là các quy luật. Theo ông tất cả các môn học trí tuệ đều phải trải qua ba kỷ nguyên đó nhưng không đồng thời với nhau. Do đó theo ông, có thể phân loại khoa học theo thư tự vừa logic vừa lịch sử mà trong đó khoa học cuối cùng, phức tạp nhất là xã hội học. Đ ặc trưng của xã hội học là ở tính tổng hợp của nó, cho nên đối tượng của xã hội học chỉ có thể là lịch sử loài người. Auguste Comte quan niệm rằng xã hội học sẽ mạng lại giải pháp cho sự khủng hoảng của văn minh phương Tây, là một thứ “kinh Phúc âm” của khoa học thực chứng mà ông truyền giảng với tư cách là nhà “cải cách xã hội”. Nhưng ông không có ảo tưởng đối với vệc can thiệp vào đ ời sống x ã hội, vì đó là việc quá phức tạp. Cải cách x ã hội cũng đòi hỏi phải xét lại nhiều khái niệm căn bản, phải chỉnh đốn phong tục, rất tốn thời gian và công sức. Ông xem chiến tranh là lỗi thời và dự báo trước sự xuất hiện một quyền lực tinh thần mới: quyền lực của các nhà bác học và các nhà triết học. V ề sau Auguste Comte được tôn vinh là người khai sáng ra x ã hôi học. Ông luôn luôn tin tưởng rằng muốn nghiên cứu xã hội học phải dựa trên sự quan sát có hệ thống và phân lo ại. Ô ng cũng thừa nhận rằng xã hội học luôn luôn bị chi phối bởi các nguyên tắc và phương pháp của khoa học tự nhiên. V ới những cống hiến to lớn như trên, ông được xem là người có công đầu xây dựng nên xã hội học với vai trò của một khoa học chân chính. b). Karl Marx (1818 – 18830. Là nhà triết học, kinh tế học người Đức. Lúc sinh thời Karl Marx không coi mình là nhà xã hội học, nhưng những tư tưởng trong di sản đồ sộ của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của xã hội học, đến nỗi ngày nay ai cũng coi ông mặc nhiên là một trong những người sáng lập ra xã hội học. Dường như tất cả các nhà xã hội học hiện đại khi giải thích xã hội đều tiếp cận bằng lý 17
- thuyết mâu thuẫn và xung đột của Karl Marx. Các nhà xã hội học "đều vay mượn của K arl Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác K arl Marx như là sai lầm và bị lịch sử vượt qua". Karl Marx chủ yếu sử dụng lý thuyết mâu thuẫn để làm sáng tỏ biến chuyển xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa hai giai cấp cơ bản kiến tạo nên xã hội. Các vấn đề như: phân tầng xã hội, tội phạm, biến chuyển xã hội,... đều được các nhà xã hội học đương đại xem xét dưới ánh sáng lý thuyết mâu thuẫn của Karrl Marx. Các tác phẩm chính: G ia đ ình thần thánh (1845), H ệ tư tưỏng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tư bản (1875). c). Herbert Spencer (1820 – 1 903). Spencer là nhà triết học và xã hội học người Anh được giới triết học xem là cha đẻ của triết học tiến hóa. Ông phản bác sự phân chia khoa học thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ông cố gắng xây dựng một hệ thống lí luận thống nhất về sự tiến hóa, theo công thức: chuyển từ đơn giản thuần nhận trong một số trường hợp riêng biệt có sự vận động ngược lại. Ô ng cũng chủ trương phân loại x ã hội thành “xã hội quân sự” và “xã hội công nghiệp” theo đó, các xã hội quân sự là những xã hội độc tài, trong đó sự ganh đua và gây hấn luôn luôn ngự trị, còn các xã hội công nghiệp là các “xã hội tự do”. Quá trình tiến hóa xã hội diễn ra từ kiểu này sang kiểu kia, tùy thuộc vào thời kì chiến tranh hay hòa bình. Hòa bình có lợi cho xu thế tự nhiên chuyển từ các xã hội quân sự sang các xã hội công nghiệp, còn chiến tranh thì cản trở và xóa bỏ sự tiến hóa ấy, tạo điều kiện cho phản cách mạng xuất hiện. Lí thuyết “tiến hóa x ã hội” của Spencer có lúc đã được giới khoa học thừa nhận nhưng sau đó bị bác bỏ và ông đã phục hưng chúng bằng