intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: Gdfb Gdfb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

447
lượt xem
125
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam giới thiệu khái quát về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng. Phân tích chuỗi cung ứng và quy trình xây dựng chuỗi cung ứng của tập đoàn trên thế giới. Phân tích tiềm năng xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Bích Huệ Lớp : Anh 4 Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thế Anh Hà Nội - 05/2009
  2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận “ Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam” đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thế Anh. Em xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp em chuẩn bị và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thế Anh đã dành nhiều thời gian và bằng kiến thức của mình đưa ra những hướng dẫn cho em trong quá trình làm khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh cũng như tất cả các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội về những bài giảng quý báu trong suốt thời gian em học tại trường, góp phần tạo cho em nền tảng để phát triển kiến thức của mình Cuối cùng em xin gửi lời biết ơn tới gia đình, bạn bè em, những người đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội ngày tháng năm Sinh viên Bùi Thị Bích Huệ
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO World Trade Organisation BTS Build to stock Chuỗi cung ứng sản xuất để dự trữ CTO Configure to order Chuỗi cung ứng định hình theo đơn hàng BTO Build to order Chuỗi cung ứng sản xuất theo đơn hàng ETO Engineer to order Chuỗi cung ứng thiết kế theo đơn hàng SKU Stock keeping unit Đơn vị dự trữ EOQ Economic Order Quantity Mô hình số lượng đơn hàng kinh tế QR Quick response Phản ứng nhanh ECR Efficient consumer resp Phản ứng khách hàng hiệu quả VMI Vendor managed inventory Tồn kho quản lý bởi nhà cung cấp Supplier managed inventory Tồn kho quản lý bởi nhà cung SMI cấp CPFR Collaborative planning, Hoạch đinh, dự báo và bổ sung forecasting and replenishment theo mô hình hợp tác DC Distribution center Trung tâm phân phối CRM Customer relationship Quản trị quan hệ khách hàng management ISCM Internal supply chain Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ management SRM Supplier relationship Quản trị quan hệ nhà cung cấp management
  4. TMF Transaction management Cơ sở quản lý giao dịch foundation ERP Enterprise resource planning Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp RFQ Request for quote Yêu cầu báo giá EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử RFID Radio Frequency Identification Công nghệ nhận dạng bằng tần số radio EPS Earnings Per Share Thu nhập trên cổ phần HVI High Volume Instrument Công cụ đo lường quy mô lớn EDLP Every day low price Chiến lược giảm giá hàng ngày POS Point of sales Chỉ thời gian và địa điểm mà tại đó hoạt động bán hàng xảy ra
  5. DANH MỤC BẢNG BIỀU, HÌNH Bảng 1.1: Đặc điểm của mô hình In-transit merge ........................................ 25 Bảng 1.3: Đặc điểm của mạng lưới nhà sản xuất/nhà phân phối dự trữ và khách hàng đến nhận hàng ........................................................................... 29 Bảng 1.4: Đặc điểm của mạng lưới nhà bán lẻ dự trữ và khách hàng đến nhận hàng ............................................................................................................. 31 Bảng 1.5: Hiệu quả so sánh giữa các mạng lưới phân phối ........................... 32 Bảng 1.6: Tính hiệu quả của mạng lưới phân phối đối với đặc điểm sản phẩm ..................................................................................................................... 33 Bảng 1.7: Lựa chọn mạng lưới vận tải theo số lượng khách hàng và khoảng cách tới khách hàng. ..................................................................................... 42 Bảng 1.8: Biến đổi chuỗi cung ứng theo nhu cầu và giá trị sản phẩm ........... 43 Bảng 2.1: GLOBAL FORTUNE 500 LIST (2007) ....................................... 53 Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của Walmart từ 2006-2008 ........................ 53 Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh của Dell 2004-2008 ................................... 64 Bảng 2.4: Doanh số tại các thị trường chính của Dell ................................... 