intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

140
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam nhằm trình bày lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc. bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cảu Hàn Quốc đối với Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪACỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG Lớp : ANH 10 Khoá : K43C - KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : PGS,TS. NGUYỄN VĂN HỒNG HÀ NỘI - 06/2008
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............ 4 I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEs) ....................... 4 1. Khái niệm SMEs ............................................................................................ 4 2. Tiêu chuẩn về SMEs ...................................................................................... 4 2.1 Các tiêu chí xác định SMEs ...................................................................... 4 2.2 Những yếu tố tác động đến việc xác định tiêu chuẩn của SMEs .............. 6 2.2.1 Trước hết đó là sự thay đổi theo ngành nghề ....................................... 6 2.2.2 Tiêu chuẩn về SMEs phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước ........................................................................................ 6 2.2.3 Tiêu chuẩn xác định SMEs không cố định mà thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế .............................. 6 2.3. Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc và Việt Nam......................... 7 2.3.1 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc ........................................... 7 2.3.2 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Việt Nam: ........................................... 9 2.4.Cách xác định SMEs của một số quốc gia khác trên thế giới: ............... 11 2.4.1 Liên minh châu Âu (EU) .................................................................... 11 2.4.2 Khu vực ASEAN ................................................................................ 12 2.4.3 Mỹ ..................................................................................................... 13 2.4.4 Australia............................................................................................ 14 3. Đặc điểm của SMEs ..................................................................................... 15 3.1 Về những ưu thế của SMEs .................................................................... 15 3.1.1. SMEs khởi sự dễ dàng ...................................................................... 15 3.1.2 SMEs có tính linh hoạt cao ................................................................ 15 3.1.3 SMEs đặc biệt thích nghi với việc phát huy mọi tiềm năng của địa phương và cơ sở .......................................................................................... 16 3.1.4 SMEs có lợi thế về sử dụng lao động ................................................. 16 3.2. Về những hạn chế của SMEs ................................................................ 16 3.2.1 Thiếu nguồn lực để thực hiện những ý tưởng kinh doanh lớn ............. 16 3.2.2 SMEs không có được các lợi thế của kinh tế quy mô (economy of scale) ......................................................................................................... 17 3.2.3 Hạn chế về trình độ quản lý và tay nghề của người lao động ............. 17
  3. 3.2.4 Các SMEs do rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh .................................................................................................. 17 II.VAI TRÒ CỦA SMEs TRONG NỀN KINH TẾ ........................................... 18 1. SMEs đóng góp không nhỏ vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế ........... 18 2. SMEs giúp nền kinh tế phát triển năng động, linh hoạt và hiệu quả hơn 19 3. SMEs góp phần quan trọng vào việc mở mang và phát triển xuất khẩu .. 20 4. Đóng góp không nhỏ vào việc tạo lập sự phát triển cân đối và hoàn thiện cơ cấu kinh tế ................................................................................................... 21 5. Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.................................................................................................................... 22 6. Thúc đẩy phát triển công nghệ đồng thời góp phần đào tạo, phát triển tài năng kinh doanh......................................................................................... 22 7. SMEs là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết và hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn ..................................................... 23 III. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC SMEs.......................................................................................... 23 1. Tạo khung khổ pháp lý khuyến khích SMEs ............................................. 