cách có những thay đổi và đổi mới nhất định. d). Emile Durkheim (1858 – 1917). N hà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp. Ông là người lập ra chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Bordeaux và ở Đại học Sorbonne của Paris. Các nhà xã hội học trên thế giới ngày nay đều ảnh hưởng rất nhiều lối tiếp cận cấu trúc, chức năng của ông. E. Durkheim đã cố gắng tách các sự kiện, hiện tượng xã hội ra khỏi sự chi phối của con người và yêu cầu xem xét chúng như các "vật thể" để không áp đặt vào chúng những định kiến đã có sẵn. Ô ng cũng là người sáng lập ra "N iên giám xã hội học" nhằm tập hợp các công trình khoa học của các nhà xã hội học đương thời. Ông là người có công lao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại. 18
- Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các qui tắc của phương pháp x ã hội học (1897), Tự tử (1897), Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo (1912). Sau khi ra đời, xã hội học đã phát triển rực rỡ và có được những bước tiến dài trong việc xây dựng nền tảng cũng như các phân nghành xã hội học ở các nước công nghiệp phát triển. Có thể nói những thành tựu to lớn mà các nước công nghiệp phát triển đạt được là có sự đóng góp đáng kể của ngành khoa học x ã hội học. Ngày nay, xã hội học đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới và chiếm một vị trí xứng đáng trong hệ thống lý thuyết cũng như ứng dụng. Nó được coi là môn khoa học phát triển. Rất nhiều trường phái x ã hội học hiện đai nổi tiếng có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Chẳng hạn như trường phái lý thuyết hệ thống của Talcott Parsons (Đại học H arvard), trường phái xã hội học đô thị (Đại học Chicago), trường phái x ã hội học tội phạm (Đại học Michigan), trường phái lý thuyết tương tác Marx (Bulgaria), ... e). Max Weber (1864 – 1920). N hà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ 20. Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là hành động xã hội. Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì giờ nghiên cứu về đạo Tin lành, về tổ chức quan liêu, về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản... Những tư tưởng của ông đã để lại khá đậm nét cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về lý thuyết mà còn các phương pháp tiếp cận xã hội. Các tác phẩm chính: N hững tiểu luận phương pháp luận (1902), Đ ạo đức Tin lành và tinh thần của CNTB (1904), Kinh tế và xã hội (1910-1914), Xã hội học tôn giáo (1916). III. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ H ỘI HỌC. 1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Đối tượng nghiên cứu của x ã hội chính là xã hội loài người, trong đó quan hệ xã hội (tương quan xã hội) được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người và người. Từ việc nghiên cứu các quan hệ của con người trong gia đ ình, bạn bè, trong cộng đồng… chúng ta tìm ra logic, cơ chế vận hành thường tàng ẩn trong đó, phát hiện tính quy luật của các hình thái vận động và phát triển của xã hội. N hư vậy là cái mang tính phổ quát, bao trùm trong các công trình nghiên cứu xã hội học là các hành vi xã hội của con người. 19