64 Hình 1.2: Mô hình nhà sản xuất dự trữ và giao hàng trực tiếp ...................... 22 Hình 1.3: Mô hình In transit merge .............................................................. 24 Hình 1.4: Mạng lưới nhà phân phối dự trữ và công ty vận tải giao hàng ....... 26 Hình 1.5: Mạng lưới phân phối Last mile delivery ....................................... 27 Bảng 1.2: Đặc điểm của mạng lưới Last mile delivery ................................. 28 Hình 1.6: Mạng lưới Cross- docking ............................................................ 30 Hình 1.7: Ba chính sách chuỗi cung ứng khả thi cho chuỗi cung ứng. .......... 44 Hình 2.2: Công nghệ CPFR .......................................................................... 60 Hình 2.3: Mô hình chuỗi cung ứng của Dell ................................................. 66 Hình 2.4:Chuỗi cung ứng của Esquel (Nguồn:Hau Lee,Building supply chain excellence in emerging economies, Springerscience-business media,2006,pp 315 ............................................................................................................... 74
  6. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỀU, HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I ................................................................................................... 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ........................................... 4 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ............................... 4 1. Giới thiệu chuỗi cung ứng .................................................................. 4 1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ............................................................. 4 1.2. Đặc điểm ....................................................................................... 6 1.3. Phân loại ....................................................................................... 7 1.4. Mục tiêu và tầm quan trọng ......................................................... 11 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ..................................... 12 2.1. Nhu cầu khách hàng .................................................................... 12 2.2. Quá trình toàn cầu hóa ................................................................ 12 2.2. Vòng đời sản phẩm ...................................................................... 13 3. Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ....................................... 13 II. XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG ................................................... 14 1. Khái quát về xây dựng chuỗi cung ứng ............................................ 14 1.1. Định nghĩa................................................................................... 14 1.2. Đặc tính nổi bật của xây dựng chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu ..................................................................................................... 15 2. Ý nghĩa của việc xây dựng chuỗi cung ứng ..................................... 16 3. Quá trình thiết kế chuỗi cung ứng ................................................... 17 3.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng ............................................................. 17 3.1.1 Cơ sở vật chất ........................................................................ 17
  7. 3.1.2. Tồn kho ................................................................................. 18 3.1.3. Vận tải................................................................................... 18 3.1.4. Thông tin ............................................................................... 19 3.2. Quá trình xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng............................ 19 3.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất ........................................................ 19 3.2.1.1.. Xây dựng mạng lưới phân phối ....................................................... 19 3.2.1.2. Xây dựng hệ thống kho .................................................................... 34 3.2.2. Xây dựng mạng lưới vận tải ................................................. 38 3.2.2.1. Mạng lưới vận tải trong chuỗi cung ứng........................................... 38 3.2.2.2. Những lựa chọn xây dựng mạng lưới vận tải .................................... 38 3.2.2.3. Tính cân bằng trong thiết kế mạng lưới vận tải ................................ 40 3.2.2.4. Mạng lưới vận tải thích hợp ............................................................. 41 3.2.3. Ứng dựng công nghệ hỗ trợ thông tin trong chuỗi cung ứng.. 45 3.2.3.1. Khái quát về thông tin và công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng 45 3.2.3.2. Cấu trúc công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng ......................... 46 CHƢƠNG II KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM ......................................................................................... 51 I. Quá trình xây dựng chuỗi cung ứng của hai tập đoàn hàng đầu về chuỗi cung ứng ........................................................................................ 51 1. Wal mart và cross docking ................................................................ 51 1.1. Giới thiệu về tập đoàn Walmart ................................................... 51 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Walmart ....................... 51 1.1.2. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của walmart ............ 52 1.2. Chuỗi cung ứng của walmart ....................................................... 54 1.2.1. Mạng lưới phân phối ............................................................. 54 1.2.2. Cơ sở vật chất........................................................................ 56 1.2.3. Mạng lưới vận tải .................................................................. 56 1.2.4. Công nghệ hỗ trợ thông tin .................................................... 58
  8. 1.3. Lợi ích thu được .......................................................................... 61 2. Dell và mô hình “ build to order” ..................................................... 61 2.1. Giới thiệu về tập đoàn Dell corp., Inc.......................................... 61 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................ 61 2.1.2. Tình hình kinh doanh gần đây ............................................... 63 2.2. Chuỗi cung ứng của Dell ............................................................. 65 2.2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng của Dell ................................. 65 2.2.2. Công nghệ hỗ trợ thông tin .................................................... 69 2.3. Đánh giá...................................................................................... 70 3. Esquel và chuỗi cung ứng dệt may ................................................... 71 3.1. Giới thiệu về tập đoàn dệt may Esquel ........................................ 71 3.2. Chuỗi cung ứng dệt may của Esquel ............................................ 73 3.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng ....................................................... 73 3.2.2. Công nghệ hỗ trợ thông tin .................................................... 80 3.3. Đánh giá...................................................................................... 81 II. Bài học kinh nghiệm ......................................................................... 81 1. Bài học kinh nghiệm từ Dell và walmart .......................................... 81 2. Bài học kinh nghiệm từ Esquel ........................................................ 83 CHƢƠNG III THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÁC TẬP ĐOÀN VIỆT NAM .................................. 84 I. Tổng quan về các tập đoàn kinh tế Việt Nam .................................... 84 II. Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn kinh tế Việt Nam .......................................................................................................... 90 1. Hiện trạng xây dựng các yếu tố của chuỗi cung ứng ....................... 91 1.1. Điểm thuận lợi ............................................................................. 91 1.2. Điểm hạn chế............................................................................... 96 2. Cơ hội................................................................................................ 99 3. Thử thách ....................................................................................... 100
  9. III. Giải pháp và đề xuất....................................................................... 101 1. Giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam .................................................................................................... 101 1.1. Với những tập đoàn mà mỗi doanh nghiệp đảm nhận được một mắt xích trong chuỗi cung ứng. ............................................................... 103 1.2. Với các tập đoàn mà các doanh nghiệp chưa đủ khả năng đảm nhận một mắt xích trong chuỗi cung ứng. ......................................... 104 2. Đề xuất ............................................................................................ 105 2.1. Đề xuất với nhà nước ................................................................ 105 2.2. Đề xuất với các tập đoàn ........................................................... 107 KẾT LUẬN ............................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khái niệm chuỗi cung ứng ra đời cách đây vài thập niên và đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong nền kinh tế thế giới. Nó phá vỡ thông lệ cũ là doanh nghiệp sản xuất chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà bỏ qua việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhờ vào sự phát triển của nền thương mại điện tử và quá trình toàn cầu hóa, doanh nghiệp đã nhận ra được giá trị và vai trò then chốt của chuỗi cung ứng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững mà khó có đối thủ nào bắt chước được. Các chuỗi cung ứng lần lượt ra đời, không chỉ ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng xúc tiến tạo dựng cho mình một chuỗi cung ứng riêng. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của chuỗi cung ứng về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Ngoài những đặc tính, phương pháp xây dựng, quản lý chuỗi cung ứng được hoàn thiện nhờ nghiên cứu, nhiều khái niệm, giải pháp mới liên tục ra đời từ thực tiễn xây dựng và áp dụng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trên thế giới. Đó là Walmart với mạng lưới phân phối “cross docking”, Dell với chuỗi cung ứng “build to order”… Sự phát triển của chuỗi cung ứng không bó hẹp trong phạm vi các nước phát triển mà nó đã lan sang các các quốc gia mới nổi, các nước đang phát triển, dẫn đến sự hình thành của một lớp các tập đoàn mới mà thành công gắn liền với chuỗi cung ứng như ITC của Ấn Độ, Cemex của Mehico, Esquel của Trung Quốc… Các chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định rằng trong thế kỷ 21, cuộc cạnh tranh toàn cầu sẽ không còn là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà nó sẽ là cuộc cạnh tranh giữa những chuỗi cung ứng. Sau khi mở cửa thị trường nội địa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Các doanh nghiệp trong nước đã tạo được chỗ đứng trên thị trường nội địa và đang dần dần thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu 1
  11. rộng vào nền kinh tế thế giới. Nắm bắt cơ hội đó, từ năm 2005, chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế của nhà nước đã được triển khai với việc hình thành 8 tập đoàn kinh tế trong những lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước. Với sự đầu tư về vốn cùng những ưu đãi từ phía nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã không ngừng lớn mạnh và thực sự đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam dường như vẫn chưa bắt kịp được với xu thế phát triển chung của thế giới, khi mà có một thực tế là tại Việt Nam chưa có một doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế nào tiếp cận và xây dựng thành công một chuỗi cung ứng. Việc này có thể gây trở ngại cho sự phát triển bền vững trong tương lai của các doanh nghiệp và tập đoàn Việt Nam đặc biệt là khi gần 90% các doanh nghiệp nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính và năng lực quản lý còn hạn chế . Với vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là trụ cột của nền kinh tế vĩ mô, các tập đoàn kinh tế sẽ là nhân tố tiên phong trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là các tập đoàn có thể rút ra bài học gì từ những thành công của các chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới? giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng nào có thể được áp dụng cho các tập đoàn Việt Nam? Chính do những lý do đó đã thúc dục em lựa chọn đề tài khóa luận “ Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam”. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt nội dung: khóa luận tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến xây dựng chuỗi cung ứng và nghiên cứu kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới để đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn Việt Nam. Về không gian: phạm vi tìm hiểu là một số tập đoàn tiêu biểu về chuỗi cung ứng trên thế giới và 8 tập đoàn kinh tế Việt Nam. 2
  12. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đề xuất định hướng và giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam Để đạt được mục đích trên, khóa luận xác định các nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng - Phân tích chuỗi cung ứng và quy trình xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới - Phân tích tiềm năng xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn kinh tế Việt Nam - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tại các tâp đoàn kinh tế Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sẽ đươc thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển tập đoàn kinh tế; các lý thuyết, quan điểm hiện đại về chuỗi cung ứng. Khóa luận sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp trên tinh thần lý luận kết hợp thực tiễn. 5. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm trang, bảng, hình, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được chia làm ba chương: Chương I: Lý luận chung về chuỗi cung ứng. Chương II: Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với Việt Nam. Chương III: Thực trạng và đề xuất xây dựng chuỗi cung ứng cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam. 3
  13. CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 1. Giới thiệu chuỗi cung ứng 1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng Trong thời đại kinh doanh điện tử, việc doanh nghiệp chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường không đảm bảo chỗ đứng cho doanh nghiệp đó trên thị trường. Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh mới này, doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần quan tâm sâu sắc hơn đến dòng vận chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, cách thức đóng gói sản phẩm của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng cuối cùng thực sự yêu cầu. Để thực hiện những hoạt động đó, doanh nghiệp không có cách nào khác là xây dựng chuỗi cung ứng của riêng nó, thiết lập mối quan hệ, trao đổi thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp- nhà cung cấp, doanh nghiệp- khách hàng và thậm chí là giữa doanh nghiệp với khách hàng của khách hàng. Những công ty đứng đầu thị trường như Wal-mart hay Dell hiểu rằng chuỗi cung ứng là tài sản giá trị, là chiến lược khác biệt hóa giúp họ duy trì vị trí dẫn đầu trong cạnh tranh. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng. Chưa bao giờ mà vai trò của chuỗi cung ứng lại được nâng lên tầm chiến lược như hiện nay. Trên thế giới chuỗi cung ứng không ngừng phát triển cả về thực tiễn lẫn trên phương diện lý thuyết Xét về mặt cấu trúc, chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức tham gia vào các giai đoạn, các hoạt động khác nhau xuôi chiều chuỗi liên kết hoặc ngược chiều chuỗi liên kết đó, nhằm tạo ra giá trị cho sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu 4
  14. khách hàng1. Nói cách khác chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các tổ chức tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Theo nghĩa rộng, chuỗi cung ứng bao gồm hai hay nhiều hơn các doanh nghiệp riêng biệt được thành lập một cách hợp pháp, được liên kết với nhau bỏ dòng nguyên liệu, dòng thông tin và dòng tài chính. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Trong mỗi tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng lại bao gồm tất cả những chức năng liên quan đến việc nhận và hoàn thành đơn hàng. Các chức năng này gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, hoạt động marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. Ví dụ một chuỗi cung ứng, khi một khách hàng đi vào cửa hàng bán lẻ G7 của Trung Nguyên để mua bột giặt. Chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng và nhu cầu về bột giặt. Giai đoạn kế tiếp của chuỗicung ứng này là cửa hàng bán lẻ G7 mà khách hàng ghé đến. G7 lưu trữ tồn kho để phục vụ nhu cầu của khách hàng cho những sản phẩm G7 tự quản lý hoặc được cung cấp từ một nhà phân phối. Nhà phân phối nhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn như Unilever. Nhà máy sản xuất của Unilever nhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau mà chính những nhà cung cấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa. Ví dụ, nguyên liệu đóng gói bao bì đến từ công ty bao bì Thanh Tâm trong khi chính công ty này nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì cho từ các nhà cung cấp khác. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ chuỗi cung ứng áp dụng cho một tập đoàn với các công ty con đặt tại các quốc gia khác nhau. Việc kết hợp một cách hiệu quả các dòng nguyên liệu, thông tin và tài chính đối với các tập đoàn đa quốc gia là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng mặt khác quá trình ra quyết định tại các tập đoàn này lại dễ dàng hơn do các công ty con chịu sự quản lý của cùng một bộ máy quản lý cấp cao. Nếu xem xét chuỗi cung ứng dưới hình thức là tập hợp của các dòng lưu chuyển thì chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức hợp tác chặt chẽ với nhau để nâng cao dòng thông tin và dòng nguyên liệu giữa nhà cung cấp và khách hàng 1 Hartmut Stadtler, Christoph Kilger, Supply chain management and advanced planning, Springerscience-business media, 2000, 9 5
  15. tại mức chi phí thấp nhất với tốc độ nhanh nhất2. Mục tiêu then chốt của một chuỗi cung ứng là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Khách hàng là thành tố tiên quyết của mỗi chuỗi cung ứng. Hoạt động của chuỗi cung bắt đầu với một yêu cầu của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Việc sử dụng thuật ngữ “mạng lưới” cho thấy rằng các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung không chỉ là những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tương hỗ mà còn là những doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp cùng một sản phẩm, dịch vụ. Nhìn từ bên ngoài, chuỗi cung ứng là một thực thể thống nhất với một chiến lược phát triển riêng biệt. Dù có nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng khác nhau nhưng nhìn nhận một cách tổng quát nhất thì chuỗi cung ứng là một nhóm gồm ba hoặc hơn các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng. 1.2. Đặc điểm Các chuỗi cung ứng trên thế giới có cấu trúc rất đa dạng, mỗi chuỗi cung lại hướng tới cung cấp cho khách hàng những giá trị khác nhau nhưng tựu chung lại chúng vẫn chia sẻ những đặc trưng của một chuỗi cung điển hình. Nếu chúng ta tìm kiếm một đặc điểm cơ bản của một chuỗi cung thì đó là sự cân bằng giữa tính trách nhiệm và tính hiệu quả. Tính trách nhiệm là khả năng đáp ứng thực hiện các hoạt động như đảm bảo thời gian giao hàng ngắn, thiế kế sản phẩm có tính đổi mới cao, chất lượng dịch vụ cao… Tính trách nhiệm thường đi kèm với chi phí cao. Ví dụ, để đáp ứng được các đơn hàng với số lượng khác nhau, năng lực sản xuất phải được nâng cao, điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí. Việc tăng chi phí này dẫn đến khái niệm thứ hai về tính hiệu quả của chuỗi cung 2 Manish Govil, Jean Marie Proth, Supply chain design and management, Academic press, 2002, pp 7 6
  16. ứng. Tính hiệu quả là chi phí của việc sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Việc tăng chi phí sẽ làm giảm tính hiệu quả hay nói cách khác, mọi lựa chọn mang tính chiến lược để tăng tính trách nhiệm sẽ dẫn đến làm giảm tính hiệu quả của chuỗi cung ứng. Một đặc điểm khác của chuỗi cung ứng hiện nay là thành viên quyền lực nhất sẽ áp đặt chiến lược lên toàn chuỗi cung. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản xuất ô tô thường đặt điều kiện với các nhà cung cấp. Hay như IBM hay Dell lấn át các nhà cung cấp linh kiện cho họ. Ngoại trừ những thành viên có quyền lực trong chuỗi cung ứng, thật khó có thể chỉ ra một chuỗi cung ứng mà các thành viên của nó hợp tác với các điều khoản công bằng. Trong chuỗi cung ứng, sự vận động của các dòng vật chất và dòng thông tin cũng là một đặc điểm khác biệt. Dòng thông tin di chuyển ngược chiều chuỗi cung ứng trong khi dòng vật chất thì di chuyển xuôi chiều chuỗi cung. Thông tin được truyền từ phía khách hàng đến nhà bán lẻ, nhà sản xuất , công ty cung cấp dịch vụ vận tải, nhà cung cấp nguyên vật liệu. Đó là cách thức mà một hệ thống sản xuất vẫn hoạt động trong nhiều thập niên. Điều khác biệt trong chuỗi cung là việc thông tin được truyền đến các thành viên một đồng thời và nó cần thiết cho quá trình ra quyết định riêng của họ. 1.3. Phân loại Có rất nhiều tiêu chí để có thể phân loại chuỗi cung ứng nhưng có hai tiêu chí được coi là cơ bản và tiêu biểu nhất. Thứ nhất là dựa vào sự tính toán thời điểm thực hiện hoạt động có liên quan đến nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Thứ hai là dựa vào cấu trúc của chuỗi cung ứng. 1.3.1. Tiêu chí thứ nhất Căn cứ vào sự tính toán thời điểm thực hiện hoạt động liên quan đến nhu cầu của khách hàng cuối cùng, chuỗi cung ứng được chia thành ba loại là chuỗi cung ứng đẩy, chuỗi cung ứng kéo, và chuỗi cung ứng đẩy- kéo. a) Chuỗi cung ứng đẩy: Trong loại chuỗi cung ứng này, các quyết định liên quan đến sản xuất và phân phối đều dựa trên những dự báo trong dài hạn. Điển hình là các nhà sản xuất đơn thuần 7
  17. dựa vào đơn đặt hàng của các nhà bán lẻ để dự báo về nhu cầu của khách hàng. Do đó chuỗi cung ứng đẩy phải mất một khoảng thời gian dài để có thể phản ứng trước sự thay đổi của thị trường. Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng phổ biến trong chuỗi cung ứng đẩy. Đặc điểm của hiệu ứng này là sự biến động trong đơn hàng mà nhà sản xuất nhận được từ nhà bán lẻ và nhà kho thường lớn hơn so với biến động thực tế trong nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Điều này dẫn đến những dự báo sai lầm về nhu cầu thực tế về sản phẩm, kéo theo đó là kế hoạch sản xuất không chính xác, lượng hàng tồn kho sẽ tăng lên làm tăng chi phí và việc quản lý nguồn lực trở nên khó khăn. b) Chuỗi cung ứng kéo: Trong chuỗi cung ứng kéo, sản xuất và phân phối chịu sự chi phối của yếu tố cầu do đó chúng gắn liền với nhu cầu thực tế của khách hàng, ko phải là dựa vào dự báo như chuỗi cung ứng đẩy. Vì thế, trong chuỗi cung ứng kéo thuần túy, doanh nghiệp sẽ duy trì mức tồn kho là 0 và chỉ sản xuất khi có đơn hàng. Loại chuỗi cung này thực sự hấp dẫn các nhà sản xuất khi mà họ có thể giữ tồn kho ở mức 0, giảm chi phí tồn kho, giảm ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip, tạo điều kiện tăng mức độ dịch vụ. Nhưng trên thực tế việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng kéo là rất khó khăn do thời gian cần thiết để thực hiện đơn hàng quá dài khiến cho việc phản ứng với thông tin về nhu cầu của khách hàng bị cản trở. Lý do nằm ở chỗ chuỗi cung ứng kéo không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô nên việc sản xuất theo từng đợt gồm nhiều mặt hàng và việc phân phối sử dụng phương tiện hiệu quả là khó đạt tới. c) Chuỗi cung ứng kéo- đẩy: Trong chuỗi cung ứng kéo- đẩy, một số giai đoạn xây dựng theo chiến lược đẩy, thường là những giai đoạn đầu của chuỗi cung, những giai đoạn còn lại được phát triển theo chiến lược kéo. Trong chuỗi cung ứng kéo- đẩy, nhà sản xuất tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng (build to order). Điều đó có nghĩa là các linh kiện tồn kho được quản lý dựa trên kết quả dự báo nhưng sản phẩm lắp ráp cuối cùng được thực hiện tương ứng với số lượng đơn đặt hàng. Quá trình đẩy trong chuỗi cung ứng là phần thuộc về hoạt động của những nhà sản xuất linh kiện cung cấp cho việc lắp 8
  18. ráp; quá trình kéo bắt đầu từ hoạt động lắp ráp và dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng. Trên thực tế, nhu cầu đối với một loại linh kiện là tập hợp nhu cầu của nhiều sản phẩm hoàn chỉnh có sử dụng đến nó. Căn cứ vào nguyên tắc tổng hợp nhiều dự đoán sẽ chính xác hơn, sự không chắc chắn của cầu đối với linh kiện sẽ nhỏ hơn sự không chắc chắn của cầu đối với sản phẩm cuối cùng. Điều này đảm bảo sự giảm số lượng tồn kho an toàn. 1.3.1) Tiêu chí thứ hai Căn cứ theo cấu trúc, chuỗi cung cứng được chia ra làm bốn loại là chuỗi cung ứng sản xuất để dự trữ (Build-to-stock), chuỗi cung ứng định hình theo đơn hàng (Configure-to-order), chuỗi cung ứng sản xuất theo đơn hàng (Build-to-order), chuỗi cung ứng thiết kế theo đơn hàng (Engineer-to-order). a) Chuỗi cung ứng sản xuất để dự trữ ( BTS): Sản phẩm được sản xuất với lượng nguyên vật liệu tiêu chuẩn trước khi có đơn hàng của khách hàng. Chuỗi cung ứng BTS có thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng ngắn nhất. Khách hàng đặt hàng và được đáp ứng gần như ngay lập tức từ các giá hàng hay nhà kho thành phẩm của các cửa hàng bán lẻ. Bởi khách hàng đánh giá cao khả năng đáp ứng nhanh chóng nên các sản phẩm được khách hàng mua theo cảm hứng thường được cung cấp thông qua chuỗi cung ứng BTS. Nhưng đổi lại sự đáp ứng nhanh chóng, chuỗi cung ứng BTS mất tính chọn lọc. Khách hàng chỉ chọn được những gì có sẵn trên kệ hàng do nhà sản xuất cung cấp. Các phụ tùng, linh kiện quan trọng như linh kiện máy bay thường được cung cấp dưới chuỗi cung ứng loại này. Nhược điểm nữa của chuỗi cung ứng BTS là do sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu dựa vào dự đoán nên mọi sai sót trong dự đoán ở bất kỳ một khâu nào cũng ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Nếu như sản phẩm lâm vào tình trạng lỗi thời, hay bị lỗi, thì việc thu hồi lại với chi phí rất cao là điều bắt buộc. Khi đó nếu lượng tồn kho sản phẩm quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tất cả các thành viên, hơn nữa còn gây tốn kém chi phí tái sản xuất. Còn với trường hợp lượng dự trữ linh kiện quá thấp, thời gian thực hiện đơn hàng của toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ bị kéo dài. 9
  19. b) Chuỗi cung ứng định hình theo đơn hàng: Chuỗi cung ứng CTO sản xuất linh kiện trước theo quy trình đẩy nhưng thực hiện đơn hàng theo cách lắp ráp theo yêu cầu khách hàng. Như vậy lợi ích mang lại sẽ là nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhưng đổi lại họ sẽ phải hy sinh khả năng thực hiện đơn hàng ngay lập tức. Ví dụ như trong ngành sản xuất ô tô, nhà sản xuất và nhà phân phối đang trong giai đoạn hoàn thiện chuỗi cung ứng CTO. Mục tiêu là cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn về màu sắc cũng như sự kết hợp linh kiện. Nhưng khách hàng sẽ không thể lái xe về ngay sau khi đặt hàng, họ sẽ phải chờ để sản phẩm được sản xuất theo ý họ. Vấn đề mấu chốt trong chuỗi cung ứng CTO là thời gian chuỗi cung ứng đáp ứng đơn hàng, khả năng của nhà sản xuất giảm thời gian từ khâu lắp ráp đến khi giao sản phẩm cuối cùng. So với chuỗi cung ứng trước BTS, chuỗi cung ứng CTO xuất hiện sự trì hoãn, nhà sản xuất không bị ràng buộc bởi thành phẩm cho đến họ nhận được đơn hàng. Tổng lượng tồn kho sẽ giảm đáng kể do mức độ phong phú của linh kiện hay module thấp hơn so với sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản xuất sẽ chỉ cần dự đoán nhu cầu và lập kế hoạch ở mức độ linh kiện, giảm thiểu tính không chắc chắn so với dự đoán nhu cầu sản phẩm. c) Chuỗi cung ứng sản xuất theo đơn hàng ( Build-to-order): Trong chuỗi cung ứng BTO, yêu cầu của khách hàng được được quan tâm đến từ giai đoạn bắt đầu của quá trình sản xuất. Sản phẩm trong chuỗi cung ứng này được cá nhân hóa đến mức cao nhất. Yêu cầu lập kế hoạch trong BTO được thực hiện bởi cấu trúc hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu điển hình MRP. BTO cam kết cung cấp linh kiện riêng biệt đến từng đơn hàng, đôi khi ngược dòng rất xa dọc theo chuỗi cung ứng. Khi những yêu cầu được thiết lập, chuỗi cung ứng mới xác định số lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Khách hàng trong chuỗi BTO phải đợi toàn bộ thời gian để có thể nhận được sản phẩm từ khâu sản xuất linh kiện cho đến lắp ráp thành phẩm. Vì vậy, sản phẩm trong chuỗi BTO thường được sản xuất sau khi đã nhận được nhiều đơn đặt hàng để tránh sự biến động của tỷ lệ sản xuất và nhu cầu. Chuỗi cung ứng BTO mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và nhà phân phối nhờ vào lượng tồn kho thấp, giảm thiểu rủi ro. d) Chuỗi cung ứng thiết kế theo đơn hàng (ETO): 10
  20. Sản phẩm được sản xuất, lắp ráp với những linh kiện và thiết kế riêng biệt. Sản phẩm trong chuỗi cung ứng loại này mang tính cá biệt hóa cao và thường được dùng cho những nhu cầu cụ thể. Thời gian để thực hiện đơn hàng là tương đối lâu. Bên cạnh đó, hoạt động logistics và lập kế hoạch ngược dòng chuỗi cung ứng thường phức tạp do chúng chỉ gắn với một đơn hàng duy nhất. 1.4. Mục tiêu và tầm quan trọng Mục tiêu của chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Ví dụ, khách hàng khi mua máy tính từ công ty Dell phải trả 2.000 USD, đại diện cho doanh thu mà chuỗi cung ứng nhận được. Dell và các giai đoạn khác của chuỗi cung ứng phát sinh chi phí để thu thập thông tin, sản xuất bộ phận và sản phẩm, lưu trữ chúng, vận tải, dịch chuyển tài chính…Sự khác biệt giữa 2.000 USD mà khách hàng trả và tổng chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng trong việc sản xuất và phân phối máy vi tính đến khách hàng đại diện cho lợi nhuận của chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Một chuỗi cung ứng hiệu quả thực sự là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Chất lượng của chuỗi cung ứng ảnh hưởng lớn đến kết quả tài chính cũng như đến các lợi thế cạnh tranh khác của doanh nghiệp như chi phí, chất lượng, thời gian thực hiện đơn hàng, tính linh hoạt. Nhờ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2