24 2. Đƣa ra các nhóm chính sách và biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy SMEs .......... 25 3. Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý Nhà nƣớc đối với SMEs 26 4. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội của SMEs .... 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA HÀN QUỐC ..................................................................................................................... 29 I. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC ........................................... 29 1. Đôi nét về các giai đoạn phát triển kinh tế ở Hàn Quốc ............................ 29 2. Kinh tế Hàn Quốc hôm nay và triển vọng phát triển trong tƣơng lai: ..... 30 II. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc .................................. 32 1. Tình hình phát triển SMEs ở Hàn Quốc .................................................... 32 1.1 Quá trình phát triển của SMEs .............................................................. 32 1.2 Sự hình thành và đóng cửa của SMEs ................................................... 35 1.3 Ngành nghề kinh doanh của các SMEs ................................................ 36 1.4 Tình trạng việc làm trong các SMEs ..................................................... 37 1.5 Tình hình kinh doanh của các SMEs ..................................................... 38 1.5.1 Tổng giá trị sản lượng của SMEs....................................................... 39 1.5.2 Giá trị gia tăng tạo ra bởi các SMEs ................................................ 39
  4. 1.5.3 Kim ngạch xuất khẩu của SMEs ........................................................ 40 1.5.4. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của SMEs ........................ 42 1.6 Tình hình tài chính của các SMEs ......................................................... 43 2. Chính sách phát triển SMEs của Hàn Quốc .............................................. 44 2.1 Hệ thống luật pháp cho hoạt động thúc đẩy SMEs ............................... 44 2.2 Hệ thống thể chế cho việc phát triển SMEs ............................................ 45 2.3 Các chính sách hỗ trợ và biện pháp thúc đẩy đối với SMEs................... 47 1.3.1 Chính sách khuyến khích khởi nghiệp và nâng cao tinh thần doanh nhân ........................................................................................................... 49 1.3.2 Chính sách hỗ trợ tài chính ............................................................... 50 1.3.3 Chính sách hỗ trợ về marketing ........................................................ 54 1.3.4 Chính sách hỗ trợ về công nghệ........................................................ 57 1.3.5 Chính sách hỗ trợ về nguồn nhân lực ................................................ 59 III. MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SMES CỦA HÀN QUỐC .................................................................................................................. 62 1. Những thành quả đạt đƣợc trong quá trình phát triển SMEs ở Hàn Quốc ................................................................................................................. 62 2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển SMEs ở Hàn Quốc65 CHƢƠNG III: BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM .... 67 I. NHỮNG NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM .......................................................................................................... 67 1. Về điều kiện tự nhiên, dân số ...................................................................... 67 1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 67 1.2 Dân số ..................................................................................................... 68 2. Về chính trị, văn hóa, xã hội ....................................................................... 68 2.1 Chính trị .................................................................................................. 68 2.2 Văn hóa ................................................................................................... 69 2.3 Xã hội ...................................................................................................... 70 3. Về kinh tế ..................................................................................................... 71 II. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM....... 72 1. Sơ lƣợc về tình hình phát triển của các SMEs Việt Nam .......................... 72 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các SMEs Việt Nam ........................ 74
  5. 2.1 Năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ lao động trong các SMEs Việt Nam ....................................................................................................... 74 2.2 Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ sản xuất của các SMEs ............... 76 2.3 Hiệu quả kinh doanh của các SMEs ...................................................... 78 2.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do các SMEs sản xuất .................. 79 III. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc và một vài đề xuất nhằm phát triển hơn nữa các SMEs ở Việt Nam........................................................................... 80 1. Khuyến khích gia tăng số lƣợng SMEs ....................................................... 81 1.1 Khơi dậy tinh thần kinh doanh của người Việt, đặc biệt là của giới trẻ Việt Nam. ...................................................................................................... 81 1.2 Đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh ............................................. 82 1.3 Đổi mới thể chế về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh ..... 83 2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các SMEs ............................................ 84 2.1 Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý ................................................. 84 2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................... 86 2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh ......................................................................... 87 2.4 Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ...................................... 89 2.5 Nâng cao trình độ công nghệ ................................................................. 90 2.6 Nâng cao năng lực tài chính .................................................................. 93 2.7 Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp ................................ 97 2.8 Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các SMEs với nhau và giữa SMEs với doanh nghiệp lớn ......................................................................... 98 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 101 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 103
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1.2 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc ................................................ 8 Bảng 1.3 Định nghĩa SMEs theo tổng doanh thu và số lao động ............................ 12 Bảng 1.4 Tiêu chuẩn về SMEs của Thái Lan theo số lao động thường xuyên và tổng giá trị tài sản cố định. ............................................................................... 13 Bảng 1.5 Đóng góp của SMEs vào nền kinh tế các nước 2005............................... 19 Bảng 2.1. Bảng xếp hạng các nền kinh tế theo GDP 2004 & 2020 ......................... 32 Bảng 2.2. Số lượng SMEs do phụ nữ làm chủ........................................................ 34 Bảng 2.3. Số lượng khởi nghiệp và đóng cửa của SMEs Hàn Quốc ....................... 36 Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp của SMEs vào sự thay đổi ........... 38 số lượng công ăn việc làm trong cả nước ............................................................... 38 Bảng 2.8 Tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng của SMEs .................................... 39 trong ngành sản suất .............................................................................................. 39 Bảng 2.10 Một vài chỉ số tài chính của SMEs trong giai đoạn 2002-2006 .............. 44 Bảng 3.6 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của SMEs năm 2006 ............................... 79 PHỤ LỤC Bảng 1.1 Tiêu chuẩn xác định SMEs ở Đài Loan qua các thời kỳ ........................ 103 Bảng 2.4 Số lượng SMEs phân loại theo ngành nghề ........................................... 104 Bảng 2.6. Số lượng và tỷ trọng lao động trong các SMEs .................................... 105 Bảng 2.7. Số lượng và tỷ lệ lao động làm việc tại ................................................ 105 các loại hình doanh nghiệp .................................................................................. 105 Bảng 2.9. Giá trị gia tăng của các SMEs trong ngành sản xuất............................ 106 Bảng 2.11. Lãi suất cho vay đối với các SMEs trong các năm 1999-2005 ............ 106 Bảng 2.12. Phí bảo lãnh của KCGF đối với các SMEs ......................................... 106 Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ........................................ 107 trong các năm từ 2000-2007 ................................................................................ 107 Bảng 3.2. Chỉ số xếp hạng về trình độ công nghệ của VN ................................... 107 Bảng 3.3. Tỷ trọng các SMEs thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) ............ 108 Bảng 3.4 Chi phí R&D phân theo ngành và theo loại hình doanh nghiệp (% của tổng doanh thu thuần).................................................................................... 109 Bảng 3.5 Chi phí thực hiện đổi mới công nghệ phân theo ngành và theo loại hình doanh nghiệp (% của tổng doanh thu thuần) ........................................................ 109 Hình 1.1 Tỷ lệ khởi nghiệp và phá sản của các SMEs Nhật ................................... 18 Hình 1.2 Số lượng SMEs trong nền kinh tế Đài Loan 2003-2006 .......................... 20 Hình 2.1 Số lượng SMEs trong giai đoạn 2001-2006 ............................................. 34 Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của SMEs Hàn Quốc 2003-2006 ........................... 41 Hình 3.1 Độ tuổi của chủ doanh nghiệp (tính theo %)............................................ 75
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐKKD Đăng ký kinh doanh HDI Công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất IAA Ủy ban tiến bộ công nghiệp KCGF Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc KOTRA Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc KOTEC Quỹ Bảo lãnh tín dụng công nghệ KTA Hiệp hội các nhà kinh doanh Hàn Quốc KTC Công ty thương mại Hàn Quốc MTI Bộ Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc NITI Trung tâm kỹ thuật công nghiệp quốc gia Hàn Quốc PTTH Phổ thông trung học RITIs Trung tâm kỹ thuật công nghiệp địa phương Hàn Quốc R&D Nghiên cứu và phát triển SBA Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ SMBA Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMIPC Liên đoàn thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lượng lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích luỹ nhỏ vì vậy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở nước ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Nhận thức sâu sắc về vai trò và vị trí của SMEs, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp này như: hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ về tiếp cận thị trường, công nghệ, hỗ trợ về nhân lực và quản lý doanh nghiệp... Chính nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn đó, SMEs Việt Nam đã được hoạt động trong một môi trường khá thuận lợi và bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa tương xứng với vị trí và vai trò của SMEs. Phần lớn các SMEs còn non trẻ, năng lực còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như ngày nay, bên cạnh những cơ hội mới mà tự do hóa thương mại đem lại, SMEs Việt Nam còn đang gặp không ít những trở ngại và khó khăn. Tất cả những nhân tố này đòi hỏi chúng ta, cả phía doanh nghiệp và Nhà nước cần cùng nhau nỗ lực hơn nữa để không ngừng gia tăng số lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các SMEs. Là một nước công nghiệp mới, Hàn Quốc tuy không phải là một nền kinh tế lấy SMEs làm lực lượng “đầu tàu” mà chủ yếu phát triển dựa trên nền công nghiệp đại quy mô với những tập đoàn kinh tế lớn (chaebols) nhưng không phải vì thế mà khu vực SMEs ở quốc gia này kém phát triển. Ngược lại, có thể nói quá trình hình thành và phát triển của SMEs Hàn Quốc đã và đang diễn ra rất thành công. SMEs đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế của Đại hàn dân quốc. Có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội, quá trình hình thành và phát triển SMEs của Hàn Quốc chắc chắn đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với công cuộc phát triển SMEs ở Việt Nam. 1
  9. Xuất phát từ ý nghĩa đó, người viết chọn đề tài “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và bài học rút ra cho Việt Nam” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình với hi vọng cùng các công trình nghiên cứu chung góp phần xây dựng các giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của SMEs trong nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận Trên cơ sở tìm hiểu những cơ sở lý luận về SMEs và về thực trạng phát triển SMEs của Hàn Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm phát triển hơn nữa khu vực SMEs của đất nước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận: - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình phát triển SMEs của Hàn Quốc, những chính sách mà Chính phủ nước này áp dụng đối với SMEs và thực trạng phát triển của các SMEs Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng phát triển SMEs Hàn Quốc từ giữa thập niên 70 đến nay và sơ lược về thực trạng phát triển SMEs của Việt Nam trong những năm gần đây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của khoá luận: Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử làm cơ sở nghiên cứu, đồng thời áp dụng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp số liệu tại bàn. - Phương pháp đối chiếu so sánh. - Phương pháp diễn giải, quy nạp. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. 5. Kết cấu của khoá luận: Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 3 chương như sau: Chương I. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương II. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc Chương III. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc đối với Việt Nam 2
  10. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cán bộ công tác tại Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM); Thư viện trường đại học Ngoại Thương và đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, người đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Do những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và sự góp ý từ phía bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Quỳnh Trang A10- K43C- Khoa KT&KDQT 3
  11. CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEs) 1. Khái niệm SMEs Nhiều năm trở lại đây, các cụm từ như “SMEs”, “doanh nghiệp vừa và nhỏ” hay “doanh nghiệp nhỏ và vừa” đều đã trở nên khá phổ biến và quen thuộc. Đây chính là những thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình doanh nghiệp nhỏ về quy mô nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong các nền kinh tế. Việc tìm hiểu khái niệm về loại hình doanh nghiệp này, tự thân nó đã vốn cần thiết, lại càng trở nên quan trọng hơn do có những điểm không giống nhau về khái niệm SMEs giữa các nước. Khác nhau cơ bản chính là việc mỗi quốc gia lại có những tiêu chuẩn xác định, xếp loại và đánh giá quy mô doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên, dù có những khác biệt nhất định, khái niệm về SMEs ở các nước đều có một nội dung thống nhất như sau: SMEs là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. 2. Tiêu chuẩn về SMEs Câu hỏi quan trọng cần đặt ra khi nghiên cứu chủ đề này là một câu hỏi về tiêu chuẩn. Bởi lẽ, chỉ có nắm rõ tiêu chuẩn SMEs của từng nước thì mới hiểu và phân tích được kết quả hoạt động của các SMEs cũng như theo dõi được tình hình, đánh giá được chất lượng hoạch định và hiệu quả thực hiện chính sách đối với SMEs của từng quốc gia đó. 2.1 Các tiêu chí xác định SMEs Nhìn chung trên thế giới, việc xác định một doanh nghiệp là SME chủ yếu căn cứ vào các tiêu chí như: - Tổng vốn (hoặc tổng giá trị tài sản) - Số lượng lao động - Doanh thu 4
  12. - Lợi nhuận kinh nghiệm phát triển - Giá trị gia tăng Đây là các tiêu chí mang tính định lượng, phản ánh quy mô đầu vào và hiệu quả hoạt động (hay đầu ra) của doanh nghiệp. Mỗi tiêu chí có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và định hướng phát triển cụ thể mà một nước sẽ lựa chọn một hoặc kết hợp đồng thời hai hay nhiều tiêu chí với nhau để phân loại doanh nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy, khá nhiều nước coi tiêu chí về số lao động và tổng vốn (hay tổng giá trị tài sản) là quan trọng hơn cả. Số lao động có thể là số lao động trung bình hàng năm trong danh sách hoặc số lao động thực tế của doanh nghiệp. Vốn (hoặc tài sản) có thể chỉ bao gồm số vốn (giá trị tài sản) cố định hoặc cũng có thể bao gồm tổng vốn (tổng giá trị tài sản) thực tế mà doanh nghiệp đưa vào kinh doanh. Các nước sẽ đưa ra những giới hạn nhất định cho những tiêu chí này. Rồi theo đó, các doanh nghiệp có quy mô nằm trong hạn mức đưa ra sẽ được xếp vào khu vực các SMEs. Như ở Thái Lan, người ta chỉ sử dụng tiêu chí về vốn để phân loại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sản xuất có số vốn nhỏ hơn 200 triệu Baht sẽ được coi là SMEs. Trong khi đó, một số quốc gia như EU và Nhật Bản lại kết hợp cả hai tiêu chí: số lao động và số vốn (Nhật Bản) hay số lao động và doanh thu (EU) để phân loại. Kết quả là, chỉ những doanh nghiệp thoả mãn đồng thời hai tiêu chí trên mới được xem là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài những tiêu chí mang tính định lượng kể trên, một vài quốc gia còn sử dụng nhóm tiêu chí mang tính định tính, được xác định dựa trên các đặc trưng cơ bản của SMEs như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý chưa cao... Lấy ví dụ như ở Mỹ, bên cạnh tiêu chí về số lao động sử dụng thường xuyên, người ta còn quan tâm đến mức độ độc lập trong kinh doanh của doanh nghiệp đối với các hãng và tập đoàn lớn. Chỉ những doanh nghiệp độc lập có quy mô nhỏ và vừa mới là SMEs còn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nhưng là thành viên của các công ty lớn thì cũng không được xếp vào khu vực SMEs và như vậy sẽ không được hưởng những chính sách hỗ trợ mà Nhà nước dành riêng cho loại hình doanh nghiệp này. Nhóm tiêu chí định tính có ưu điểm là phản ánh đúng bản chất của vấn đề 5
  13. nhưng thường khó xác định trên thực tế. Vì vậy chúng thường chỉ được sử dụng làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng còn ít được sử dụng để phân loại trên thực tế. 2.2 Những yếu tố tác động đến việc xác định tiêu chuẩn của SMEs Tiêu chuẩn xác định SMEs là không cố định và chẳng những khác nhau giữa các nước mà còn thay đổi ngay trong một quốc gia, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 2.2.1 Trước hết đó là sự thay đổi theo ngành nghề Đa phần các nước có sự phân biệt về tiêu chuẩn SMEs giữa các ngành, nghề, lĩnh vực, thể hiện ở giới hạn qui mô các tiêu thức về vốn, lao động và doanh thu... Tuy nhiên vẫn có một số nước dùng chung một tiêu chuẩn cho tất cả các ngành. Như ở Mỹ và Newzealand, SMEs thuộc mọi ngành, nghề đều được xác định dựa trên một tiêu chuẩn chung về số lao động. Cụ thể là, ở Newzealand, tất cả các doanh nghiệp có từ 1-50 lao động và ở Mỹ là từ 1-500 lao động đều được coi là SMEs. Trong khi đó, ở Nhật Bản SMEs trong ngành chế tạo có từ 1-300 lao động và số vốn kinh doanh không vượt quá 300 triệu Yên, còn các SMEs trong ngành thương mại dịch vụ có số lao động ít hơn, không vượt quá 100 người và số vốn kinh doanh cũng nhỏ hơn, không vượt quá 100 triệu Yên. 2.2.2 Tiêu chuẩn về SMEs phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước Thông thường các nước có trình độ phát triển cao sẽ có giới hạn quy mô chỉ tiêu lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp. Điều này có nghĩa là mặc dù cùng sử dụng tiêu thức phân loại là số lao động, số vốn hoặc doanh thu, nhưng ở các nước có trình độ phát triển cao, giới hạn cụ thể (bao nhiêu lao động? bao nhiêu vốn? bao nhiêu doanh thu?) của các tiêu thức này lại thường lớn hơn ở các nước có trình độ phát triển thấp. Chẳng hạn ở Mỹ, Australia và Canada, SMEs là các doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người. Trong khi đó, ở Philippin và Indonesia, các SMEs chỉ có không quá 200 nhân công, nếu có số lao động lớn hơn mức này, doanh nghiệp sẽ được xem là doanh nghiệp lớn. 2.2.3 Tiêu chuẩn xác định SMEs không cố định mà thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và định hướng phát triển kinh tế của từng thời kỳ mà các nước sẽ tiến hành xem xét lại, điều chỉnh và đưa ra các tiêu chuẩn về 6
  14. SMEs sao cho phù hợp. Điều này có thể thấy rõ ở Đài Loan, nơi mà trong vòng chưa đầy 40 năm đã có 8 lần thay đổi quy mô giới hạn và các tiêu thức xác định SMEs (Bảng 1.1, xem phụ lục). Như vậy có thể khái quát lại: - Trong từng nước, từng ngành nghề, từng thời kỳ, tiêu chuẩn về SMEs là rõ ràng và có tính định lượng. - Giữa các nước, các ngành nghề và các thời kỳ khác nhau, tiêu chuẩn về SMEs là tương đối, nghĩa là có một số nét chung nhất định, song bên cạnh đó vẫn có những nét riêng, khác nhau và có thể thay đổi. Cũng cần nói thêm rằng, ở hầu hết các nước, người ta hay nói gộp chung doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp vừa thành doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì các nước thường có những chính sách chung áp dụng cho cả hai loại doanh nghiệp này. 2.3. Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc và Việt Nam 2.3.1 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc Bộ luật cơ bản về SMEs của Hàn Quốc (1966) đưa ra khái niệm chung về SMEs như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là một doanh nghiệp sử dụng dưới 300 nhân công hoặc có tổng vốn góp không quá 8 tỉ Won. Trên cơ sở đó, người ta đưa ra những tiêu chuẩn riêng cho từng ngành, nghề, lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: - Trong ngành sản xuất công nghiệp, SMEs là những doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người hoặc tổng vốn không quá 8 tỉ Won. - Trong ngành khai thác, xây dựng và vận tải: con số này là dưới 300 lao động hoặc tổng vốn không quá 3 tỉ Won. - Trong ngành ngư nghiệp, y tế và sản xuất phim, SMEs có số nhân công ít hơn 200 người hoặc doanh thu hàng năm đạt không quá 20 tỉ Won. - Trong ngành nông, lâm nghiệp: doanh nghiệp có số nhân công dưới 50 người hoặc doanh thu đạt được dưới 5 tỉ Won sẽ được coi là SMEs. - Trong ngành dịch vụ các con số tương ứng là: + dưới 300 nhân công hoặc có doanh thu dưới 25 tỉ Won đối với ngành viễn 7
  15. thông, xử lý thông tin và truyền hình; + dưới 200 nhân công hoặc dưới 20 tỉ Won doanh thu đối với những dịch vụ liên quan đến khoa học- công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp, bán hàng "door to door" hay dịch vụ cung cấp ga, nước..., + dưới 300 nhân công hoặc dưới 3 tỉ Won doanh thu đối với dịch vụ bán lẻ và kinh doanh khách sạn. + Đối với dịch vụ bán buôn con số này là dưới 100 lao động và doanh thu không quá 10 tỉ Won (Bảng 1.2) Bảng 1.2 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc Doanh Doanh Lĩnh vực SMEs nghiệp nghiệp cực nhỏ nhỏ Số lao động Số vốn/ Tổng Số lao động (người) (người) doanh thu* Sản xuất < 300 =< 8 tỷ < 50 < 10 Khai thác, xây dựng và vận tải < 300 =< 3 tỷ < 50 < 10 Ngư nghiệp, dịch vụ y tế, cung cấp giống cây trồng, < 200 =< 20 tỷ * < 10 < 10 cung cấp ga, điện, nước Nông, lâm nghiệp < 50 =< 5 tỷ * - - Ngành dịch vụ: + Bán lẻ, viễn thông, xử lý < 300 =< 30 tỷ * < 10 < 5 thông tin, truyền hình, kinh doanh chung cư, khách sạn + Các dịch vụ liên quan đến khoa học công nghệ, hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ bán hàng < 200 =< 20 tỷ *
  16. * Quy định về điều kiện loại trừ: Bên cạnh việc đưa ra khái niệm SMEs dựa trên các tiêu chí về số lao động, tổng vốn hay tổng giá trị tài sản, Hàn Quốc còn quy định một cách cụ thể các điều kiện loại trừ. Theo đó, mặc dù doanh nghiệp có quy mô thỏa mãn một trong các tiêu chí đưa ra nhưng nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây thì cũng không được xem là SMEs: - Doanh nghiệp có số lao động thường xuyên vượt quá 1000 người. - Doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản lớn hơn 500 tỷ Won. (Ví dụ như nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử không cần nhiều lao động nhưng lại có tổng giá trị tài sản rất lớn nên không thể xếp vào khu vực các SMEs) - Doanh nghiệp có trên 30% cổ phần được sở hữu bởi một doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản lớn hơn 500 tỷ Won). Quy định này nhằm xác định mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các hãng và các tập đoàn lớn. 1 Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, trong các ngành tập trung nhiều lao động, SMEs có thể có tới trên dưới 1.000 lao động. Lấy ví dụ: - Trong ngành sản xuất linh kiện ô tô, linh kiện điện tử: số nhân công có thể lên tới 1.000 người. - Trong ngành khai khoáng, may, sản xuất săm lốp, đúc, sản xuất xe đạp, kính đeo, đồ chơi: tới 700 người. - Ngành đồ hộp, dệt, nhựa, in, cao su, thuỷ tinh, bóng đèn, đồng hồ đeo tay, nhạc cụ: số lao động có thể đạt 500 người. 2.3.2 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Việt Nam: Mặc dù khái niệm SMEs đã được biết đến trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX và khu vực SMEs đã được các nước quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm SMEs mới được biết đến từ những năm 1990 đến nay. Trước năm 1998, chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định tiêu chuẩn cụ thể về SMEs. Do yêu cầu của thực tiễn, nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ hoạt động của tổ chức mình, một số cơ quan và một số nhà nghiên cứu 1 Bộ Tài chính Hàn Quốc 9
  17. đã tự đưa ra một vài tiêu chí xác định SMEs. Tuy nhiên, vì mục tiêu và đối tượng của các tổ chức là khác nhau nên các tiêu chí đưa ra là không thống nhất. - Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn SMEs là những doanh nghiệp tồn tại dưới bất kỳ hình thức sở hữu nào, có tổng giá trị tài sản nhỏ hơn 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, doanh thu hàng năm không vượt quá 20 tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 500 người. - Liên Bộ Tài chính và Lao động thương binh xã hội lại quy định SME là doanh nghiệp có vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng, doanh thu hàng năm không quá 10 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 100 người. - Tổ chức UNIDO tại Việt Nam quy định cụ thể: doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động, tổng vốn và doanh thu dưới 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 51 đến 200 người, tổng vốn và doanh thu nằm trong hạn mức từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng. - Còn theo quỹ phát triển Nông thôn (Ngân hàng Nhà nước), SMEs là những doanh nghiệp có số lao động không quá 500 người và có số vốn dưới 2 tỷ đồng. - Quỹ phát triển SMEs (chương trình do SMEDF-VN-EU phối hợp thực hiện) quy định những doanh nghiệp có từ 10 đến 500 lao động và vốn pháp định từ 50.000 USD đến 300.000 USD sẽ được tài trợ bởi chương trình này. Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có Công văn số 681/CP-KCN về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển SMEs, trong đó nêu rõ: "Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định SMEs ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm không quá 200 người". Công văn cũng chỉ rõ doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người (đối với các doanh nghiệp công nghiệp), dưới 30 người (đối với các doanh nghiệp thương mại- dịch vụ) và có tổng vốn không lớn hơn 1 tỷ đồng, còn các doanh nghiệp vừa sẽ bao gồm các doanh nghiệp có số lao động từ 31 đến 200 người và có số vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng. Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển SMEs, đây là khung khổ pháp lý đầu tiên về khuyến khích phát triển 10
  18. SMEs ở nước ta. Theo đó, " Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người." Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí trên là linh hoạt, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của từng ngành, từng địa phương. Theo Nghị định này, đối tượng được xác định là SMEs bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nước; các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật Hợp tác xã; các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 109/2004/NND-CP về đăng ký kinh doanh. Như vậy, sau một thời gian dài, định nghĩa về SMEs ở Việt Nam đã được đưa ra một cách chính thức. Điều này thực sự có ý nghĩa, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả việc ban hành, thực hiện các chính sách hỗ trợ SMEs của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức quốc tế. 2.4.Cách xác định SMEs của một số quốc gia khác trên thế giới: Như đã phân tích ở trên, tiêu chuẩn xác định SMEs của các quốc gia là không giống nhau. Nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện, trình độ, định hướng và mục tiêu phát triển của từng nước. Dựa vào đây, mỗi quốc gia sẽ cân nhắc và quyết định đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp nhất cho các SMEs của mình. 2.4.1 Liên minh châu Âu (EU) Liên minh châu Âu là khu vực phát triển rất mạnh các SMEs (80% số doanh nghiệp của EU có số lao động dưới 100 người). Tiêu chí xác định SMEs ở EU căn cứ vào 3 yếu tố chính là: số lao động sử dụng thường xuyên, doanh số và tổng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, SMEs là doanh nghiệp có số lao động dưới 250 người, tổng vốn không quá 27 triệu ECU, hoặc doanh số không vượt quá 40.000 ECU/năm. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thoả mãn một tiêu chuẩn nữa là phải có cổ phần không quá 25% ở một xí nghiệp lớn.2 2 OECD (2002), Small and Medium Enterprises Outlook 11
  19. 2.4.2 Khu vực ASEAN Tại các nước ASEAN như Singapore, Malaixia, Indonexia, Thái Lan, Philipin, khái niệm về SMEs nhìn chung được xác định dựa vào 3 tiêu chí cơ bản là số lượng lao động sử dụng, tổng vốn đầu tư hoặc tổng doanh thu hàng năm. - Singapore quan niệm SMEs là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu USD. - Với Malaixia, định nghĩa SMEs được đưa ra dựa trên hai tiêu chí về tổng doanh thu và số lao động chính thức (làm toàn thời gian) (Bảng 1.3) Bảng 1.3 Định nghĩa SMEs theo tổng doanh thu và số lao động Lĩnh vực Sản xuất và các dịch vụ liên Dịch vụ Loại hình quan đến sản xuất -Tổng doanh thu dưới 250.000 - Tổng doanh thu dưới 200.000 Doanh nghiệp cực RM hoặc RM hoặc nhỏ - Số lao động dưới 5 người - Số lao động dưới 5 người - Tổng doanh thu từ 250.000 - Tổng doanh thu từ 200.000 Doanh nghiệp nhỏ đến 10 triệu RM hoặc đến 1 triệu RM hoặc - Số lao động từ 5 đến 50 người - Số lao động từ 5 đến 19 người - Tổng doanh thu 10 triệu đến - Tổng doanh thu từ 1 triệu đến Doanh nghiệp vừa 25 triệu RM hoặc 5 triệu RM hoặc - Số lao động từ 51 đến 150 người - Số lao động từ 20 đến 50 người Nguồn: SMIDEC, Malaysia, 2006 - Thái Lan không có định nghĩa chính thức về SMEs. Các cơ quan chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chí khác nhau như doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định nghĩa SMEs. Ngày 22/12/1998, Chính phủ Thái Lan đã thông qua định nghĩa SMEs dựa trên tiêu chí về giá trị tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, trong các ngành sản xuất và dịch vụ, doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản nhỏ hơn 200 triệu Bath được coi là doanh nghiệp vừa, dưới 50 triệu Bath là doanh nghiệp nhỏ. Trong bán buôn, các con số tương ứng là dưới 100 triệu Bath và dưới 50 triệu Bath. Còn 12
  20. trong bán lẻ, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản nhỏ hơn 60 triệu Bath, doanh nghiệp nhỏ là dưới 30 triệu Bath. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa phải là định nghĩa chính thức và chưa được thể chế hoá trong một văn bản pháp lý có giá trị chung. Cho đến giữa năm 2000, các cơ quan chính phủ khác nhau vẫn ban hành và sử dụng những định nghĩa khác nhau về SMEs. Bảng dưới đây cho thấy, theo quy tắc đưa ra ngày 11/12/2002 của Bộ Công nghiệp Thái Lan thì SMEs lại được định nghĩa dựa trên các tiêu chí về số lao động thường xuyên hoặc tổng giá trị tài sản cố định. Bảng 1.4 Tiêu chuẩn về SMEs của Thái Lan theo số lao động thƣờng xuyên và tổng giá trị tài sản cố định. Số lao động thường xuyên Tổng giá trị tài sản cố định (người) (triệu Bath) Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ vừa nhỏ vừa Sản xuất =< 50 51- 200 =< 50 > 50-200 Dịch vụ =< 50 51- 200 =< 50 > 50-200 Thương mại - Bán buôn =< 25 26- 50 =50- 100 - Bán lẻ =30- 60 Nguồn: Hồ sơ SMEs của các nước thành viên APEC, 2006 - Đối với Philipin thì SMEs được phân loại một cách chi tiết hơn thành các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ thường là các hộ gia đình. Cụ thể, trong ngành sản xuất: Doanh nghiệp lớn: có số vốn trên 60 triệu Peso Doanh nghiệp vừa: có số vốn từ 15 triệu- 60 triệu Peso Doanh nghiệp nhỏ: có vốn từ 1,5 triệu đến 15 triệu Peso 2.4.3 Mỹ Người Mỹ ít khi sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp nhỏ và vừa” (small and medium enterprises). Thay vào đó, trong hầu hết các văn bản pháp lý cũng như các tài liệu nghiên cứu, họ thường sử dụng thuật ngữ “kinh doanh nhỏ” 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2