- V ấn đề thứ hai mà xã hội học quan tâm nghiên cứu là hệ thống xã hội, ở đây cá nhân trong tương quan xã hội với nhóm, với cộng đồng diễn ra như thế nào. Qua đó có thể thấy được cấu trúc hệ thống xã hội, và cấu trúc này trong từng phân hệ của nó lại có mối liên hệ, tác động lẫn nhau, định hình dưới dạng các thiết chế xã hội, những hệ thống giá trị chuẩn mực lại quy định cơ chế hoạt động của hệ thống. N hiệm vụ của xã hội học từ chỗ phát hiện ra cơ cấu x ã hội thể hiện dưới dạng các thiết chế xã hội, chúng do con gười thiết lập nên nhưng lại tác động trở lại cuộc sống của con người theo các chiều hướng khác nhau: mang tính quy luật khách quan. Tất nhiên về lĩnh vực này, do xuất phát nghiên cứu ở nhiều x ã hội khác nhau, các tác giả cũng có nhận xét, khái quát khác nhau và thể hiện quan điểm khác nhau. N goài việc nghiên cứu về giai cấp, xã hội còn nghiên cứu cơ cấu xã hội với các nhóm, các cộng đồng khác trong xã hội (nhóm dân tộc, nhóm tôn giáo, nhóm theo giới tính…) N ghiên cứu nhóm cộng đồng xã hội chính là nghiên cứu về mối quan hệ, tác động qua lại giữa các cá nhân trong cộng đồng về lợi ích để xem xét mức độ gần gũi về quan điểm, tín ngưỡng, về định hướng chính trị, mục tiêu và phương thức hành động để đạt tới mục đích. Nhờ vậy sẽ có cơ sở để xem xét tác động qua lại giữa các nhóm, các cộng đồng tạo nên một chỉnh thể xã hội với tất cả những mâu thuẫn, xung đột, vận động và phát triển…qua đó có thể đoán định được tính ổn định, tính bền vững của mỗi thể chế xã hội, trong những điều kiện chủ quan và khách quan có tính xác định. N hờ nghiên cứu sâu nhóm cộng đồng, chúng ta cũng sẽ phát hiện được bản sắc đặc thù trong hành vi xã hội của người. Trong trường hợp này các chuẩn mực giá trị, thiết chế x ã hội, bản sắc văn hóa chính là khuôn mẫu, chuẩn mực hành vi của m ỗi nhóm người. Vậy đối tượng nghiên cứu của xã hội học nói một cách khái quát chính là hành vi xã hội của con người. Chúng ta chỉ có thể hiểu rõ hành vi xã hội dựa trên cơ sở làm rõ một tương quan giữa người và người trong các nhóm và trong cộng đồng xã hội dựa trên các d ấu hiệu đặc trưng. N hững nhóm cộng đồng xã hội khác nhau tương tác với nhau tạo nên một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Nghiên cứu các vấn đề trên, xã hội học phát hiện ra tính quy luật chi phối các quan hệ, các mối liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể, ho àn chỉnh của xã hội. 2. Chức năng của xã hội học. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " MARKETING ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM MINH QUÂN"
60 p | 374 | 151
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam
121 p | 445 | 125
-
Đề tài: Phân tích khái quát báo cáo tài chính công ty cổ phần Cát Lợi 2011-2013
26 p | 363 | 70
-
Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
42 p | 318 | 59
-
Đề tài Sản xuất Rượu vang có gas
45 p | 254 | 58
-
Đề tài: “Báo cáo thực tập tình hình sản xuất-kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn”
38 p | 203 | 43
-
Đề tài: Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
34 p | 240 | 37
-
Đề tài: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương
51 p | 128 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần miền tây
105 p | 114 | 23
-
Báo cáo đề tài: Đất xám
30 p | 190 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại TP. HCM
110 p | 41 | 16
-
Đề tài: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường”
18 p | 107 | 16
-
Đề cương bài tập lớn: Relay Technology in LTE
3 p | 159 | 13
-
Đồ án tốt nghiệp du lịch: Tìm hiểu và khai thác văn hóa Then của người Tày tại huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh phục vụ du lịch
97 p | 79 | 10
-
Đề tài: Tình hình khai thác và sử dụng quặng phốtphat trên thế giới
31 p | 116 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Phim truyện Pháp về đề tài Việt Nam (sản xuất sau năm 1975) nhìn từ góc độ văn hóa
120 p | 16 | 5
-
Báo cáo " Giới thiệu khái lược về dịch vụ tham khảo "
9 p | 45 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn